- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của
29. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
- Đây là nguyên tắc trung tâm của các nguyên tắc cơ bản Luật Quốc tế. Trong quan hệ quốc tế nếu 1 chủ thể của Luật Quốc tế có hành vi đe doạ hoặc sử dụng vũ lực trái PLuật Quốc tế sẽ bị coi là xâm phạm tất cả các nguyên tắc còn lại của hệ thống các nguyên tắc cơ bản.
- Trước CMT10 Nga, nếu các quốc gia đã sử dụng các biện pháp hoà bình mà không giải quyết được các tranh chấp quốc tế thì các quốc gia có quyền sử dụng chiến tranh như là biện pháp cuối cùng.
- Ngày 27/8/1928 Bộ trưởng bộ ngoại giao CH Pháp (Briand) & Bộ trưởng bộ ngoại giao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Kellog) đã ký “hiệp ước về khước từ chiến tranh với tính cách là công cụ của chính sách nhà nước” khẳng định “ các bên tham gia hiệp ước có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình”.
- Nguyên tắc này được quy định tại k4 đ 2 Hiến chương LHQ& Tuyên bố 24/10/1970. - Thuật ngữ “ force- vũ lực sức mạnh” được quy định trong nguyên tắc này gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Theo nghĩa hẹp: các quốc gia sử dụng sức mạnh vũ trang để chống 1 quốc gia độc lập có chủ quyền, quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang để gây sức ép, đe doạ quốc gia khác nhằm đạt được mục đích chính trị của mình.
- Theo nghĩa rộng: “ vũ lực “ được hiểu là tất cả những biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự mà quốc gia này sử dụng để chống lại quốc gia khác trong quan hệ quốc tế.
- Hành vi sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất luật pháp quốc tế.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác kể cả giới tuyến ngừng bắn.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại nền độc lập chính trị của quốc gia khác.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. + Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia khác.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình.
+ Cấm khuyến khích, tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào các cuộc nội chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác.
+ Cấm tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại lãnh thổ quốc gia khác.
+ Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược. * Hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
- Xâm lược là 1 hành động quân sự đe doạ trực tiếp đến quyền tự do, tự chủ của 1 quốc gia hay 1 vùng lãnh thổ. Hành vi phát động chiến tranh xâm lược quốc gia khác là 1 trong những hành vi vi phạm PLuật Quốc tế nghiêm trọng nhất, cá nhân phát động chiến tranh xâm lược được coi là phạm tội ác quốc tế& phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân. Bao gồm các hình thức xâm lược:
+ Xâm lược trực tiếp: là hành vi sử dụng lực lượng vũ trang tấn công xâm lược quốc gia khác.
+ Xâm lược gián tiếp: thông qua các tổ chức khác để xâm lược quốc gia thứ 3 bằng các hành vi như xúi giục, giúp đỡ các quốc gia đi xâm lược để thực hiện mưu đồ chính trị của mình, khuyến khích các hoạt động phá hoại khủng bố các quốc gia khác; cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại quốc gia thứ 3; kích động, gây nội chiến ở quốc gia khác, kích động lật đổ chính quyền ở quốc gia khác.
+ Xâm lược kinh tế: là hành vi gây sức ép đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế yếu hơn để nước này phụ thuộc vào mình về chính trị, kinh tế.
+ Xâm lược tư tưởng: 1 quốc gia thực hiện những hành động gây hoang mang, lo sợ, thù hằn, kỳ thị dân tộc trong quần chu1nh nhân dân nhu tuyên truyền chiến tranh, ca ngợi vũ khí giết n gười hàng loạt, kích động tư tưởng thù hằn dân tộc…
* Hành vi đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
- Đe doạ sử dụng vũ lực được hiếu là hành vi mà chủ thể Luật Quốc tế sử dụng hàm chứa nguy cơ, mầm mống dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Bao gồm các hành vi:
+ Tập trận ở biên giới giáp quốc gia khác.
+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia khác. + Gửi tối hậu thư đe doạ quốc gia khác.
* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (quyền tự vệ chính đáng):
- Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hoà bình& an ninh quốc tế đã được HĐBALHQ áp dụng các biện pháp phi vũ trang nhưng HĐBA nhận thấy những biện pháp này là “ không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình& an ninh quốc tế. Nhu74nh hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả& những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” (đ 42 Hiến chương LHQ).
- Khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá nhân hay tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hoà bình& an ninh quốc tế nhưng phải “báo ngay cho HĐBA & không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn& trách nhiệm của HĐBA, chiểu theon hiến chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và anh ninh quốc tế” (đ 51 Hiến chương LHQ)