Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 39 - 40)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

32.Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau:

- Nguyên tắc này đã được thiết lập từ thời kỳ đầu xuất hiện Nhà nước ở các khu vực địa lý khác nhau nhưng chỉ dừng lại ở các lĩnh vực cơ bản như phân định lãnh thổ, biên giới, hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề về chiến tranh, hoà bình, ngoại giao, lãnh sự.

- Sau chiến tranh TG2 nguyên tắc này đã trở thành 1 nguyên tắc quan trọng của Luật Quốc tế hiện đại, đượ ghi nhận lần đầu tiên tại k3 đ 1 hiến chương LHQ& được xác nhận chính thức trong tuyên bố 24/10/1970.

- Theo Hiến chương LHQ các quốc gia có nghĩa vụ hợp “tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, XH, văn hoá& nhân đạo trên phạm vi quốc tế” cũng như “ duy trì hoà bình& an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháptập thể có hiệu quả” - Nội dung của nguyên tắc:

+ Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình& an ninh quốc tế.

+ các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung& tuân thủ quyền con nguời& các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thứcphân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.

+ Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, KHKT, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.

+ Các quốc gia thành viên LHQ phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác ới LHQ theo quy định của Hiến chương.

+ Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, KHCN nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế trên tòan thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 39 - 40)