- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của
28. Nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia:
Là cơ sở để trật tự thế giới phát triển ổn định, hội nhập, tiến bộ.
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự thế giới chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn bảo đảm.
- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ là bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia văn minh. Sau CMT10 Nga, quannie65m về chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia mới có sự thay đổi: NN Xô viết đã thừa nhận tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt lớn bé, giàu nghèo, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đều là chủ thể của Luật Quốc tế, đều bình đẳng về chủ quyền. Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên, làm nền tảng cho hoạt động của LHQ.
- Nguyên tắc này được quy định tại k1 đ 2 Hiến chương LHQ & Tuyên bố 24/10/1970 của LHQ.
- Chủ quyền là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia, gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình& quyền độc lập cảu quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bê ngoài, thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá,XH nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.
- Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của 1 quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đống quốc tế.
- Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế được hiểu theo nghĩa tương đối. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách chủ thể.
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau: + Mọi quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý.
+ Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác.
+ Mọi quốc gia đều có quyền toàn vẹn lãnh thổ& quyền độc lập về chính trị cuả quốc gia là bất khả xâm phạm.
+ Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn& phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xh của mình.
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ 1 cách đầu đủ& thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình& chung sống hoà bình với quốc gia khác.