Các phương tiện hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 32)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

25.Các phương tiện hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế:

* Các nguyên tắc pháp luật chung: chỉ được xem là bộ phận hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế, là cơ sở để tạo ra điều ước quốc tế& tập quán quốc tế, khi không có loại nguồn chính nào giải quyết người ta có thể căn cứ vào nguyên tắc này để xem xét sự việc.

* Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ:

- Nghị quyết có tính quy phạm: là nghị quyết quy định mức độ đóng góp của các quốc gia thành viên, thường được ghi nhận trong Hiến chương, điều ước quốc tế về việc thành lập các tổ chức. Nghị quyết này có giá trị pháp lý bắt buộc đối với những nước là thành viên của tổ chúc đó.

- Nghị quyết khuyến nghị: tự bản thân nghị quyết này chỉ mang tính chất khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của tổ chức đó.

* Phán quyết của Toà án quốc tế:

- Bản án: có giá trị phá lý ràng buộc& mang tính chất chung thẩm đối với các bên tranh chấp trong từng vụ việc nhất định.

- Bản kết luận tư vấn: không có giá trị ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức yêu cầuToà án ra bản kết luận tư vấn đó.

* Học thuyết về Luật Quốc tế:là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm& kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý luận cơ bản của Luật Quốc tế. Học thuyết về Luật Quốc tế chỉ là phương tiện bổ trợ để xác định QPPL. Bản thân học thuyết về Luật Quốc tế không thể trở thành nguồn của Luật Quốc tế vì nó không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí của quốc gia được nâng lên thành luật; học thuyết không hàm chứa các QPPL, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 32)