Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 38 - 39)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

31.Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ CMTS cuối TK18, nhưng còn nhiều hạn chế vì Luật Quốc tế còn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực- “ lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận trong hiến chương LHQ& được cụ thể hoá trong tuyên bố 24/10/1970 của LHQ.

- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:

+ Cấm can thiệp vũ trang& các hình thức can thiệp hoặc đe doạ khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia khác.

+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị& các biện pháp khác để buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền quốc gia khác.

+ Cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với nguyện vọn của nhân dân.

* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

- Khi có xung đột vũ trang trong nội bộ quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng, đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế thì HĐBA có quyền can thiệp.

- LHQ quyết định can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác mà sự vi phạm này có thể đe doạ hoà bình& anh ninh quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 38 - 39)