Điều ước quốc tế& quốc gia thứ 3:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 29 - 31)

- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm côngnhận hiệu lực của

20.Điều ước quốc tế& quốc gia thứ 3:

- Quốc gia thứ 3 được hiểu là “1 quốc gia không phải là 1 thành viên của điều ước” cho nên về nguyên tắc, quốc gia thứ 3 không chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế trừ trường hợp:

+ Điều ước quốc tế có quy định nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia về hoà bình, chống chiến tranh, sức khoẻ, y tế, bảo vệ môi trường.

+ Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc.

+ Điều ước quốc tế tạo ra 1 hoàn cảnh khách quan thì quốc gia thứ 3 ẽ được hưởng các quyền do điều ước quốc tế quy định.

+ Điều ước quốc tế được quốc gia thứ 3 viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quan quốc tế.

Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 3 21. Thực hiện điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí, không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.

- Giải thích điều ước quốc tế là việc làm nhằm làm sáng tỏ nội dung thật của những điều, khoản trong điều ước quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện điều ước quốc tế 1 cách chính xác hơn, tránh sự hiểu lầm& gây xung đột giữa các bên tham gia điều ước. Bao gồm:

+ Giải thích chính thức: do các quốc gia uỷ quyền cho 1 quốc gia khác hoặc 1 tổ chức quốc tế được các bên tranh chấp uỷ quyền giải thích điều ước quốc tế. Kết quả cuả việc giải thích này có giá trị pháp lý như chính điều ước quốc tế, bắt buộc các bên phải thi hành.

+ Giải thích không chính thức: là giải thích bằng những lời tuyên đơn phương của 1 quốc gia hoặc giải thích của những cơ quan nghiên cứu pháp luật hoặc là sự giải thích của

những luật gia nổi tiếng. Kết quả của việc giải thích này không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước quốc tế.

• Yêu cầu của việc giải thích điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước& trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích của điều ước.

- Việc giải thích điều ước phải có căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thoả thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trongky1 kết điều ước, các thoả thuận sau này của các bên về giải thích điều ước, thực tiễn tực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước& các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế.

- Theo đ 102 Hiến chương LHQ: mọi hiệp ước& công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương có hiệu lực phải được đăng ký tại Ban thư ký& do ban này công bố càng sớm càng tốt. Nếu không đăng ký thì không 1 bên nào của điều ước được quyền viện dẫn điều ước hoặc công ước đó trước các co quan của LHQ (Đăng ký không phải là giai đoạn của quá trình ký kết, về nguyên tắc điều ước có đăng ký hay không đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước)

- Thực hiện điều ước quốc tế: khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, các quốc gia tham gia phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tân tâm, thiện ý, đ 16 công ước Vienna 1969). Gồm thực hiện trực tiếp và thực hiện gián tiếp:

+ Thực hiện trực tiếp: áp dụng trực tiếp vào lãnh thổ quốc gia. Áp dụng trong trường hợp khi toàn bộ hoặc 1 phần điều ước quốc tế đã quy định 1 cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. + Áp dụng gián tiếp: phải nội luật hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia để thực hiện bằng cách: ban hành văn bản pháp luật mới; sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện hành; huỷ bỏ, bãi bỏ VBPL cũ không còn phù hợp.

(Việc thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên do chính quốc gia đó tự quyết định)

22. Khái niệm

- Điều kiện tập quán trở thành nguồn của luật quốc tế

- Khái niệm tập quán quốc tế: là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các quốc gia & các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi như những Quy phạm pháp luật Quốc tế có tính chất bắt buộc. Các yếu tố tạo thành tập quán:

+ Yếu tố vật chất: là sự lặp đi lặp lại những sự kiện & hành vi pháp lý tạo ra quy tắc xử sự thống nhất; hành vi này có thể phát sinh từ hành vi lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia.

+ Yếu tố tâm lý: niềm tin các chủ thể Luật Quốc tế khi áp dụng tập quán quốc tế. - Điều kiện trở thành nguồn của Luật Quốc tế:

+ Tập quán quốc tế phải được áp dụng qua 1 thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế.

+ tập quán quốc tế phải được thừa nhận rộng rãi như những QPPL có tính chất bắt buộc + Nội dung tập quán quốc tế phải phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp công pháp quốc tế (Trang 29 - 31)