1.2.1.258 ❖ Lịch sử hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động
- Tên đầy đủ bằng tiếng việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.
- Tên viết tắt bằng tiếng việt: NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.
- Tên đầy đủ bằng tiếng anh: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.
- Tên viết tắt bằng tiếng anh: SACOMBANK. - Tên giao dịch: SACOMBANK.
- Trụ sở chính: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Quận 3, Tp. HCM. - Điện thoại: (+84-8) 39 320 420 - 38 469 516. - Fax: (84-8) 39 320 424. - Email: info@sacombank.com. - SWIFT code: SGTTVNVX. - Website: www.sacombank.com.vn.
- Vốn điều lệ: 12.425,116 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2013).
- Giấy phép thành lập: số 05/GP - UB ngày 03/01/1992 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Giấy phép hoạt động: số 0006/GP - NH ngày 05/12/1991 của NHNN VN.
- Giấy CNĐKKD số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. HCM cấp (đăng kí lần đầu 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 31 - 23/11/2009).
1.2.1.259 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày
21/12/1991 vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh từviệc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Sacombank đóng vai trò là phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Tp. HCM đi Hà Nội và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữ hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Và là doanh nghiệp duy nhất được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (51% vốn điều lệ) và Dargon Capital (49% vốn điều lệ). Thành lập Chi nhánh 8 tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động vì sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
1.2.1.260 Với mạng lưới phủ kín hoạt động các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ,
Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cùng các tỉnh miền bắc để cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng. Sacombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hê với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Là một trong những ngân hàng hàng đầu với hệ thống phân phối lớn của khu vực Đông Dương với 424 điểm giao dịch (tính đến ngày 31/10/2013) bao gồm:
- Tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước: Với 1 sở giao dịch, cùng 71 chi nhánh (3 CN đặc thù: 8/3 Hà Nội, 8/3 HCM, Hoa Việt) và 341 phòng giao dịch cộng với 1 quỹ tiết kiệm.
- Tại Campuchia: 1 ngân hàng CPSGTT Campuchia và 6 chi nhánh. - Tại Lào: 1 chi nhánh và 2 quầy giao dịch.
1.2.1.261 Quan hệ với 14331 đại lý, 805 ngân hàng và 82 quốc gia trên thế
giới (tính
đến ngày 30/09/13)
về các lĩnh vực thẻ, tiền gửi, tiền vay, dịch vụ ngoại hối, ngân hàng điện tử, ... dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Thêm vào đó, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với hơn 780 máy ATM và gần 15000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Các trụ sở của Sacombank được đầu tư xây dựng khang trang, thể hiện cam kết gắn bó lâu dài và “đồng hành cùng phát triển” của mỗi địa phương.
1.2.1.263 Ngày 12/07/06 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ
phiếu trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM (Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển thị trường vốn Việt Nam, cũng tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các NH TMCP khác.
1.2.1.264 về hoạt động thẻ: Nhiều đề án phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ đã
được
Sacombank triển khai như phát hành và thanh toán thẻ VISA và Master Card; dịch vụ thanh toán thương mại điện tử; thanh toán vé máy bay qua internet; thanh toán trên ví điện tử và thẻ trả trước thông qua điện thoại di động hợp tác với Smartlink và Viettel. Phát triển hệ thống mạng lưới thị trường, triển khai thêm 239 máy ATM, đưa tổng số máy ATM của ngân hàng lên tới 1.000 máy, phát triển thêm 1.942 đơn vị chấp nhận thẻ, với 14.762 ĐVCNT, chiếm hơn 26% thị phần.
1.2.1.265 Bảng 2.1 Tốc độ phát triển về tài sản và vốn của Sacombank (Đvt: %)
1.2.1.266 Chỉ tiêu 1.2.1.267 2011 1.2.1.2682012 1.2.1.2692013 1.2.1.270 Tổn g tài sản 1.2.1.271 Quy mô (tỷ đồng) 1.2.1.272 140.137 1.2.1.273 151.282 1.2.1.274 167.170 1.2.1.276 Tốc độ phát triển 1.2.1.277 105.11 1.2.1.278 107,95 1.2.1.279 110,50 1.2.1.280 Vốn chủ sở hữu 1.2.1.281 Quy mô (tỷ đồng) 1.2.1.282 14.224 1.2.1.283 14.915 1.2.1.284 16.703 1.2.1.286 Tốc độ phát triển 1.2.1.287100.79 1.2.1.288104.86 1.2.1.289124,52 1.2.1.290 Vốn
điều lệ 1.2.1.291(tỷ đồng)Quy mô 1.2.1.29210.740 1.2.1.29310.744 1.2.1.29412.425 1.2.1.296 Tốc độ
phát triển 1.2.1.297102.19 1.2.1.298100.04 1.2.1.299118,67 1.2.1.300 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank)
1.2.1.302 Từ bảng trên ta thấy tổng tài sản và vốn của Sacombank tăng khá
cao trong
giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể, tổng tài sản của Sacombank phát triển khá tốt với tốc độ tăng từ 105,11% đến 107,95% (2011 - 2012) và từ 107,95% đến 110,50% (2012 - 2013); đạt 167.170 tỷ đồng vào cuối năm 2013 so với 2012 là 151.282 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm, từ 14.224 tỷ đồng năm 2011, thì đến 2013 đã là 16.703 tỷ đồng; bên cạnh phát triển cũng khá cao 100,79% đến 124,52% (2011 - 2013). Còn vốn điều lệ thì tăng dần năm 2011 là 10.740 tỷ đồng với tốc độphát triển 102,19%, 2012 thì phát triển chậm với 100,04% với 10.744 tỷ đồng thì đến năm 2013 là 118,67% với 12.425 tỷ đồng.
1.2.1.303 Trên cơ sở dữ liệu những năm 2011 - 2013 và năm 2014 được cho là năm
kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng, với một đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và lành nghề cùng một hệ khách hàng bền vững và không ngừng tăng trưởng thì những định hướng được đưa ra trong Đại hội cổ đông năm 2014 sẽ không khó để Sacombank đạt được.
1.2.1.304 ❖ Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
1.2.1.305 Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả Cổ đông có quyền biểu quyết,
là cơ
quan quyết định cao nhất của Sacombank. Và có 18 mục các nhiệm vụ và quyền hạn (khoản 2 - điều 27 - Điều lệ Sacombank) chẳng hạn: thông qua định hướng phát triển của Sacombank; sửa đổi, bổ sung điều lệ này; phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát ...
1.2.1.306 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh
Sacombank
để quyết định, thực hiện quyền, nghĩa vụ của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quy định cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc.
1.2.1.307 Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động Sacombank nhằm
chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Sacombank. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
1.2.1.308 Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
và người
điều hành cao nhất của Sacombank, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2.1.2 Giới thiệu về Sacombank Chi nhánh 8 tháng 32.1.2.1 Sự hình thành và phát triển Chi nhánh 8 tháng 3