Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 34 - 36)

Như vậy, có rất nhiều loại L/C, mỗi loại đều được sử dụng trong những điều kiện cụ thể khác nhau sao cho phù hợp nhất với nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các ngân hàng tham giạ

1.2.3 Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứngtừ từ

Các bên tham gia:

“Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá hay một người được người này uỷ thác.

Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩụ

Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank): thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi, ngân hàng này sẽ thông báo về L/C cho người hưởng lợị

Ngoài ra còn có một số ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán này: Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp người bán không tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác gọi là ngân hàng xác nhận. Ngân hàng này thường là một ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện việc thương lượng, chiết khấu hay thanh toán L/C.

Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm đứng ra mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bán ký phát cho ngân hàng. Tuỳ theo quy định của L/C mà ngân hàng thứ ba đó do ngân hàng mở L/C quy định.

Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng được uỷ quyền của ngân hàng mở chuyển tiền cho ngân hàng đòi tiền.

Ngân hàng chuyển nhượng (Trasfering Bank): nếu L/C cho phép được chuyển nhượng, ngân hàng này sẽ đứng ra chuyển nhượng L/C từ người này sang người khác theo yêu cầu của người hưởng đầu tiên” (Võ Thị Thuý Anh, 2010).

Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C

(1)---> NHÀ XUẤT KHẨU Í5)________ (Exporter)

(4) (6a) (7b) (8) (7bl

Nguồn: PGS.TS.Trần Hoàng Ngân và TS. Nguyễn Minh Kiều (2007). Thanh toán quốc

tế, Nhà xuất bản Thống Kê

Bước 1: Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.

Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi đến NHPH (nơi mà nhà nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ) để yêu cầu ngân hàng mở L/C, và tiến hành ký quỹ.

Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý ngân hàng sẽ trích tài khoản ký quỹ theo giá trị (100% hay một tỷ

NHÀ NHẬP KHẨU (Importer) (2) (9) (10) NHPH (Issuing Bank) (6b) NHTB (Advising Bank)

lệ %) của L/C, sau đó NHPH phát hành L/C và chuyển tới nhà

xuất khẩu thông qua

NHTB.

Bước 4: Khi nhận được thư tín dụng của NHPH thì NHTB sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩụ

Bước 5: Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao hàng, nếu thấy sai sót và không chấp nhận thì đề nghị NHPH tu chỉnh lại cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng.

Bước 6a, 6b: Sauk hi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C, thông qua NHTB xuất trình cho NHPH để yêu cầu được thanh toán tiền hàng.

Bước 7a, 7b: NHPH kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Nếu thấy không phù hợp thì từ chối (kèm theo lý do) và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua NHTB.

Bước 8: Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, NHTB ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo về sự từ chối của NHPH.

Bước 9: NHPH yêu cầu người nhập khẩu thanh toán và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 10: Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w