Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong thanh toán tín dụng dụng chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 42)

1.4.1 Nguyên nhân do trình độ và năng lực

Từ phía doanh nghiệp: Nền kinh tế nước ta mới chuyển sang hệ thống mở, hội

nhập với kinh tế toàn cầu mới chỉ gần 20 năm trở lại đâỵ Đi lên từ nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, quan hệ ngoại thương chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa, khi hội nhập trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ ngỡ, hụt hẫng. Trong khi đối thủ là những nhà buôn tư bản chuyên nghiệp có quá nhiều kinh nghiệm và sự khôn ngoan trong buôn bán ngoại thương. Còn các doanh nghiệp của ta còn hiểu biết hạn chế trong các thông lệ, tập quán thương quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các nước đối tác. Điều này dẫn đến rất nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp ta khi tiến hành xuất nhập khẩu với phía đối tác.

Không những vậy ta còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật thanh toán quốc tế nên không thể tư vấn cho doanh nghiệp trong thanh toán. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia nghiệp vụ ngoại thương phần lớn chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ càng về nghiệp vụ, về kiến thức đã vội vã tham gia hoạt động ngoại thương khiến họ gặp phải rất nhiều khó khăn sau nàỵ Như họ không hiểu hết về quy trình nghiệp vụ, không biết phải tiến hành như thế nào, mở L/C như thế nào, nhận hàng ra sao, đặc biệt là không chuẩn bị được bộ chứng từ phù hợp với L/C nên không được thanh toán... Hoặc họ không hiểu rõ

về các điều khoản trong hợp động ngoại thương, trong thư tín

dụng nên dễ bị đối tác lừa

đảọ..

Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro tín dụng là doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính khi tham gia vào hoạt động ngoại thương, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, nên do khi kinh doanh thua lỗ, bị lừa đảo thì sẽ gây tác hại trực tiếp đến ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp của chúng ta cần được đào tạo kỹ càng hơn về ngoại thương và cần được các ngân hàng tư vấn khi tham gia thanh toán quốc tế, có như vậy mới có thể hạn chế được những rủi ro do thiếu năng lực và trình độ gây rạ

Đối với ngân hàng: Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng chỉ là trung gian đứng ra

thu hộ và chi hộ khách hàng và thu phí dịch vụ, dường như không gặp phải một rủi ro nàọ Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động thanh toán L/C gặp rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro chủ quan từ phía năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng, gây cho ngân hàng nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Do khả năng áp dụng quy chế và năng lực của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định khách hàng trước khi mở L/C mà gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khi tiến hành việc ký quỹ, cho vay thanh toán hàng nhập, ngân hàng phải xem xét kỹ tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như uy tín và mối quan hệ đối với ngân hàng. Nếu không nắm chắc được những vấn đề trên, không am hiểu và kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của dự án mình tài trợ thì khả năng rủi ro là rất lớn. Ngoài ra, cán bộ còn phải biết phân tích tình hình kinh tế, tình hình doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay hay không. Nguyên nhân sâu xa là do thông tin tín dụng không đầy đủ, nó dẫn đến hậu quả là sự lựa chọn đối nghịch, nghĩa là những người bị từ chối lại chính là những người có khả năng thanh toán, còn những người được chọn lại có khi không trả được nợ. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải được nâng cao năng lực thẩm định cũng như khả năng phân tích tài chính, khả năng hoàn trả của khách hàng.

Cũng do năng lực hạn chế của cán bộ ngân hàng, cụ thể là cán bộ thanh toán quốc tế mà ngân hàng nhiều khi phải chịu rủi ro kỹ thuật. Do trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán xuất khẩu của cán bộ ngân hàng còn yếu nên chưa nắm bắt được yêu cầu của L/C, dẫn đến sai sót trong quá trình lập chứng từ thanh toán như sự không phù hợp giữa hợp đồng và thư tín dụng, không phát hiện được sai sót của chứng từ... Hơn nữa, rủi ro kỹ thuật còn bắt nguồn từ tính tắc trách, cẩu thả của cán bộ thanh toán, gây nhiều thiệt

hại không đáng có cho ngân hàng. Ta thấy, những rủi ro từ

phía cán bộ ngân hàng đều chỉ

được khắc phục khi nâng cao trình độ nghiệp vụ, nêu cao tinh thần

trách nhiệm cho tất cả

cán bộ ngân hàng.

1.4.2 Nguyên nhân đạo đức

Rủi ro đạo đức được gây ra do cả phía nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và thậm chí cả cán bộ ngân hàng khi những người này chủ ý lường gạt ngân hàng để chiếm dụng số tiền trong L/C. Nhà nhập khẩu cố tình không thanh toán, nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ giả để được thanh toán, nhà xuất khẩu và nhập khẩu câu kết với nhau thanh toán L/C để rửa tiền, cán bộ ngân hàng cố tình che đậy, câu kết với khách hàng để lừa ngân hàng... Nói chung, nguyên nhân sâu xa dẫn đến rủi ro đạo đức là thông tin không cân xứng, một bên không có những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, uy tín và tính trung thực của bên kia nên khi họ cố tình che giấu, lừa gạt thì rất khó phát hiện rạ Như vậy, tín dụng chứng từ vẫn chưa phải là phương thức thanh toán quốc tế hoàn hảo, nó chỉ căn cứ trên giấy tờ mà tách biệt hoàn toàn với việc giao nhận hàng hoá nên đã tạo ra nhiều khe hở cho kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy, các bên tham gia phải tiến hành thu thập thông tin, sàng lọc để có đối tác truyền thống, đạo đức tốt.

1.4.3 Nguyên nhân kinh tế, chính trị, pháp lý

Nguyên nhân về kinh tế chính trị như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cấm vận kinh tế, chính sách ngoại thương thay đổi hay về chính trị như đình công, chiến tranh, đảo chính... là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán L/C nói riêng, nhưng là những nguyên nhân rất khó tránh khỏi và khắc phục. Đối với những nguyên nhân này, ngân hàng chỉ có thể dự đoán để tránh trường hợp gặp phải, nhưng khi đã gặp thì rất khó có thể khắc phục.

Nguyên nhân về pháp lý khi luật pháp quốc gia mâu thuẫn với quy tắc thực hành thống nhất vê tín dụng chứng từ UCP bắt nguồn do trên thế giới, mỗi nước có một lịch sử phát triển riêng, không nước nào giống nước nàọ Do đó, phong tục tập quán cũng như hệ thống luật pháp mỗi nước đều có đặc điểm riêng biệt. Rủi ro pháp lỹ xảy ra do sự thiếu hiểu biết của các bên đối với luật pháp các nước, cũng như luật pháp quốc tế như UCP, URR dẫn đến sự vận dụng sai các quy định của các nước khác. Vì vậy, để hạn chế loại rủi ro này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng cần có những tư vấn pháp luật giỏi, cộng tác với công ty luật, trung tâm trọng tài quốc tế...xin ý kiến pháp lý, ngăn chặn rủi ro ngay từ đầu, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp rồi mới đưa nhau ra toà, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khoá luận đã trình bày cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng như khái niệm về tín dụng chứng từ, phân loại L/C, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Từ những cơ sở khoá luận đã đề cập, phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương thức tín dụng chứng từ cho tất cả các bên liên quan: người xuất khẩu, người nhập khẩu, các Ngân hàng. Sau khi đã nhận biết được các rủi ro có thể phát sinh đối với các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ, khoá luận sẽ căn cứ vào những rủi ro này để làm nền tảng phân tích những rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Miền Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TÉ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) - PHÒNG

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP MIỀN NAM

2.1 Giới thiệu khái quát về VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệpMiền Nam Miền Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàngDoanh nghiệp Miền Nam Doanh nghiệp Miền Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank (tiền thân là Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/4993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND.

VPBa nk

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả.

Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, đến cuối năm 2006 đã tăng lên trên 750 tỷ đồng, tăng hơn 37.5 lần và hiện nay vốn điều lệ của VPBank là 6,347 tỷ đồng tăng 317.35 lần, tổng tài sản năm 1993 là 312 tỷ đồng, đến cuối năm 2006 tăng 10,159 tỷ đồng tăng gần 32.6 lần và đến nay đã đạt 163,241 tỷ đồng, tăng 523.2 lần so với những ngày đầu thành lập.

Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, số lượng cán bộ - nhân viên chỉ có 18 ngườị Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, đến cuối năm 2006 là 1,325 người và đến cuối năm 2014 nâng lên 9,501 người (tăng hơn 527.8 lần so với những ngày đầu thành lập) làm việc tại 209 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.

VPBank với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đạị

Tên giao dịch quốc tế: VPBank

Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869

Fax: 043.9288867

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng

Doanh nghiệp Miền Nam

Ngày 19/12/2011 Phòng DV KH DN Miền Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động nhằm phục vụ dịch vụ cho thị trường khách hàng doanh nghiệp Miền Nam.

Địa chỉ: 81 - 85 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. Điện thoại: (08) 70325555

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận VPBank - Phòng Dịch VụKhách hàng Doanh nghiệp Miền Nam Khách hàng Doanh nghiệp Miền Nam

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Phòng DV KH DN Miền Nam

Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Phó phòng Phó phòng Bộ phận huyđộng vôn - 1. Bộ phận chuyền tiên trong nước Bộ phận thanh

toán qưôc tê Bộ phận tíndụng Nguồn: Phòng DV KH DN Miền Nam

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

❖ Trưởng phòng:

Chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Dịch vụ khách hàng và Chất lượng nhằm mục đích nâng cao và phát triển nguồn khách hàng cũng như các nhu cầu liên quan.

Chịu trách nhiệm phát triển các chính sách về các giao dịch của khách hàng và đánh giá chất lượng dịch vụ hiện thờị

Tính toán ngân sách, kế hoạch thực hiện và các đánh giá định kỳ về Dịch vụ khách hàng và Chất lượng của bộ phận dựa trên mục tiêu và định hướng của tổ chức.

Dẫn dắt và quản lý đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng.

Đảm bảo tính tuân thủ trong các tiêu chí hoạt động và yêu cầu về vận hành.

Chủ động tham gia cũng như chịu trách nhiệm quản lý các thành viên đi cùng với những quy trình chính sách của ngân hàng hiện thời, đồng thời đề xuất ý kiến để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

Kết hợp với bộ phận Phát triển kinh doanh để giảm thiểu thời gian chờ, cải tiến và phát triển sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ.

Tham gia vào các hoạt động tích cực của Ngân hàng.

Thực hiện những yêu cầu công việc khác từ Giám đốc Khối Vận Hành.

❖ Phó phòng:

Chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động và công tác triển khai thực hiện kế hoạch của Phòng nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được phê duyệt của từng bộ phận: Huy động vốn, chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, tín dụng. Mỗi phó phòng chịu trách nhiệm về bộ phận của mình quản lý.

Trực tiếp giám sát, trợ giúp, hướng dẫn, đào tạo các CBNV trực thuộc để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và phát triển nhân viên.

Chủ động đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm và khách hàng cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng công việc của Phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng phân công.

❖ Bộ phận huy động vốn:

Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi của khách hàng.

Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho phép.

Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.

❖ Bộ phận chuyển tiền trong nước:

Thực hiện các lệnh chuyển tiền trong và ngoài nước của khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.

❖ Bộ phận thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế; thực hiện và phát triển mạng lưới chuyển tiền nhanh trên địa bàn.

Định kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, lưu trữ các hồ sơ thanh toán quốc tế, giải quyết các tranh chấp nếu có.

❖ Bộ phận tín dụng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động ngoại tệ và Việt Nam đồng.

Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vaỵ

Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của VPBank.

2.1.3 Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàngDoanh nghiệp Miền Nam Doanh nghiệp Miền Nam

Bảng 1.1: Các sản phẩm dịch vụ của Phòng DV KH DN Miền Nam

Đơn vị: Sản phẩm

Khách hàng Doanh nghiệp

Sản phẩm

Huy động vốn khách hàng Tiền gửi có kỳ hạnTiền gửi không kỳ hạn

Cho vay khách hàng

Tài trợ vốn lưu động ngắn hạn Cho vay cầm cố giấy tờ có giá và tài sản đảm bảo khác

Cho vay hợp vốn

Cho vay trung và dài hạn đầu tư TSCĐ, dự án kinh doanh

Thanh toán quốc tế

L/C Xuất khẩu L/C Nhập khẩu Nhờ thu chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w