Các loại chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 38 - 39)

Hối phiếu

Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) cho rằng: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này nhìn thấy phiếu, đến một ngày nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu”.

Từ khái niệm về hối phiếu trên có thể thấy rõ các thành phần liên quan đến việc lập và thanh toán hối phiếu gồm:

- Người ký phát hối phiếu (Drawer): thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.

- Người trả tiền hối phiếu (Drawee) hay người nhận ký phát, người bị ký phát: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, NH mở L/C, Ngân hàng thanh toán,..).

- Người chấp nhận (Accepter): Là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận HP, thường là Ngân hàng.

- Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary) hay người thụ hưởng: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếụ Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi là các Ngân hàng kinh doanh đối ngoại được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.

- Người chuyển nhượng (Endorser) hay người ký hậu: Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậụ Bị ràng buộc trách nhiệm với những người ký hậu phía sau và người cầm phiếụ Người chuyển nhượng hối phiếu đầu tiên chính là người ký phát hối phiếụ

- Người bảo lãnh: Là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát, thường là Ngân hàng nổi tiếng.

“Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau: Tiêu đề hối phiếu, số hiệu của hối phiếu, địa điểm ký phát hối phiếu, ngày ký phát hối phiếu, địa điểm trả tiền, mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, người hưởng lợi hối phiếu, số tiền và loại tiền, kỳ hạn trả tiền của hối phiếu, thứ tự số bản của hối phiếu, tham chiếu chứng từ kèm theo, người trả tiền hối phiếu (hay người nhận ký phát, người bị ký phát), người ký phát hối phiếu (hay người đòi tiền)” (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

“Căn cứ vào các khía cạnh khác nhau mà hối phiếu được phân thành nhiều loại như: căn cứ thời hạn trả tiền hối phiếu (hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu có kỳ hạn), căn cứ vào chứng từ kèm theo (hối phiếu trơn, hối phiếu kèm chứng từ), căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu (hối phiếu đích danh, hối phiếu trả cho người cầm phiếu, hối phiếu theo lệnh, hối phiếu tín dụng), căn cứ vào người ký phát hối phiếu (hối phiếu thương mại, hối phiếu ngân hàng)...” (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Có thể nói ngay từ khi xuất hiện, hối phiếu được xem là một phương tiện thanh toán hữu hiệụ Giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán, đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác nhau về địa lý giữa nơi bán và nơi muạ

Chứng từ hàng hoá

Hoá đơn thương mại; Giấy chứng nhận xuất xứ; Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; Giấy chứng nhận chất lượng; Giấy chứng nhận số lượng; Bảng kê đóng gói; Vận đơn đường biển; Vận đơn hàng không; Chứng từ bảo hiểm,.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w