Giao dịch tín dụng chứng từ trên thế giới hiện nay đều được điều chỉnh bởi UCP 600, nhưng UCP 600 chỉ là tập quán, không phải là luật pháp. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra có sự khác biệt giữa UCP 600 và hệ thống pháp luật quốc gia thì phải tuân theo luật pháp quốc gia, quyết định của toà án địa phương vẫn là quyết định cuối cùng. Các ngân hàng khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ, phải xem xét các quy tắc của UCP 600 và cũng phải có những hiểu biết về pháp luật tại những nước đối tác của mình. Với VPBank - Phòng DV KH
DN Miền Nam, cũng có trường hợp vì quy định sai khác của thông
lệ quốc tế và luật pháp
nhà nước. Theo chị phó phòng Võ Thị Trúc Tố phụ trách bộ phận thanh
toán quốc tế của
VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cho biết có trường hợp một công ty
tiến hành nhập
tivi nguyên chiếc, theo phương án kinh doanh giải trình là rất hiệu
quả. Vì vậy, ngân hàng
cho vay vốn để mở L/C nhập hàng thanh toán cho một công ty của
Malaysiạ Khi doanh
nghiệp nhận hàng, nhà nước quyết định tăng thuế Tivi nguyên chiếc
lên 40%, trong khi linh
kiện chỉ chịu thuế 20%. Công ty bị lỗ và không thể thanh toán tiền
hàng cho ngân hàng như
thoả thuận.
Ngoài ra, còn có rủi ro mang tính chất địa lý. Tại Việt Nam, ngân hàng vẫn làm việc, ngân hàng tiến hành thanh toán nhưng lại là ngày nghỉ ở Mỹ. Điều này làm cho ngân hàng có thể không thanh toán được và bị phía Mỹ phạt.
Như vậy, rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý xảy ra không chỉ do sự khác biệt giữa luật quốc gia với luật quốc tế mà nó xảy ra do sự thay đổi của chính sách xuất nhập khẩu của cả phía nước ngoài và phía Việt Nam và những loại rủi ro này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam. Do đó trong giao dịch tín dụng chứng từ, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cần phải tính đến và tìm hiểu những thay đổi về mặt luật pháp của các nước đồng thời có những biện pháp chống đỡ khi xảy ra rủi rọ
2.2.4.4 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức đến từ nhà nhập khẩu khi họ viện cớ bộ chứng từ có sai sót để trì hoãn thanh toán, xin giảm giá hoặc khi họ vay vốn tài trợ nhập khẩu sử dụng vào các mục đích khác, không phải để trang trải cho lô hàng nhập. VPBank cũng phải chịu rủi ro này rất nhiều khi khách hàng không muốn thanh toán, bắt ngân hàng phải bắt lỗi chứng từ của nhà xuất khẩu để từ chối thanh toán. Ví dụ theo chị phó phòng Võ Thị Trúc Tố phụ trách bộ phận thanh toán quốc tế của VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cho biết công ty hoá chất Medimex xin ngân hàng mở L/C số 070JP02LCNN00023 để nhập axit từ Nhật Bản. Thời điểm ký hợp đồng, axit ở Việt Nam đang có nhu cầu lớn và không có nhiều công ty có khả năng cung cấp mặt hàng nàỵ Tuy nhiên, khi hàng về đến cảng, axit không còn khan hiếm như ngày trước nữa, giá thị trường hạ xuống thấp hơn cả giá công ty nhập. Nếu chấp nhận lô hàng này, chắc chắn sẽ chịu thua lỗ. Vì vậy, công ty không muốn nhận hàng và đưa ra lý do chứng từ sai sót (viết là H2SO4thay vì axit sunfuric) để từ chối thanh toán. Trong trường hợp
này, tuy ngân hàng không chịu thiệt hại gì về tài chính nhưng
uy tín thanh toán của ngân
hàng đối với phía đối tác Nhật Bản là không còn. Trong một vài
trường hợp khác, tình hình
cũng tương tự với Medimex, nhưng ngân hàng không tìm được bất cứ một
lỗi trong chứng
từ và buộc phải thanh toán cho phía xuất khẩụ Không tiêu thụ được
lô hàng, công ty nhập
khẩu không có khả năng trả nợ, ngân hàng còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng.
Với L/C nhập hàng trả chậm, tại ngân hàng chỉ xảy ra vài vụ việc mà nhà nhập khẩu ỷ vào thời hạn trả chậm của L/C nên sử dụng vốn vào mục đích khác. Khi đến hạn thanh toán, doanh nghiệp không có khả năng trả, gây khó khăn cho ngân hàng. Để giữ chữ tín, ngân hàng đã đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu và cho doanh nghiệp vay bắt buộc. Quy mô của các khoản vay này không lớn và về sau, doanh nghiệp nhập khẩu cũng đã hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải chịu tổn thất và quan hệ với khách hàng không còn tốt như trước đây nữạ
Rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi cán bộ ngân hàng câu kết với khách hàng nhằm chiếm đoạt vốn của doanh nghiệp, hoặc hai bên xuất nhập khẩu câu kết với nhau giả mạo chứng từ để lừa ngân hàng. Nhưng ở VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam trong những năm gần đây chưa xảy ra trường hợp nào như vậỵ
2.2.4.5 Rủi ro ngoại hối
Đối với VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam, ngân hàng cũng nhiều khi rơi vào tình trạng dự trữ ngoại hối không tốt. Đối với những L/C được miễn giảm ký quỹ, doanh nghiệp nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho họ, điều này làm giảm uy tín của ngân hàng rất nhiều, uy tín đối với khách hàng, uy tín đối với ngân hàng thông báo, dẫn đến tình trạng khách hàng chuyển sang thanh toán ở ngân hàng khác. Ngoài ra, cũng do quy định của VPBank chỉ cho phép các chi nhánh giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 700,000 USD là chưa thực sự hợp lý, nó làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc thanh toán và kinh doanh ngoại tệ.
2.3 Định hướng hoạt động của VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệpMiền Nam Miền Nam
2.3.1 Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế
Trong những năm vừa qua, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thanh toán quốc tế và trong những năm tới, ngân hàng cố gắng phát huy những thành tựu trên và đưa ra những mục tiêu mới để phấn đấu:
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để tăng nguồn thu từ phí dịch vụ và tranh thủ nguồn tiền gửi ký quỹ lãi suất thấp.
Nâng cao chất lượng và độ an toàn nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Đẩy mạnh các phương thức thanh toán quốc tế khác như chuyển tiền, nhờ thu bên cạnh tín dụng chứng từ.
Giữ vững khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới để nâng cao doanh số thanh toán xuất nhập khẩụ
Mở rộng các hình thức huy động vốn bao gồm cả nội, ngoại tệ để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn xuất nhập khẩụ
Tăng cường tiếp thị mở rộng mạng lưới khách hàng, nhất là khách hàng xuất khẩụ Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý kịp thời và kiên quyết những sai phạm của cán bộ, nhân viên làm tổn hại đến lợi ích kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện và cải tiến công nghệ ngân hàng.
2.3.2 Định hướng phát triển công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu
Phấn đấu tăng nguồn thu dịch vụ phí thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C, tập trung đẩy mạnh thanh toán xuất khẩu nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ.
Nâng cao chất lượng và độ an toàn của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc mở L/C nhập khẩu bằng hạn mức uỷ quyền và nguồn thanh toán cho nước ngoài nhằm tránh rủi ro tín dụng cho khách hàng.
Nghiên cứu phát triển và mở rộng các loại hình L/C trả ngay để đa dạng hoá các loại hình L/C thanh toán qua ngân hàng.
Tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng, bố trí cán bộ giỏi ngoại ngữ, khả năng giao dịch tốt để tiếp thị tư vấn và môi giới cho khách hàng cũng như xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Tăng cường tiếp thị mở rộng mạng lưới khách hàng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩụ
Hoàn thiện phần mềm chương trình thanh toán quốc tế Smart bank.
Tóm lại, trong thời gian tới, VPBank có mục tiêu phát triển thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng cả về số lượng và chất lượng. Để đạt được những mục tiêu này, ngân hàng cần phải thực hiện những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán nàỵ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •
Trước khi bước vào nhận xét và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam, chương 2 của khoá luận đã giới thiệu một cách tổng quát về VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cũng như về qui trình nghiệp vụ, thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, từ đó đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những rủi ro tại ngân hàng. Nhận thấy, tuy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến do những ưu điểm của nó như ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia một cách cụ thể, chi tiết; có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người cam kết nên đảm bảo quyền lợi của cả hai bên xuất khẩu, nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên nhưng phương thức này không hoàn hảo, an toàn một cách tuyệt đốị Nhưng vẫn còn có những rủi ro tiềm ẩn thường trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu mà còn cho cả ngân hàng như: Rủi ro tín dụng; Rủi ro kỹ thuật; Rủi ro đạo đức; Rủi ro kinh tế, chính trị, xã hội; Rủi ro ngoại hốị Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa các rủi ro này cho ngân hàng thương mại nói chung và đặc biệt là đối với VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam. Những phân tích rủi ro ở chương 2 sẽ là những tiền đề cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị ở chương saụ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHÉ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TÉ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
MIỀN NAM
3.1 Nhận xét về những biện pháp hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tếbằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Miền Nam
3.1.1 Kết quả đạt được
Là ngân hàng trẻ tuổi, ra đời sau nên VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước nhằm hạn chế rủi rọ Với sự hoạt động nhiệt tình, năng động của đội ngũ nhân viên, ngân hàng đã có những bước đi ổn định và ngày càng vững mạnh. Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đã phục vụ tận tình cho khách hàng đến mở và thanh toán L/C với mức phí thấp, độ đảm bảo cao, thu hút ngày càng nhiều khách hàng uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định. Cùng với sự quan tâm của ban giám đốc và hội đồng quản trị tới việc quản lý rủi ro nói chung và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc hạn chế rủi rọ
Doanh số thanh toán nhập khẩu bằng L/C qua VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, một tỷ lệ mà các ngân hàng đều mong muốn. Ngân hàng dần dần đã tạo được vị thế trong thanh toán quốc tế, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Có những chính sách hỗ trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp rất tốt, với cho vay tài trợ nhập khẩu, ngân hàng đạt được bước tiến mới, chất lượng tài trợ nhập khẩu bằng L/C không ngừng được nâng cao, các trục trặc về mở L/C giảm thiểu, hoạt động tài trợ được kết hợp hài hoà với hoạt động thanh toán tạo ra một chu kỳ kinh doanh khép kín, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng, phương thức cho vay được đổi mới, chủ yếu sử dụng vay theo hạn mức tín dụng. Những kết quả trên làm khách hàng nhập khẩu rất tin tưởng và
giao dịch ngày càng nhiều tại ngân hàng, cho đến thời điểm
hiện nay, có đến 197 doanh
nghiệp tham gia thanh toán L/C qua ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay bắt buộc và nợ quá hạn L/C giảm đi nhanh chóng, hầu như xuất hiện rất ít nợ mới do ngân hàng đã tiến hành đòi nợ cũ tốt và thắt chặt hoạt động mở L/C trả chậm. Nợ quá hạn năm 2014 giảm 1.7% so với năm 2012, chỉ còn chiếm 5.1% tổng số dư L/C chưa thanh toán, đạt 115,171,158 đổng.
Chất lượng thẩm định được nâng cao, việc lựa chọn và sàng lọc khách hàng được thực hiện tốt hơn nên chất lượng khách hàng cũng ngày một tốt hơn.
Ngân hàng đã giữ được uy tín với ngân hàng nước ngoài trong thanh toán, đây là tiền đề rất tốt để hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra hiệu quả và gặp ít rủi rọ Uy tín của ngân hàng ngày một nâng cao, không những đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mà còn với các ngân hàng trên thế giớị
Trong những năm gần đây, chưa có vụ tranh chấp nghiêm trọng nào xảy ra tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam, những tranh chấp xảy ra đều được ngân hàng giải quyết dứt điểm, không gây hậu quả và tổn thất kéo dàị
Bên cạnh đó, ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế năng động, nhiệt tình, được đào tạo chuyên môn kỹ càng, có đạo đức nghề nghiệp. Điều này góp phần hạn chế rủi ro rất nhiều trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng.
3.1.2 Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả vừa đạt được, ngân hàng cũng còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của phương thức tín dụng chứng từ.
Mặc dù đã thực hiện rất nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ nhưng những rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏị Những rủi ro này không những gây tổn hại về mặt tài chính (dù không nhiều) mà còn làm xâm hại và giảm sút uy tín của ngân hàng. Những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do rủi ro kỹ thuật như chứng từ còn nhiều sai sót, việc kiểm tra chứng từ và thanh toán diễn ra chậm, rủi ro tín dụng như bảo lãnh L/C trả chậm, cho vay tài trợ nhập khẩụ..
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngân hàng còn nhiều hạn chế trong khi thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có máy móc và công nghệ hiện đạị Mạng nội bộ Smart Bank của ngân hàng nhiều
lúc còn gặp trục trặc, tình trạng máy bị treo không phải không
xảy ra khiến các giao dịch
nghiệp vụ diễn ra rất chậm, có khi phải 5 phút mới xong một giao
dịch. Ngân hàng cũng đã
cài đặt mạng Swift nhưng máy cũng còn bị trục trặc, đường truyền
kém chất lượng làm cho
chất lượng điện không được tốt, ảnh hưởng nhiều đến quá trình thanh toán.
Cán bộ thanh toán quốc tế tuy có trình độ nhưng còn trẻ nên kinh nghiệm rất ít, khó có thể xử lý công việc khi có rủi ro hay tranh chấp phát sinh.