Những quy định về định mức kýquỹ chưa cụ thể

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 96)

Hiện nay, ngân hàng đã có quy định về mức ký quỹ cho từng loại khách hàng khác nhau nhưng vẫn chưa xem xét cụ thể về khả năng tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của lô hàng. Việc xem xét về mặt hàng mà nhà nhập khẩu nhập về cũng như mục đích sử dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong khả năng thanh toán của khách hàng, tránh rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nếu khách hàng uy tín, lâu năm của ngân hàng bắt đầu kinh doanh vào một sản phẩm mới, khách hàng tiến hành nhập khẩu nhưng trên thực tế, ở Việt Nam khả năng tiêu thụ sản phẩm đó thấp, hiệu quả kinh tế không cao thì ngân hàng cũng phải xem xét lại việc ký quỹ ở mức yêu đãi dành cho loại khách hàng nàỵ

3.1.3.2.2 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán chưa cao

Bên cạnh lý do của khách hàng thì rủi ro do những sai sót của cán bộ ngân hàng không phải không có. Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm về thanh toán tín dụng chứng từ cũng như ít thông thạo về thông lệ và tập quán quốc tế đã làm hạn chế khả năng tư vấn cho khách hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ cũng chưa được tiến hành với tính cẩn thận tuyệt đối, có những sai sót không tìm ra được do trình độ chuyên môn của cán bộ thanh toán.

Công tác thẩm định dự án còn chưa tốt, việc thẩm định diễn ra sơ sài do ngân hàng đang muốn mở rộng thị trường và uy tín, chỉ muốn duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới càng nhiều càng tốt. Chất lượng thẩm định chưa cao là một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro rất lớn. Sau đó, cán bộ ngân hàng cũng không có công tác kiểm tra, kiểm soát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, không phát hiện được nhiều những sai phạm trong quá trình thực hiện. Công tác này được tiến hành không hiệu quả, còn mang tính hình thức.

Phần lớn cán bộ thanh toán quốc tế và cán bộ tín dụng ở VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam còn rất trẻ. Mặc dù trình độ chuyên môn trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức nói chung của đội ngũ cán bộ này rất tốt song kinh nghiệm xử lý cũng như kinh nghiệm

trong thương mại quốc tế chưa nhiều nên nhiều lúc khó có thể

tư vấn cho khách hàng và

phát hiện những lắt léo trong chứng từ.

3.1.3.2.3 Kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán quốc tế

Nhằm tránh ứ đọng vốn trong kinh doanh ngoại tệ, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam quy định số dư tài khoản mua bán ngoại tệ tại các chi nhánh không được vượt quá 700.000 USD. Cộng với việc quản lý mức dự trữ ngoại tệ không tốt, điều này làm cho tình trạng ngoại hối tại ngân hàng nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, gây khó khăn cho cán bộ thanh toán khi đã đến hạn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, nó cũng gây ra rủi ro về tài chính và uy tín cho ngân hàng.

3.1.3.2.4 Công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ

Hiện nay, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam đã tham gia vào mạng Swift, đây là một bước đột phá trong công nghệ thanh toán quốc tế. Nhưng sự hoạt động của mạng này tại VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam còn nhiều bất cập, đường truyền lỗi và bị đứt quãng nhiềụ Mạng nội bộ, ngân hàng dùng Smart Bank, phần mềm này còn nhiều trục trặc, nhiều lúc máy bị treo khiến giao dịch diễn ra rất chậm. Ngân hàng cần phải chú ý đến việc cải thiện hệ thống máy tính của mình hơn nữạ

3.1.3.2.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa rộng khắp

Hiện nay, VPBank có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 256 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn là nhỏ bé so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng. So với các ngân hàng lớn như Vietinbank, Agribank, ACB và các ngân hàng nước ngoài thì mạng lưới ngân hàng đại lý của VPBank chưa đủ mạnh nên việc thanh toán cho ngân hàng nước ngoài vẫn phải qua ngân hàng trung gian gây tốn thời gian, phí ngân hàng và dẫn đến rủi ro, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

3.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụngchứng từ nhập khẩu tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Miền chứng từ nhập khẩu tại VPBank - Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp Miền Nam

3.2.1 Nhóm giải pháp của Ngân hàng đối với Khách hàng

3.2.1.1 Giải pháp cho năng lực tài chính thấp và thiếu thông tin

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, nắm vững khả năng kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng thì ngân hàng mới có thể đánh giá được năng lực tài

chính của khách hàng, hạn chế được rủi ro tín dụng đến từ phía

khách hàng. Trước khi quyết

định cho vay hay bảo lãnh mở L/C, ngân hàng cần thu thập các thông

tin đầy đủ về khách

hàng để tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch. Thông tin đầy đủ ở

đây nghĩa là biết đầy đủ

về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tư cách đạo đức, hiệu quả

kinh tế của lô hàng nhập

khẩu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ của

lô hàng. Ngân hàng cần

phải thu thập thông tin đầy đủ chứ không phải chỉ căn cứ vào hiệu

quả kinh tế của lô hàng để

cho vay vốn như vẫn thường thực hiện. Sau đó, ngân hàng phải thẩm

định và sàng lọc khách

hàng một cách kỹ càng bằng tất cả các số liệu thu thập được.

Hiện nay, định kỳ 6 tháng một lần, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam lại đưa ra danh sách mới về phân loại khách hàng. Việc phân loại như vậy đã đảm bảo được tính cập nhật của thông tin, tuy nhiên, để có thể hạn chế được rủi ro có thể xảy đến thì thông tin cần phải có sự chuẩn xác. Rủi ro thanh toán nhiều khi do không nắm rõ thông tin về khách hàng trong quá trình mở L/C, đặc biệt là L/C trả chậm. Bản thân VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam cũng không nắm hết được chính xác tất cả thông tin về khách hàng của mình, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN thì quá sơ sàị Chính vì vậy, ngân hàng cần tiến hành hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin, nâng cấp hiện đại hoá và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của trung tâm lưu trữ thông tin về khách hàng. Làm như vậy, ngân hàng mới có thể đánh giá và phân loại khách hàng một cách chính xác, từ đó có thể chủ động đưa ra được mức ký quỹ phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng.

3.2.1.2 Giải pháp cho sự thiếu trung thực của khách hàng trong mối quan hệ với

ngân hàng

Để tránh rủi ro đạo đức của khách hàng, tránh việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng phải tiến hành giám sát khoản cho vay, bảo lãnh sau khi đã sàng lọc khách hàng. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình thanh toán hàng hoá giữa người mua và người bán xem có xảy ra tranh chấp gì không, theo dõi sự biến động giá cả hàng hoá và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hoạt động giám sát này phải được tiến hành thường xuyên, song song với quá trình mở và thanh toán L/C của doanh nghiệp.

3.2.1.3 Giải pháp cho trình độ nghiệp vụ yếu kém của khách hàng

Đây là giải pháp hạn chế được rủi ro kỹ thuật về các sai sót trên chứng từ, điều chỉnh các điều khoản bất lợị Điều này giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và

vì vậy cũng góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy nhân

viên ngân hàng phải luôn

niềm nở nhiệt tình giải quyết mọi công việc của khách hàng trong

các thủ tục cần thiết,

không gây khó khăn cho khách hàng, giúp khách hàng tránh được những

rủi ro không đáng

có.

Trước hết, ngay từ đầu, không phải chỉ khi đợi khách hàng đến xin mở thư tín dụng ngân hàng mới bắt đầu công việc của mình. Ngân hàng phải tư vấn cho khách hàng ngay từ khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, nên chọn điều kiện thương mại nào, đưa vào những điều khoản ra sao để có lợi nhất. Hoạt động nhập khẩu ở nước ta mới phát triển thực sự trong vài năm trở lại đây nên các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng thương mại như thế nào để bảo vệ quyền lợi của công ty mà không làm ảnh hưởng đến tập quán thương mại quốc tế. Chẳng hạn khách hàng của ngân hàng là nhà nhập khẩu, thoả thuận mua theo giá CFR hoặc FOB thì mọi rủi ro sau khi đã qua lan can tàu sẽ chuyển qua người mua, nếu có rủi ro trong quá trình vận chuyển mà không thuộc trách nhiệm bồi thường của hãng tàu, hàng hoá chưa được mua bảo hiểm thì sẽ rất rủi ro cho nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét và để nghị khách hàng nên cam kết mua bảo hiểm hàng hoá trước khi mở L/C.

Ngân hàng tư vấn cho khách hàng những điểm sau:

Người nhập khẩu nên mở loại thư tín dụng nào cho phù hợp, nên tránh thư tín dụng chuyển nhượng vì thủ tục lòng vòng gây khó khăn trong thanh toán, cũng như không nên mở thư tín dụng miễn truy đòị

Người nhập khẩu nên đưa những điều khoản nào vào thư tín dụng, không nên đưa quá nhiều điều khoản phức tạp vào L/C vì có thể dẫn đến sai sót hoặc gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc đáp ứng được bộ chứng từ, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán.

Người nhập khẩu nên chấp nhận yêu cầu gì của bên xuất khẩu khi mở L/C, sửa đổi L/C sao cho không làm tổn hại đến lợi ích của mình.

Người nhập khẩu nên mở L/C vào thời gian nào để đúng hợp đồng và hạn chế thời gian ký quỹ.

Người nhập khẩu nên chọn ngân hàng thông báo và thanh toán có quan hệ đại lý với VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam.

Khi bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng nên liên hệ với người mua để xem bên bán giao hàng như thế nào, người mua có sẵn sàng thanh toán không. Nếu người mua từ chối thanh toán, ngân hàng phải thông báo cho bên bán trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu hàng hoá giao sai hợp đồng mà bộ chứng từ vẫn hợp lệ, ngân hàng nhờ các ngân hàng đại lý cung cấp thông tin về nhà xuất khẩu, nếu cần có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

3.2.3 Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng

3.2.3.1 Giải pháp cho những quy định về định mức ký quỹ chưa cụ thể

Việc định được một mức ký quỹ hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro khi thực hiện cam kết thanh toán. Đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm trong kinh doanh ngân hàng, định mức ký quỹ hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng có thể tránh được các rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng của khách hàng. Định mức ký quỹ là việc làm không đơn giản vì mức ký quỹ quá cao sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, nhập khẩu sẽ sẵn sàng từ bỏ ngân hàng chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn. Vì vậy việc xác định mức ký quỹ phải dựa trên các yếu tố:

- Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu: Nếu khách hàng là những bạn hàng truyền thống, có uy tín trong thanh toán thì có thể định mức ký quỹ ưu đãị - Khả năng tiêu thụ sản phẩm: Tuỳ thuộc loại hàng nhập về là loại hàng có khả

năng tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng như thế nào, thị trường tiêu thụ lớn hay nhỏ, giá có ổn định không... mà ngân hàng quyết định mức ký quỹ phù hợp.

- Hiệu quả kinh tế của lô hàng: Tuỳ hiệu quả kinh tế mà định mức ký quỹ cho phù hợp bởi vì tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại theo giá chuyển nhượng bao giờ cũng thấp hơn giá nhập.

Ngoài ra trong thời kỳ tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá, tỷ lệ điều chỉnh phải tương đương với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền.

3.2.3.2 Giải pháp cho trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán chưa cao

Hiện nay, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam có một đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn, trẻ, năng động nhiệt tình, làm việc nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm caọ Nhưng làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế nhiều bất trắc, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy các cán bộ cần không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện nghiệp vụ và tích luỹ kinh nghiệm. Còn về phía ngân hàng cần phải làm những việc sau:

Cần đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C phù hợp, phát huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ nhằm mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong công tác và ngăn ngừa rủi ro xảy rạ Yêu cầu của giao dịch thương mại quốc tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng như nhận viên thanh toán L/C không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm. Họ phải có kỹ năng phân tích, am hiểu tường tận điều khoản của UCP 600, đồng thời phải am hiều về luật pháp, tập quán và thực tiễn hoạt động ngân hàng của từng nước, từng vùng để vừa có khả năng tư vấn cho khách hàng, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng

Cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận trong ngân hàng, nâng cao nghiệp vụ liên quan như ngoại thương, bảo hiểm, vận tảị.. chú trọng cập nhật các quy đinh và luật pháp Nhà nước về xuất nhập khẩụ Tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn để đào tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán

Mời các chuyên gia nước ngoài về thanh toán quốc tế và thanh toán L/C giảng dạy để các nhân viên trong ngân hàng có điều kiện trau dồi cả về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Cử cán bộ đi du học để nâng cao trình độ.

Kiên quyết loại bỏ những cán bộ có tư cách không tốt, nếu năng lực hạn chế thì đào tạo lại hoặc thuyên chuyển công tác khác. Trong việc tiếp nhận cán bộ mới, cần tiếp nhận những người thực sự có chuyên môn, mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt.

Có chế độ lương, thưởng hợp lý với những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp nhiều công sức vào sự phát triển của ngân hàng. Với những cán bộ có nhiều sai phạm, phải có những biện pháp phạt nghiêm khắc.

3.2.3.3 Giải pháp cho nguồn ngoại tệ chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán quốc

tế

Như ta đã biết, VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam quy định số dư tài khoản ngoại tệ tại các chi nhánh chỉ là 700,000 USD nên nhiều khi ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu ngoại tệ để thanh toán cho những L/C giá trị lớn. Vì vậy để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ như vậy, ngân hàng cần kiến nghị ban tổng giám đốc cho phép ngân hàng có quyền chủ động hơn trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thiết lập cho ngân hàng một quy định cụ thể giới hạn trạng thái ngoại tệ căn cứ vào thực tế doanh số thanh toán quốc

tế tại ngân hàng. Chẳng hạn cho phép ngân hàng được mua bán

ngoại tệ với các ngân hàng

ngoài hệ thống để chủ động cân đối thu chi ngoại tệ tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢNG PHÒNG DỊCH VỤ KHDN MIỀN NAM (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w