Theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 53 - 59)

4. Các yêu cầu chủ yế u:

2.4.1.1 Theo kỳ hạn

Bảng 2.4. Tình hình doanh số cho vay theo kỳ hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

2010/2009 So sánh 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % Ngắn hạn 18.614 26,7 20.88 2 27,7 724.25 35,6 8 2.26 12,2 3.375 16,2 Trung dài hạn 50.981 73,3 54.39 8 72,3 43.88 5 64,4 3.41 7 6,7 -10.513 -19,3 Tổng cộng 69.595 100 75.28 0 100 68.14 2 100 5,68 5 8,2 -7.138 -9,5

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.4 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn tổng quát

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện doanh số cho vay cá nhân qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn. Cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trung bình hơn 60%) cho vay ngắn hạn trong tổng số cho vay cá nhân qua 3 năm. Cụ thể, ở năm 2009 mức chênh lệnh này là 32.368 triệu đồng, năm 2010 mức chênh lệch này lên 33.507 triệu đồng, năm 2011 chênh lệch còn 19.628 triệu đồng. Có sự chênh lệch rõ ràng như vậy giữa hai loại kỳ hạn cho vay là vì PGD chú trọng hơn vào loại hình cho vay trung dài hạn, các sản phẩm cho vay của PGD mang tính chất lâu dài, thời hạn dài.

Qua bảng số liệu và biểu đồ doanh số cho vay ở trên ta thấy có nhiều sự biến động về tình hình doanh số cho vay trong 3 năm vừa qua. Doanh số cho vay năm 2010 tăng 5.685 triệu đồng so với doanh số cho vay ở năm 2009 cả ngắn hạn và trung dài hạn, nhưng giảm lại ở năm 2011, giảm 7.138 triệu đồng so với năm 2010 trong đó chủ yếu là giảm cho vay trung dài hạn, cho vay ngắn hạn tăng lên so với năm 2010. Doanh số cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010, điều đó là do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay năm 2011 tăng cao, biến động bất thường so với năm 2010 khiến tình hình cho vay tại PGD nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp không ít những khó khăn. Tổng doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn năm 2010 là 9,5% trong khi năm 2010 tăng hơn 8,2% so với năm 2009. Để hiểu rõ lý do sự biến động đó, ta đi vào phân tích cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên.

❖ Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn một cách tổng quát, doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm. Mức tăng không biến động nhiều, năm 2010 tăng 12,2% so với năm 2009 tương ứng mức tăng là 2.268 triệu đồng, năm 2011 tăng 16,2% so với năm 2010, tương ứng mức tăng 3.375 triệu đổng. Năm 2009, doanh số cho vay cá nhân là 18.614

suất cho vay tăng khá cao. Do sự khan hiếm tiền tệ trên thị

trường, ngân hàng khó

huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, các ngân hàng thay

nhau tăng lãi suất

huy động nhằm thu hút khách hàng, làm chi phí huy động vốn tăng

cao kéo theo lãi

cho vay cũng tăng cao, gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng

để cho vay,

người dân cũng không muốn đi vay với mức lãi suất cao như vậy.

Tình hình lãi suất

cho vay của các ngân hàng TMCP theo công bố của Ngân hàng Nhà Nước

đến giữa

năm 2011 là 19,7%/năm trong khi ở năm 2010 mức lãi suất cho vay ở

tầm 14 -

16%/năm, tăng từ 3,7 - 5,7%/năm.

Với khoản vay cá nhân ngắn hạn trị giá 500 triệu đồng, khách hàng chỉ phải trả tiền lãi cho ngân hàng khoản 6,25 trđ/tháng ở năm 2010 nay phải trả tăng thêm khoản gần 2 trđ/tháng ở năm 2011. Lạm phát tăng cao, đời sống kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn, với mức trả lãi tăng lên như vậy khiến người dân dè chừng trong việc đi vay ngân hàng, do vậy mà doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn năm 2010 là điều mà ta có thể hiểu.

❖ Phân tích doanh số cho vay trung dài hạn

Doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn. Năm 2009, doanh số cho vay trung dài hạn đạt 50.918 triệu đồng, chiếm 73,3% tổng doanh số cho vay cá nhân. Năm 2010, doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên 54.398 triệu đồng chiếm 72,3% tổng doanh số cho vay cá nhân, tăng 3.417 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 6,7%.

Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng trong doanh số tín dụng cá nhân trung dài hạn ở năm 2010 là do trong năm 2010 theo xu hướng chung của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Tế, PGD Quang Trung chú trọng triển khai nhiều chương trình về tín dụng cá nhân hỗ trợ các cá nhân trong việc vay mua nhà dự án, ngôi nhà tích luỹ, vay mua ô tô, vay xây dựng sửa chữa nhà, vay mua bất động sản thế chấp bằng chính bất động sản định mua... đã thu hút được khách hàng có nhu cầu vay vốn tại PGD làm cho doanh số cho vay kỳ hạn trung dài hạn tăng lên trong năm 2010.

Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011 giảm hơn so với năm 2010. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 43.885 triệu đồng, chiếm 64,4% trong tổng doanh số cho vay cá nhân, giảm 19,3% so với năm 2010 tương ứng với mức giảm 10.513 triệu đồng. Doanh số tín dụng không chỉ chững lại ở mảng tín dụng cá nhân mà ngay cả mảng tín dụng doanh nghiệp cũng bị sụt giảm. Lý do trong năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng trở lại, lên đến 22% ( tính đến cuối tháng 7 năm 2011) và cả năm 2011 là 18,58%, trong khi lạm phát năm 2010 giữ ở mức 11,5%. Tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất và lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu về tín dụng theo đó hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD cũng không đạt như mục tiêu, sụt giảm so với năm 2010.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w