4. Các yêu cầu chủ yế u:
2.4.5.1 Diễn biến lãi suất huy động vốn Error! Bookmark not defined.
Năm 2008, tình hình lãi suất huy động vốn ngân hàng có nhiều biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử thì bước sang năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản, tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009. Cụ thể, đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt mức 21%, giữa năm lên đến 30%, và cả năm con số này đạt 36%, tăng mạnh so với năm 2008 (21%) và ở mức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 cũng là một cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét bắt đầu có hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ, cụ thể ở tín hiệu nâng lãi suất cơ bản, phòng ngừa lạm phát cao có thể trở lại trong năm 2010. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm, đến tháng 12/2009, lãi suất cơ bản tăng trở lại lên mức 8% một năm.
Mặt bằng lãi suất huy động tháng 4/2009 có xu hướng tăng nhẹ từ 0,2 - 1,5%/năm so với tháng 3/2009, lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 7,1- 8,6%/năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt là 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Nhiều ngân hàng áp dụng thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Thời gian vừa qua, các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn, trong đó cao nhất là dài hạn, tăng trung bình 0,1%-0,9%/năm.
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12/2009, các ngân hàng thương mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số ngân hàng tăng tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các ngân hàng đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm.
Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh, nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).
Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 - 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng. Diễn biến của lãi suất trong năm 2010 tương tự như của năm 2009. Tức là lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm, nhằm kiếm chế lạm phát, lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất huy động VND được áp 14%/năm chính thức từ 3/3/2011. Nhiều ngân hàng đã đồng loạt rút lãi suất huy động về 14%/năm sau khi NH Nhà nước ban hành chỉ thị 02 kiên quyết xử lý NH huy động vượt trần. Lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm). Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%).
2.4.5.2 Diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường
Đầu năm 2009 lãi suất cho vay thường cố định trong thời gian dài, từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên từ cuối năm 2009, do đoán trước xu hướng lãi suất biến động nên nhiều ngân hàng đã thiết kế hợp đồng cho vay theo hướng có lợi cho mình, cố định lãi suất trong vài tháng đầu, sau đó ngân hàng sẽ điều chỉnh hằng tháng. Trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng thì lãi suất cho vay tháng 4 vẫn giữ ổn định ở mức 8 - 10,5%/năm. Những tháng cuối năm 2009, lãi suất phổ biến ở mức 11 - 12%/năm.
Nhìn chung, tình hình lãi suất cho vay năm 2009 thấp nhất là 5%/năm, lãi suất cho vay cao nhất là 12%/năm. Lãi suất cho vay đối với khách hàng DN cao nhất vẫn ở mức trần 12%/năm và trần lãi suất huy động vốn là 10,5%/năm.
Năm 2010, lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Lãi suất huy động VND đã tăng vọt từ 11 - 11,5% lên đến 17%/năm kéo theo sự leo thang của lãi suất cho vay từ 13 - 14% lên 19 - 21%/năm (tuỳ từng loại khoản vay). Thời điểm cuối năm 2010, mức lãi suất huy động phổ biến của các ngân hàng là 13,5-14%/năm, cao hơn cùng kỳ năm 2009 từ 3,6-4,5%/năm, lãi suất cho vay ở tầm 18-20%/năm vào quý IV-2010.
Trong những tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động, cho vay vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay phổ biến 18-20%/năm. Tháng 5/2011, lãi suất cho vay VND bình
quân thực tế khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm.
Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn từ 2%-2,5% là NH đã có lời. Thế nhưng, tại Việt Nam, các NH đồng loạt huy động vốn với lãi suất 14%/năm nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức 20%/năm trở lên, cao hơn lãi suất đầu vào 6%/năm. Không những thế, cánh cửa vay vốn cũng trở nên khó khăn với hàng loạt các thủ tục, giấy tờ, thẩm định. Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng cũng khá thận trọng cho vay tín dụng, mức lãi suất 18% - 20%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận cũng khá khắt khe.