Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 27 - 30)

4. Các yêu cầu chủ yế u:

1.5.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân

Thông thường mỗi ngân hàng xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của mình. Về cơ bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bao gồm các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ tín dụng

Khi khách hàng có nhu cầu vốn tín dụng, nhân viên ngân hàng tiếp xúc khách hàng, phỏng vấn sơ bộ. Nếu khách hàng hội đủ điếu kiện cấp tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng.

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của khách hàng, ngân hàng cần nghiên cứu tính hợp pháp, tình chính xác và sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định. Nếu cần thiết phải thông báo cho khách hàng bổ sung cho đầy đủ.

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng để quyết định đến kết quả cấp tín dụng. Do vậy, nhân viên thẩm định cần tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện và quy định tín dụng.

Bước 3: Đưa ra quyết định cấp tín dụng

Căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, nguồn vốn của ngân hàng và giới hạn cấp tín dụng mà ngân hàng tiến hành đánh giá, xét duyệt cấp dư nợ tín dụng cho từng hồ sơ.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ngân hàng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng theo đúng quy định pháp luật. Các hợp đồng phải đảm bảo bao gồm những nội dung tối thiểu sau: điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân...

Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao và nhập kho giấy tờ, tài sản bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quanđến cơ quan bảo hiểm (nếu có mua bao hiểm cho tài sản bảo đảm)

Ngân hàng nhận và chịu trách nhiệm bảo quản chứng từ sở hữu gốc hợp pháp liên quan đến tài sản bảo đảm

Bước 5: Giải ngân

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng, hạn mức tín dụng, nhu cầu chi phí phát sinh, khách hàng đến ngân hàng xin giải ngân. Ngân hàng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng để căn cứ giải ngân, số tiền, hạn mức giải ngân, tiến độ giải ngân đã đươc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương thức hoặc dự án đầu tư.

Bước 6: Giám sát và theo dõi sử dụng vốn tín dụng

Định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết, ngân hàng kiểm tra tình hính tài chính, tình hình sử dụng vốn tín dụng và tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc sử dụng vốn tín dụng sai mục đích hoặc có hánh vi gian lận đối với tài sản đảm bảo.. .tùy theo mức độ vi phạm, có thể ngưng cấp tín dụng hoặc thu hồi vốn tín dụng.

Bước 7: Thu nợ và lãi

Căn cứ vào khế ước nhân nợ và hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành theo dõi việc thu nợ từng khoản tín dụng đến hạn trả bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phí (nếu có), thông báo khi đến hạn thanh toán cho khách hàng và thực hiện thu nợ.

Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm/chuyển nợ quá hạn

Nếu khách hàng đã hoàn trả đủ nợ và lãi thì hợp đồng tín dụng coi như được thanh lý. Ngân hàng tiến hành xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và giải chấp tài sản bảo đảm nợ vay và hoàn trả cho khách hàng.

Nếu đã đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng trả được toàn bộ hoặc chỉ trả một phần nợ gốc và lãi thì ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn, đồng thời tiến hành quản lý nợ quá hạn.

Bước 9: Lưu hồ sơ

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng, hoàn tất các thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm, ngân hàng tiến hành lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w