Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân NHTM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 32)

4. Các yêu cầu chủ yế u:

1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân NHTM

1.7.1 Nhân tố khách quan

> Hành lang pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Họat động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như: bộ luật dân sự, luật Ngân hảng Trung Ương, các quy định của chính phủ.. .Do đó hoạt động tín dụng cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết hợp đồng tín dụng. Khi Nhà nước có chủ trương thay đổi chính sách kinh tế cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

> Yếu tố kinh tế

Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ thay đổi kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ. đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngược lại, nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, lạm phát tăng cao, đầu tư tiêu dùng giảm sút, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp nên nhu cầu tín dụng cũng giảm sút, theo đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng giảm sút theo về quy mô lẫn chất lượng.

> Môi trường cạnh tranh

Đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, làm sao để có được khách hàng là điều không dễ dàng. Muốn có được khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải luôn cạnh tranh với nhau, thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm để làm hài lòng khách hàng.

1.7.2 Nhân tố chủ quan

> Chính sách lãi suất tín dụng

Chính sách lãi suất tín dụng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt đông tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. Chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của cả ngân hàng và thị trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

> Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là các bước, các giai đoạn thực hiện cho vay khách hàng. Để đảm bảo việc cho vay đạt hiệu quả cao cần có một quy trình tín dụng rõ ràng, logic và khoa học. Thực hiện tốt các bước trong quy trình góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng, do đó cần phải tuân thủ đúng quy trình, phối hợp chặt chẽ giữa các bước, để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

> Đội ngũ nhân sự

Phương diện quản lý: Nếu ngân hàng có trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng, đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra, quản lý tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trình độ nghiệp vụ: Trình độ của nhân viên ngân hàng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ. Trình độ chuyên môn của nhân viên cao là điều kiện cần thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học, làm hài lòng khách hàng.

> Khả năng thu thập và xử lý thông tin

Thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn là yếu tố hết sức cần thiết mà ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ và nắm bắt kịp thời để xem xét, đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, theo dõi và quản lý khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn khoản đã cho vay. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro tín dụng càng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH QUANG

TRUNG

2.1 Khái quát về ngân hàngTMCP Quốc Te Việt Nam - Phòng giao dịch Quang Trung

2.1.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng TMCP Quốc Te Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam, tên viết tắt là ngân hàng Quốc Tế (VIB - Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), được thành lập ngày 18 tháng 09 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến cuối năm 2011, sau gần 16 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011 CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn , hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban

❖Trưởng phòng

Chịu trách nhiệm trước TGĐ toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày của PGD theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.

Thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền đến mức 500 triệu đồng.

❖Phòng quản lý quan hệ khách hàng

• Quản lý khách hàng: Tìm kiếm khách hàng,tư vấn khách hàng những tiện ích của sản phẩm, phát trin các dịch vụ mới cho khách

hàng.Thực hiện thẩm định, lập hồ sơ vay với khách hàng, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn.

• Trợ lý quản lý khách hàng: Tính gốc lãi, theo dõi thu nợ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng

• Giao dịch viên:

- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. - Thực hiện các giao dịch tiết kiệm, thanh toán thẻ Mastercard, thẻ Value, các giao dịch chuyển tiền, kiều hối. Quản lý hoạch toán và theo dõi các tài khoản của khách hàng.

• Ngân quỹ :

- Quản lý, lưu thông, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của

Phòng giao dịch.

- Cất giữ, bảo quản các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế

chấp, cầm cố của khách hàng.

- Phát hiện xử lý các loại tiền giả, séc giả.. .theo đúng quy định. - Chịu trách nhiệm bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố của khàch

hàng vay, lưu giữ một phần hồ sơ tín dụng của khách hàng.

2.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân thực tế tại Ngân hàng Quốc Tế -PGD Quang Trung PGD Quang Trung

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Quang Trung

❖ Trình tự thực hiện

> Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tư vấn cho khách hàng chính sách cho vay mà PGD Quang Trung đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp.

Nhân viên PGD hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sử dụng mẫu “ Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh”, đánh dấu những khoản mục khách hàng cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên và giao cho khách hàng

Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ:

- Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ.

- Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, tiếp tục các bước tiếp theo trong quy trình cho vay, nếu hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

❖ Các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xin vay vốn:

Bước 1: Thu hút khách hàng • Tiếp nhận HSKH • Thẩm định thực tế • Định giá tài sản đảm bảo Bước 2: Hoàn thiện và ra quyết định hồ sơ, phê duyệt TD Đồng ý cho vay Từ chối cho vay Bước 3: Hoàn thiện các thủ tục đảm bảo tiền vay • Giải ngân • Theo dõi sau cho vay Bước 4: Thanh lý HĐTD và HĐBĐ tiền vay • Thanh lý đúng hạn • Thanh lý trước hạn Bước 5: Giải chấp tài sản bảo đảm Bước 6: Lưu hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của khách hàng

- Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Các loại giấy tờ phản ánh phương án vay vốn - Các loại giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay Thẩm định cho vay và định giá tài sản đảm bảo:

• Thứ nhất: Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua kênh thông tin. Đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng.

Gửi hồ sơ, tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản để định giá tài sản thế chấp, cầm cố.

• Thứ hai: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các nguồn sau:

Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng tại ngân hàng Thông qua trung tâm tín dụng (CIC)

Thông qua các đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

Các ngân hàng mà khách hàng từng thực hiện vay vốn trước đó

• Thứ ba: Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn Đủ năng lực pháp luật/ Năng lực hành vi dân sự

Tính trung thực, đạo đức nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao, uy tín tốt Đảm bảo tính chính xác của số lượng và chất lượng thông tin

• Thứ tư: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua xem xét tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh khoản, phân tích các khoản công nợ, đánh giá tài sản cố định của khách hàng.

• Thứ năm: Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng

Nhân viên tín dụng phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các TCTD bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi ở hiện tại và cả trong quá khứ.

• Thứ sáu: Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay • Thứ bảy: Xác định phương thức cho vay • Thứ tám: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên , nhân viên tín dụng phải lập tờ trình thẩm định, trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh gái phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.

> Bước 2: Hoàn thiện và ra quyết định hồ sơ, duyệt hồ sơ a. Quyết định cho vay

Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng.

Sau khi tờ trình thẩm định khách hàng đã được thông qua, hồ sơ sẽ được gửi đến trưởng phòng.

Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng sẽ trình bày về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đề nghị.

Trưởng phòng trực tiếp phỏng vấn các vấn đề liên quan đến khách hàng đối với nhân viên quản lý và phát triển khách hàng.

Sau khi trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay , thư ký lập biên bản họp ghi nhận các ý kiến thống nhất của các thành viên. Biên bản có đủ chữ ký của các thành viên .

Thư ký lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên quản lý và phát triển khách hàng.

b. Từ chối cho vay

Trưởng phòng chỉ được ký phê duyệt khoản vay khi khoản vay thuộc quyền phán quyết và khi khách hàng hội đủ điều kiện cho vay. Nội dung duyệt khoản cho vay cần ghi rõ phương thức chi vay, số tiền của món vay hoặc hạn mức được phê duyệt thời hạn, lãi suất.

Nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết định và lý do từ chối của mình vào tờ trình thẩm định.

Tối đa là 2 ngày kể từ ngày có quyết định tín dụng cho vay hay không cho vay thì kết quả phải được thông báo đến cho khách hàng bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng. Trường hợp đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay phải thông báo bằng văn bản, sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho PGD Quang Trung.

> Bước 3: Hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo tiền vay a. Giải ngân

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên dịch vụ tín dụng để chuẩn bị giải ngân.

Nhân viên dịch vụ tín dụng chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm theo phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản cho vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản. Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

Hợp đồng tín dụng được lập thành 3 bản, PGD giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng nhân viên dịch vụ tín dụng chịu trách nhiện thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÓC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w