2)
1.4.3. Tầm quan trọng của việc khơi tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện
kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam từng bước cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Một hệ thống ngân hàng hữu hiệu trở thành kênh dẫn nhập vốn quan trọng và hàng đầu sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm cho nền kinh tế để đạt đến thành công của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Trong tương lai gần, với việc thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ và việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nới lỏng phạm vi hoạt động thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam và vì vậy sẽ có điều kiện để thâm nhập và nâng cao thị phần tại thời điểm này. Và cũng
chính xu hướng này sẽ đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong một môi
trường kinh doanh mới có tính cạnh tranh sâu sắc hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhất thiết NHTM phải khơi tăng nguồn vốn huy động. Để thấy được tầm quan trọng của việc khơi tăng nguồn vốn huy động trong kinh doanh hiện nay, trước hết chúng cần phải thấy được:
- Ngân hàng thương mại với bản chất là một trung gian tài chính, chuyên hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Các NHTM này lại hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn mà mình huy động được. Quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm: Đầu tiên là quá trình huy động vốn sau đó là quá trình sử dụng vốn. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu ngân hàng không tìm kiếm được nguồn vốn hoạt động cho mình, nếu NHTM lâm vào tình trạng này thì chỉ còn một đường duy nhất là đóng cửa bởi nếu NHTM chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác thì đã đánh mất bản chất của một NHTM rồi. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng mang tính sống còn đối với hoạt động kinh doanh của một NHTM.
- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng gia tăng trong khi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn rất lớn. Hơn nữa, tín dụng lại là một hoạt động quan trọng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Vì vậy, các NHTM chỉ huy động vốn không là chưa đủ mà phải không ngừng nỗ lực tìm mọi cách để gia tăng nguồn vốn này để đáp ứng việc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.
- Như ở trên đã trình bày, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng đều phải biết tận dụng những lợi thế sẵn có của mình, tranh thủ thời cơ và cơ hội nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh từng bước tiến vào quá trình hội nhập. Bởi lẽ, khi bước vào hội nhập, các NHTM phải hoạt động trong một môi trường có áp lực cạnh tranh rất gay gắt, nếu các NHTM không nâng cao năng lực cạnh tranh thì chắn chắn sẽ không tồn tại được. Một ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh
- thật sự khốc liệt thì trước tiên NHTM đó phải khơi tăng
được nguồn vốn huy
động. Bởi huy động vốn là quá trình đầu tiên trong hoạt
động kinh doanh, một
khi mà vốn huy động được khơi tăng NHTM có cơ sở để nâng
cao hiệu quả hoạt
động đầu tư và cho vay - là những hoạt động mang lại lợi
nhuận chủ yếu cho
ngân hàng, từ đó dần dần nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, thông qua việc
trích một phần lợi nhuận vào quỹ bổ sung tăng vốn điều lệ
hàng năm, từ đó
NHTM có thể tăng qui mô hoạt động và cho vay (do hạn chế
bởi luật là chỉ huy
động không vượt quá 20 lần vốn tự có và cho vay không quá
15% vốn tự có của
ngân hàng). Vòng xoay này cứ tiếp tục, quy mô về vốn của
NHTM ngày càng
tăng, các NHTM có điều kiện đổi mới công nghệ ngân hàng
hiện đại, tạo được
uy tín với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Từ đó, chúng ta có thể thấy được việc khơi tăng nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với một NHTM. Tuy nhiên, việc khơi tăng nguồn vốn mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Muốn tăng trưởng và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hội nhập, các NHTM còn phải nỗ lực rất nhiều không chỉ trong công tác huy động mà phải quan tâm đến tất cả những hoạt động kinh doanh của một NHTM.
1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
- Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong quá trình phân tích ngân hàng thương mại thường sử dụng các hệ số liên quan đến lợi nhuận sau đây, số liệu để tính toán các hệ số được lấy từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, do Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu tại một thời điểm nhất định, nên để đảm bảo độ chính xác của các hệ số, các ngân hàng thường sử dụng số liệu bình quân của kỳ phân tích trên Bảng cân đối kế toán.