2)
3.3.1. về môi trường pháp lý
- ❖ Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
- Ở nuớc ta hiện nay, trình độ dân trí của nguời dân còn thấp, còn xa lạ với các sản phẩm của ngân hàng, phần lớn nguời dân chua hiểu gì về hoạt động của ngân hàng. Nguời dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong các hoạt động thanh toán của mình, mặt khác thu nhập bình quân còn thấp nên họ cũng ít nghĩ đến việc gửi tiền để thanh toán qua ngân hàng.
- Để xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cu cần thiết phải tuyên truyền, giải thích làm rõ các sản phẩm ngân hàng cho công chúng. Đây là một vấn đề rất cần sự đồng tình, quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện. Về phía nhà nuớc cần có nhừng giải đồng bộ, chủ động và tích cực hơn nừa mới có thể phát triển, mở rộng thị truờng tiền gửi cá nhân và thanh toán qua tài khoản; kết hợp giừa vận động, khuyến khích với tính huớng dẫn chỉ định để đua ra nhừng chủ truơng, biện pháp thích ứng với thực tế.
- Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách và qui định về thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt nhằm mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Vận động yêu cầu một số doanh nghiệp, cá nhân thuộc lĩnh vực nhà nuớc, có điều kiện liên quan thực hiện việc mở tài khoản trả luơng, chi trả dịch vụ qua tài
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- khỏan cá nhân như ngành tài chính, ngân hàng, thuế, bưu điện.
- Thành lập ban chỉ đạo chuyên ngành để cùng hướng dẫn, thực hiện mang tính nhà nước gồm đại diện của Chính phủ với các ngành tài chính, ngân hàng, thuế, Bộ Lao động thương binh và xã hội...
- Cần hoàn thiện văn bản pháp quy có liên quan đến quyền và trách nhiệm của chủ tài khoản cá nhân trước pháp luật trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, nhất là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo tính an toàn, thuận lợi, nhanh chóng trong chu chuyển vốn thanh toán.
- Nếu người dân muốn thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa thì phải
có người tiếp nhận, nếu không thì việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng không thể thực hiện được. Vì vậy, để phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch nhà nước cần có chế độ bắt buộc các khoản chi trả, thanh toán mua bán đều phải thanh toán qua ngân hàng hoặc là cho phép một mức tối đa thanh toán bằng tiền mặt, còn phải thanh toán qua ngân hàng như ở một số nước trên thế giới đã áp dụng và nhà nước cần phải đưa ra các cơ chế bắt buộc các cửa hàng lớn phải có bộ phận thu nhận tiền hàng dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- ❖ Vấn đề bảo hiểm tiền gửi
- Hiện nay chúng ta đã có qui định về thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, duy trì sự ổn định của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Theo qui định, các TCTD và tổ chức không phải TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo qui định của Luật các TCTD (gọi là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.
- Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó bị mất khả năng thanh toán, Bảo hiểm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- tiền gửi Việt Nam sẽ tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho
người gửi tiền. Mức tiền tối
đa mà một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi được Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam trả theo qui định của Chính phủ (tại Nghị
định số 109/2005/NĐ-
CP ngày 24/8/2005) là 50 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.
- Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn, tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng, do đó ngân hàng phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền.
- Trường hợp hoạt động của ngân hàng gặp rủi ro vỡ nợ, người gửi tiền có tổng số
tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) lớn hơn 50 triệu đồng thì phần vượt so với qui định trên đây sẽ được hoàn trả trong quá trình thanh lý tài sản (khi những tài sản đã chuyển thành tiền mặt). Điều này sẽ không khuyến khích được người gửi tiền vào ngân hàng với số lượng lớn và thời hạn dài vì sợ gặp rủi ro.
- Để bảo vệ quyền lợi và khuyến khích người gửi tiền an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, đòi hỏi phải có một cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp bảo hiểm toàn bộ số tiền gửi cho người gửi tiền. Ngân hàng phải đóng phí bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm cho dù phải tăng chi phí và giảm lợi nhuận và cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền nếu ngân hàng bị vỡ nợ.
- Nếu người gửi tiền biết rằng họ sẽ được hoàn trả đầy đủ giá trị tiền gửi khi các ngân hàng của họ bị vỡ nợ thì sự ngờ vực và lo sợ ngân hàng vỡ nợ sẽ không còn, họ sẽ không đổ xô tới ngân hàng để rút tiền khi nghi ngờ việc gì đó và ngân hàng cũng không phải đặt trong một tình thế bất lợi.
- Tuy nhiên, để góp phần kích thích các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, với độ
an toàn cao hơn, thiết nghĩ cần phải áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi có phân biệt theo mức độ rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Những ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn hơn thì sẽ đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo tỷ lệ thấp hơn.
- Vì thế, vấn đề bảo hiểm tiền gửi cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh
- và giải quyết. Có như thế khách hàng mới yên tâm gửi
tiền và việc thực thi chính
sách tiền tệ và kiểm soát lượng tiền trong lưu thông của NHNN
mới thực sự hiệu
quả, góp phần nâng cao hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung.