Chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật anh hùng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 131 - 135)

6. Cấu trúc luận án

4.2.3. Chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật anh hùng

Thế giới nội tâm là những suy nghĩ, cảm xúc bên trong con người, là khi nhân vật tự sống với chính mình. Trong suốt một thời gian dài, TTLS Việt Nam có lúc đã tạc nên những bức tượng có phầnxơcứng về người anh hùng do chưa quan tâm đến miêu tả nội tâm. Sau 1975, trong xu thế đổi mới, các nhà TTLS đã nhận ra sự cần thiết và sức hút của thế giới nội tâm con người, nơi mà khả năng hư cấu, tưởng tượng của ngòi bút được chắp cánh.

Thếgiới nội tâm ấy hiện lên qua nhiều thủ pháp: miêu tả thiên nhiên để thể

hiện tâm trạng, trực tiếp miêu tả thế giới nội tâm, sử dụng độc thoại nội tâm. Thế giới nội tâm NVAH trước hết được thể hiện gián tiếp qua miêu tả bức tranh

thiên nhiên, như trong các sáng tác của Nguyễn Thế Quang, Thái Bá Lợi, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Sơn Tùng...

Trong Bão táp triều Trần, nhà văn nhiều lần miêu tảthiên nhiên để thể hiện tâm trạng, nội tâm nhân vật anh hùng. Đây là tâm trạng của Trần Quốc Tuấn vào một buổi sáng bình minh đẹp trời, khoảng lặng, khoảng bình yên hiếm thấy trong cuộc đời ông:

“Ánh bình minh le lói dọi những tia nắng thu vàng qua khe cửa khép hờ vào thư phòng. Tới lúc ấy, vương cũng vừa viết xong, vương buông bút vươn vai bước qua thềm điện với đầu óc nhẹ nh m siêu thoát, như người mới từ c i thái hư trở về.

Sau một hồi đi dạo quanh khu hồ bán nguyệt có hàng liễu rủ rồi quành về bãi kim cúc, hoa đã tãi vàng, hương đua thi thoảng hoà quyện với không khí thanh khiết của buổi mai nắng đẹp khiến vương cảm thấy như đất, trời và cảnh vật này chưa có bao giờ lại hiện lên với một vẻ đẹp bình dị mà đằm thắm tới mức thiếu nó cuộc đời vương cũng chẳng có nghĩa lí gì hết. Vương khẽ nâng một bông cúc còn đang hàm tiếu và hơi khom tấm thân đẫy đà xuống hít hà mùi hương thoáng nhẹ” [211; 235]. Trong Búp sen xanh, thiên nhiên tuy không hoàn toàn chiếm ưu thế nhưng vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chuyển động của thiên nhiên, phong cảnh được bộc lộ theo nguyên tắc liên kết chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý. Bản thân mối liên hệ giữa thiên nhiên và tâm lý trở thành một tiêu điểm của nhận thức. Mỗi khoảng không gian đều ẩn chứa tâm trạng con người. Nỗi đau mẹ mất, bà ngoại qua đời như được nhân thêm gấp bội trong khoảng không xẩm tối, mịt mùng: “Côn hơi chột dạ, Côn chạy dấn lên được mấy bước nữa thì nghe tiếng anh Khiêm vừa gọi vừa khóc: Côn ơ...i Bà... Bà... che...ết...t... rồi Côn khựng lại, hai tay ôm

lấy mặt. Nấc Nấc Khiêm đỡ lấy em vào vòng tay mình để khỏi ngã. Một đám mây như dải băng trắng trôi qua ngọn núi Lộc Đôi, che khuất mặt trời. Bóng râm trùm xuống một vùng xẩm xẩm tối. Hai anh em Khiêm, Côn bước nặng nề trong vùng bóng râm ảm đạm giữa cánh đồng chiêm mênh mông” 271; 142 . Đó còn là bối cảnh cố đô Huế khi bọn giặc Tây Dương vươn cánh tay “khai hóa” ra khắp bờ c i nước Nam mình, cảnh triều đình phong kiến rối ren, dân tình đau khổ, oán hận, các sĩ phu yêu nước trong tâm trạng rối bời, bất lực vì chưa tìm ra được lối thoát để đền nợ nước, trả thù nhà. Bản thân mỗi nét phác họa thiên nhiên dường như đã ẩn chứa nét điển hình của hoàn cảnh, sự dồn nén của lòng người. Khi vua Thành Thái đi đày, “mây... từng khối đen đè nặng bầu trời kinh Đô Huế”, “dòng sông Hương như một khúc ruột quặn đau”, “cơn mưa chiều ập xuống kinh thành. Gió Gió Gió nổi từng cơn Từng cơn gió xe mưa trời xa mù mịt ” 271; 192-193]. Thiên nhiên Huế ảm đạm, thê lương, quằn quại dưới con mắt của chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành như xoáy vào tâm anh, khiến lòng anh quặn đau, thôi thúc anh quyết tâm tìm con đường để giải phóng dân tộc.

Khắc hoạ thế giới nội tâm NVAH qua phương thức độc thoại là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng của tiểu thuyết hiện đại. Phương thức độc thoại là thủ pháp không thể thiếu vắng trong việc khám phá thế giới bên trong con người. Độc thoại nội tâm là “tiếng lòng” sâu lắng và chân thực nhất của của nhân vật. Họ tự “đối thoại”, “chất vấn” chính mình. Bằng cách này, nhà văn có thể dễ dàng để cho nhân vật tự phô bày những phẩm chất rất riêng của mình mà nhiều khi ngòi bút miêu tả bất lực.

Nguyễn Quang Thân (Hội thề) đã dành rất nhiều trang viết để Lê Lợi tự vấn với chính mình. Nhờ đó, người đọc cảm nhận rất r những trăn trở, dày vò, suy tư của ông với những biến cố lịch sử, những người xung quanh và với chính bản thân mình. Sau khi trải qua biết bao cảm giác (được trở về với kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ và khi đối diện với bổn phận, trách nhiệm của một chúa công), Lê Lợi đã thốt lên trong tâm tưởng: “Tại sao đêm mai, có thể đêm ngày kia ta phải ra lệnh chém giết hàng vạn con người? Tại sao xã tắc Đại Việt lại chọn ta mà không phải ai khác? Ta đang là ông vua trên chót vót đỉnh cao quyền lực hay chỉ là một kẻ khốn khổ bị tước đoạt mất một cuộc đời thú vị, sung sướng, tự do mà ta luôn nuối tiếc” 265; 125 . Hay đứng trước những mối bất hòa trong đám quân

thần tâm phúc của mình, Lê Lợi đã không ít lần suy ngẫm về sự khác biệt và lẽ công bằng: “Kẻ giỏi đao cung hay tâm trạng nhiều lại có quyền khinh rẻ người hay chữ đến thế sao? Phải chăng đó là chuyện thường tình của mọi thời? Vậy thì người làu làu kinh sử sao lại không được khinh miệt trở lại” [265; 136 . Thêm nữa, ông còn có những suy nghĩ khác với Nguyễn Trãi và các nhà nho đương thời: “Sách là của thánh hiền còn nồi cơm là của thiên hạ. Phải làm sao cho thiên hạ ăn no thì họ sẽ đọc sách để hiểu được cái đạo của thánh hiền” 265; 116 … Có thể nói, bằng phương thức độc thoại, Nguyễn Quang Thân đã làm cho hình tượng Lê Lợi hiện lên gần gũi, sống động.

Trong Đức Thánh Trần, Trần Thanh Cảnh đã dành rất nhiều công sức, tâm huyết miêu tả diễn biến tâm lí người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Ông đã đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh, những tình huống khác nhau, có khi đầy éo le, bi kịch. Bằng cách đó, nhà văn thể hiện sở trường của mình qua việc miêu tả những suy tư, trăn trở về nhân tình thế thái, về cuộc sống trần ai, về những dằn vặt, giằng xé nội tâm không thể chia sẻ của nhân vật. Nhà văn có vài lần đặt Quốc Tuấn trong những mối ưu tư về di ngôn của thân phụ An Sinh Vương Trần Liễu: “Dân là đây, nước là đây. Cha bảo con lấy lại nước là có ý tứ gì. Người chẳng có dân, có nước đây rồi sao. Con cũng đang trong lòng dân, trong nước của mình…” 195; 34 . Rồi những băn khoăn, lo lắng, suy tư về vận nước trước mỗi cuộc chiến:

“Chúng ta chuẩn bị nhân tài vật lực tốt, quân sĩ thao luyện k càng, vũ khí và thế trận sẵn sàng, kẻ địch sẽ được biết thế nào là hào khí Đông A, là khí phách của quân dân ĐạiViệt. Và quan trọng hơn, có sự chuẩn bị từ trước cho chiến cuộc thì tránh được cho người già, đàn bà, con trẻ của trăm họ sự tàn sát hung bạo của đạo quân khát máu kia. Ta phải suy xét thật chu đáo và đầy đủ, lường hết mọi tình thế có thể xảy ra trong chiến trận. Ta phải hạn chế mọi tổn thất về người và của. Và ta phải chắc thắng” 195; 103].

Những đoạn độc thoại như thế này thường xuất hiện trước hoặc sau những trận đánh lớn, thể hiện một Trần Quốc Tuấn vừa tài giỏi, vừa đầy lo lắng trước số phận quốc gia, dân tộc, đồng thời là người luôn suy tính vì từng tính mạng người lính. Đánh, nếu thắng thì mới đánh. Còn bằng không, thì phải tìm cách thua để bảo toàn lực lượng. Ông chưa bao giờ muốn lấy sinh mạng của binh lính để chứng tỏ chí nam nhi. Đánh thế nào để tổn thất ít nhất, giữ lấy quân để mà còn đánh tiếp.

Cho nhân vật độc thoại, Trần Thanh Cảnh đã thành công khi khơi được những điều sâu kín nhất trong lòng vị tướng uy dũng mà rất mực nhân văn trong bối cảnh khắc nghiệt của chiến trận.

Theo nhà tâm lí học S. Freurd: “hệ thống vô thức là kho tàng của dục vọng và bản năng sinh vật. Những bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lí mạnh mẽ phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và sự xâm nhập vào cõi ý thức để thỏa mãn” 45; 268 . Như vậy, có thể hiểu vô thức là thế giới sâu kín, nó bao gồm những mong muốn, khát khao bị dồn nén, không được thực hiện, không được thỏa mãn nên nó thường bộc lộ trong những giấc mơ. Với thủ pháp độc thoại nội tâm, c i vô thức phức tạp của người anh hùng được thể hiện một cách da diết. Nhân vật Phan Châu Trinh trong Thế kỉ bị mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam thường rơi vào nỗi ám ảnh cùng những cơn ác mộng kéo dài hàng chục năm về hình ảnh thủ cấp cha mình bị bêu trên cọc tre. Điều đó càng thôi thúc ông bất chấp mọi khó khăn theo đuổi đến cùng tư tưởng “bất bạo động” trong cuộc chiến với người Pháp. Cái chết thảm khốc của cha mình là lí do hối thúc Phan Châu Trinh bằng mọi cách phải “bẻ ghi cho con tàu lịch sử rẽ vào con đường khác, con đường khôn ngoan hơn của kẻ yếu, là phải tự cường trước đã” 238; 414]. Với Đất trời, Nam Dao đã để cho Nguyễn Trãi bộc lộ tâm sự thầm kín của mình bằng những giấc mơ. Đó là giấc mơ về hình ảnh con rắn trở đi trở lại trong những cơn mộng mị khiến ông phải thét lên trong sợ hãi: “Không không, loài người chúng ta không ngu độn đến thế” 200; 80]. Rồi tình yêu của Xuyến, sự lo lắng, thu vén của nàng đã giúp ông có điểm tựa mà giữ được “thăng bằng”. Vì vậy, bao nhiêu lần sau những cuộc vui, trong cơn mê mệt, Nguyễn Trãi vẫn ú ớ gọi tên cô: “Tôi mơ, một giấc mơ ban hạ ở góc chợ nhốn nháo. Mở mắt ra, nhìn đi. Tôi vẫn còn mơ ư? Nhác thấy hình hài em, ở đó, có thật…” 200; 294]. Hay, nhiều đêm trong những giấc mơ chập chờn, Nguyễn Trãi nghe thấy lời dặn dò của cha: “Tai Trãi văng vẳng lời cha “làm trai thì về mà trả ơn nước, thế mới là báo hiếu. Nợ nước trước, thù nhà sau” 200; 110 . Qua việc miêu tả giấc mơ, nhà văn đã làm phát lộ những rung động thẳm sâu trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật là một hướng khai thác mới cho TTLS Việt Nam sau 1975. Hướng khai thác này đã đem đến chiều sâu trong việc thể hiện phẩm chất, tính cách người anh hùng. Đặt điểm nhìn vào thế giới bên trong

nhân vật, để cho nhân vật tự nói bằng tiếng nói của mình, tự suy tư, trăn trở, cật vấn, phán xét và tự bạchlương tâm, một lần nữa, các nhà văn đã làm sống dậy một cách sinh động chân dung những con người vừa là những vĩ nhân, đồng thời cũng là những con người bình thường, với nhiều sai lầm, đau khổ, bi kịch.

4.3. Luân chuyển điểm nhìn và tổ chức giọng điệu trong xây dựng nhân vật anh hùng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)