Nhân vật anh hùn g hình tượng trung tâm của tiểu thuyết lịch sử Việt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 74)

6. Cấu trúc luận án

2.3.1. Nhân vật anh hùn g hình tượng trung tâm của tiểu thuyết lịch sử Việt

Vi t Nam sau 1975

Trong chính sử, mối quan tâm đầu tiên của người viết là ghi chép sự kiện theo kiểu biên niên, quan tâm đặc biệt đến các sự kiện gắn với triều đình, các vị vua chúa. Các chiến công, thành tích của vĩ nhân, anh hùng được nói đến như là một trong những yếu tố góp phần củng cố các triều đại hoặc góp phần vào chiến công chung. Ngược lại, trong văn học, sự kiện, tình huống, ngoại giới chỉ là “môi trường nuôi sống nhân vật”. Ở đó, số phận con người mới là mục tiêu cơ bản và cuối cùng của sự phản ánh. Vì vậy, con người, số phận con người mới là trung tâm của bức tranh trong TTLS.

Sự vận động, phát triển của TTLS luôn gắn liền với sựthay đổi trong quan niệm về con người và sự thể hiện nhân vật. Quan niệm về con người ngày càng sâu sắc, đa diện thì thế giới nhân vật cũng trở nên phong phú, đa dạng. Lý luận văn học phân chia nhân vật theo nhiều tiêu chí: nhân vật chức năng và nhân vật tính cách, nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật hữu danh và vô danh… Trong đó, NVAH thường đóng vai trò trung tâm của các TTLS. Thế nào là nhân vật trung tâm? Nhân vật trung tâm thường được hiểu là “Nhân vật chính, nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình (…) Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm” 122; 283]. Có thể thấy, nhân vật trung tâm thường hội tụ tất cả các mối quan hệ của hệ thống nhân vật và phản ánh quan niệm mà nhà văn muốn gửi gắm. Tất nhiên, bên cạnh nhân vật chính, nhân vật trung tâm còn có nhiều nhân vật khác, đóng vai trò nhất định trong việc làm nên thành công của tác phẩm. Nhiều TTLS có số nhân vật lên đến hàng trăm, với nhiều mối quan hệđan xen, phân làm nhiều tuyến.

Hầu hết những TTLS mà chúng tôi khảo sát đều có NVAH là nhân vật trung tâm. Trong 39 tác phẩm TTLS sau 1975 chúng tôi nhận thấy có 30 tác phẩm thuộc dạng này (chiếm tỷ lệ 76,9 %), 09 tác phẩm còn lại NVAH đóng vai trò là nhân vật chính (phụ lục 2). Tần suất xuất hiện của người anh hùng trong

tác phẩm chiếm tỉ lệ cao (tính theo sự xuất hiện ở các trang tiểu thuyết). Cụ thể: nhân vật Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành trong Búp sen xanh (chiểm tỷ lệ 94%), nhân vật Nguyễn Trãi trong Đất trời (chiếm tỷ lệ 76 %), Trần Quốc Tuấn trong Đức Thánh Trần (chiếm tỷ lệ 71 %)… Các tác phẩm tiêu biểu có nhân vật trung tâm là NVAH có thể kể đến là Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác,

Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Đất trời của Nam Dao, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Vằng vặc sao khuê của Hoàng Công Khanh, Ngô Vương

của Phùng Văn Khai, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…

Trong TTLS, nhân vật trung tâm thường có ảnh hưởng chi phối các nhân vật khác. Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, đóng vai trò chính trong các sự kiện, kết nối nhiều mối quan hệ cốt lõi. Tác giả rất có ý thức miêu tả Nguyễn Huệ trong sự so sánh với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ: “có những phần trên gương mặt Huệđậm lên một chút, đầy lên một chút, khiến từ khuôn mặt ấy, toát ra một sự cân đối linh động không có trên khuôn mặt Lữ, và niềm tin cẩn vững vàng khó tìm trên khuôn mặt biện Nhạc” [208; 140-141]. Dùng phương thức miêu tả ngoại hình để nhà văn đưa vào đó dự báo cuộc đời của Nguyễn Huệ: Anh hùng, quả cảm hơn Nguyễn Nhạc, luôn linh hoạt và có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh hơn Nguyễn Lữ. Đặt Nguyễn Huệ, một con người tràn đầy khát vọng, tài năng, khí phách hơn người bên cạnh Nguyễn Nhạc với tính cách ích kỷ, “lãnh chúa một phương”, đầy tham vọng cá nhân là một dụng ý của người viết. Ở Nguyễn Nhạc, tính chất “lãnh chúa vùng”, ích kỷ, mẹo vặt thể hiện rất rõ nét. Còn Nguyễn Lữ lại được nhà văn xây dựng như một kẻ bất tài, chỉ biết thừa hành mệnh lệnh, nhiều khi ngơ ngác, mơ hồ cảm nhận cuộc đời mình bị đánh cắp mà không đủ sức thoát ra để rồi cuối đời nuối tiếc. Nguyễn Mộng Giác đã khéo léo đặt Nguyễn Huệ bên cạnh Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ để tạo nên một hệ quy chiếu đối sánh cùng tuyến, tạo ấn tượng đặc biệt cho nhân vật trung tâm. Trong Bão táp triều Trần, mỗi tập đều tập trung vào một nhân vật chính. Bão táp cung đình là người anh hùng Trần Thủ Độ, người có vai trò trung tâm của bối cảnh của tác phẩm, giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Nhà văn đặt nhân vật vào những biến cố có tính bước ngoặt của lịch sử để từ đó phẩm chất người anh hùng được thể hiện một cách rõ ràng. Trong Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận,

Huyết chiến Bạch Đằng, các hình tượng nổi bật là vị vua hiền Trần Thánh Tông và Thượng hoàng Trần Nhân Tông, cùng các vị tướng lĩnh tài ba, với nhiều chiến công hiển hách: Hưng Đạo đại vương, Chiêu minh vương Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, An Tư, Yến Ly... Trong Huyền Trân công chúa, nhà văn đã xây dựng Huyền Trân thành một trang anh hùng, liệt nữ. Trong tập Vương triều sụp đổ nổi lên hình tượng trung tâm là Chu Văn An, một con người không sợ hiểm nguy mà dâng sớ chém bảy tên đại gian thần thân cận của Dụ Tông.

2.3.2. Nhng cm hng sáng tác chính chi phi vi c xây dng nhân vt anh hùng

2.3.2.1. Cảm hứng sử thi

Gắn với việc đề cao, ca ngợi người anh hùng là cảm hứng sử thi sâu đậm trong nhiều TTLS. Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc lớn lao hướng về cộng đồng, về nhân dân, đất nước. Cảm hứng này thường chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác văn chương trong những giai đoạn đất nước bị ngoại xâm giày xéo. Cũng gắn với cảm hứng sử thi là việc đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của những con người ưu tú, tiêu biểu của cộng đồng.

Trong nhiều TTLS, các nhà văn thường dùng cảm hứng và bút pháp sử thi để đề cao vẻ đẹp, sự xuất chúng của các anh hùng, vĩ nhân. Nhân vật lịch sử thường đi vào tác phẩm với những phẩm chất cao quý. Âm hưởng chủ đạo là âm hưởng ngợi ca, lý tưởng hoá. Trong Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ được khắc hoạ bằng tất cả niềm say mê, ngưỡng mộ. Ông là hình ảnh một nhà quân sự kì lạ, một vị tướng bách chiến bách thắng. Trong Đất trời của Nam Dao, Lê Lợi hiện lên với tài năng quân sự, với tầm nhìn chiến lược của người gánh trên vai trọng trách chèo lái con thuyền khởi nghĩa. Trong Ngô Vương của Phùng Văn Khai, Ngô Quyền - với vai trò thống soái chỉ huy cuộc chiến chống lại mười vạn quân của Lưu Hoằng Tháo tại bến Bạch Đằng - hiện ra như một “vị tướng nhà trời”, có tầm nhìn xa rộng, tài phán đoán, khả năng quan sát tuyệt vời, dũng mãnh, mưu trí. Trong Búp sen xanh của Sơn Tùng, Nguyễn Tất Thành được khắc họa với những phẩm chất nổi bật như lòng thươngdân sâu sắc, trí tuệ hơn người, lòng yêu nước thiết tha…

Trong nhiều tiểu thuyết, NVAH hiện ra với tổng hòa các sức mạnh thể chất và tinh thần. Họ được khắc họa vẻ đẹp khác thường từ ngoại hình, lời nói đến hành động. Có khi nhân vật còn được khoác lên mình những vẻ đẹp huyền thoại. Lúc này họ như là thiên sứ giúp cộng đồng thoát khỏi đại nạn. Trong hàng loạt tác phẩm, những NVAH như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Sinh Côn… hiện ra với vẻ đẹp của ánh hào quang thiêng liêng. Khát vọng cứu nước, khát vọng làm cho dân giàu, nước mạnh, khát vọng về tiền đồ vẻ vang của dân tộc là ước nguyện và mục tiêu của Nguyễn Huệ (trong Tây Sơn bi hùng truyệncủa Lê Đình Danh), Lê Lợi (trong Đất trời của Nam Dao), Lý Thường Kiệt (trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải)… Ngoài ra, khát vọng vương quyền với mục tiêu thế thiên hành đạo, loại bỏ các triều đại mục ruỗng, các quân vương u tối cũng là mục tiêu của người anh hùng. Đó là Trần Thủ Độ (Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn), “thà chịu tiếng bất trung còn hơn mang tiếng ngu trung”; sắp đặt việc nhường ngôi, làm một cuộc đổi thay triều đại. Ngôi báu chỉ là phương tiện để “áp đặt” một khát vọng hưng quốc… Những con người như Trần Thủ Độ (Trong Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng), Hồ Quý Ly (trong Hồ Quý Ly), Lê Lợi (trong Hội thề)… là những người có khát vọng vương quyền, nhưng điều đó đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, của dân tộc trong những bước ngoặt tất yếu của lịch sử.

2.3.2.2. Cảm hứng thế sự

Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và nhu cầu thẩm mĩ của người tiếp nhận, TTLS Việt Nam sau 1975 hướng đến những vấn đề thế sự, đi vào khám phá, phát hiện cái tốt - xấu, đúng - sai trong đời sống; đồng thời, thể hiện sự chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời, tình đời. Cảm hứng thế sự có vai trò quan trọng làm nên diện mạo mới cho TTLS và NVAH ở giai đoạn này. Người đọc hôm nay nhìn về lịch sử không chỉ để biết sự thật, tự hào với những chiến công của cha ông mà còn nhằm tìm kiếm những chân lý được đúc rút từ những thành bại của người trong quá khứ. Những “vùng mờ” trong cuộc đời, những góc khuất trong tính cách, những bí ẩn trong tâm hồn, những đa đoan trong số phận được luận giải bằng tư duy phân tích, chiêm nghiệm, triết lý. Những nhân vật như Nguyễn Huệ (Sông Côn mùa lũ, Gió lửa), Lê Lợi (Đất trời, Hội thề), Nguyễn Trãi (Oan khuất, Hội thề), Trần Khánh Dư (Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư)… đều lắng sâu

những chiêm nghiệm về cuộc sống và con người trong những chiều kích khác nhau, nhờ đó trở nên sống động và mang một sức hút mới.

Trong Kẻ sĩ thời loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh được mô tả như một NVAH dù chính sử từng xem ông là một gian hùng, “một con người hai mặt”. Trong toàn bộ tác phẩm, Vũ Ngọc Tiến đã phác họa một Nguyễn Hữu Chỉnh như hình mẫu của một “kẻ sĩ thời loạn”, biết lấy động cơ, mục đích cao cả để biện giải cho các hành động “bất đắc dĩ” của mình. Hay Hồ Quý Ly trong con mắt của các sử gia, là “một kẻ tiếm quyền”, phản nghịch nhưng Nguyễn Xuân Khánh lại “lí giải” ông theo một cách nhìn khác. Hồ Quý Ly hiện lên trong tác phẩm với những phẩm chất của một người lãnh đạo, xoay chuyển tình thế bởi biết nhìn xa trông rộng. Trước tình trạng giặc Chiêm Thành, quân phương Bắc dòm ngó, nhà Trần mục ruỗng, hành động lật đổ nhà Trần của ông là hoàn toàn hợp lí. Trong Trần Khánh Dư,Lưu Sơn Minh đã dũng cảm vượt qua những định kiến về con người này để đưa ra những kiến giải mới về Trần Khánh Dư. Nhà văn đã khám phá, luận giải chân thực, sâu sắc tính cách đa chiều, phức tạp của một vị tướng tài ba, dũng cảm, mưu lược nhưng đa tình và liều lĩnh. Nhân vật hiện lên như một khối cô đơn thăm thẳm. Cách nhìn, cách lý giải đó đem đến cho người đọc những cảm nhận, hình dung thú vị, mới mẻ về nhân vật.

Với Trần Thủ Độ, Trần Thanh Cảnh đã thể hiện những suy tư sâu sắc về nhân vật lịch sử “lắm công nhiều tội” - Trần Thủ Độ. Việc TrầnThủ Độ soán ngôi nhà Lý được tác giả phân tích, luận giải rất r qua đoạn đối thoại của nhân vật này với Lý Huệ Tông. Sự việc Trần Thủ Độ thông dâm với người đàn bà anh em thúc bá Trần Nhị Nương - lúc ấy vẫn là vợ của Lý Huệ Tông - cũng được tác giả giải thích: “Buổi chiều hôm trước khi gặp ngươi, ta và Trần Nhị Nương đã cùng chèo thuyền hái sen trên đầm, đã cầm tay thề bồi đời này kiếp này là của nhau. Thế nhưng cũng ngay hôm đó, ngươi đã cậy thế là Thái tử con vua mà ép bá phụ ta phải gả Nhị Nương cho ngươi khi ta vắng nhà. Người đã chiếm người con gái duy nhất của lòng ta” 195; 154 . Rồi việc Trần Thủ Độ “chuyên quyền” cũng được tác giả lý giải là do Hoàng đế Trần Thái Tông bấy giờ còn nhỏ, chưa biết lo toan việc quốc gia đại sự và hơn ai hết những việc làm của Trần Thủ Độ đều vì đất nước Đại Việt, vì muôn dân.

Trong Hội thề, cảm hứng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý thể hiện qua cách nhìn, suy nghĩ của nhà văn về vai trò của người trí thức đối với lịch sử. Ở đó, Nguyễn Trãi trong vừa là người trực tiếp cầm quân đánh giặc, vừa giúp hoạch định những đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa. Nếu như không có Nguyễn Trãi với thuật đánh giặc “mưu phạt tâm công” thì “đánh giặc ba mươi năm nữa, nghĩa quân cũng chỉ quanh quẩn rồi gầy mòn tiêu tán như phường thảo khấu ở đất Lam Sơn mà thôi 265; 188 . R ràng, Lê Lợi có được Nguyễn Trãi cũng giống như Lưu Bang có được Hàn Tín, Trương Lương; Lưu Bị có được Gia Cát Lượng vậy. Có sự giúp sức của Nguyễn Trãi “Trước đây, nghĩa quân chỉ biết chạy dưới đất, giờ đây đã biết bay lên trời” 265; 200]. Trong tác phẩm, tác giả còn thể hiện suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa người trí thức với nhà cầm quyền. Trước cuộc chiến, sự trọng dụng của Lê Lợi với người trí thức đã giúp cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi mĩ mãn. Nhưng sau này, sự nghi kị của ông đối với trí thức không chỉ gây ra những bi kịch cho nhiều người, trong đó có Nguyễn Trãi mà còn gây ra cả những sóng gió cho triều đại.

Sự xuất hiện cảm hứng thế sự là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh đổi mới văn xuôi sau 1975 nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Tại đây, người anh hùng đã trở thành tâm điểm để nhà văn suy tư về quá khứ, về những chiến công, những nguyên nhân thắng lợi và cả những thất bại, những đau xót không đáng có. Từ những bài học của quá khứ, nhà văn còn muốn người đọc hôm nay đi tìm những lời giải cho nhiều vấn đề của đời sống. Vì thế, lịch sử vẫn đồng hành với chúng ta, cùng chúng ta.

2.3.3.3. Cảm hứng đời tư

Cảm hứng đời tư gắn với việc nhà văn đưa NVAH về với những sinh hoạt thường nhật, miêu tả họ như những con người bình thường. Cảm hứng này hình thành và phát triển mạnh vào giai đoạn sau 1986. Cảm hứng thế sự, đời tư không hề tầm thường hóa người anh hùng mà đặt họ vào trong những quan hệ đời sống, soi chiếu họ trong tư cách con người bình thường. Ở đó, hình tượng người anh hùng trở nên “thực” hơn và vì vậy cũng làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Sự trở lại với cảm hứngđời tư là một trong những phương thức cân bằng của các mặt đối lập trong nhân cách con người: sáng - tối, đẹp - xấu, thiện - ác… Hai xu hướng

sử thi hóa và đời tư hóa bổ sung cho nhau, tạo ra được nhiều “hiệu ứng” tích cực trong cảm xúc của người đọc.

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác, Nam Giao, Nguyễn Quang Thân, Trần Thanh Cảnh, Uông Triều, Bùi Việt S … chúng ta nhận thấy các nhà văn dường như đã không hài lòng với cái nhìn phiến diện, một chiều về các vĩ nhân, anh hùng trong chính sử hay phần lớn tiểu thuyết lịch sử truyền thống. Họ không chỉ quan tâm đến vị thế lịch sử của nhân vật mà còn chú trọng khaithác yếu tố đời tư cũng như tấn bi kịch cá nhân con người trong dòng chảy lịch sử. Bằng cái nhìn đời tư, nhiều NVAH hiện lên với những nét tính cách hợp với logic đời thường, có

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)