Nhân vật anh hùng nhìn từ vai trò, chức năng của nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 82 - 84)

6. Cấu trúc luận án

3.1.1. Nhân vật anh hùng nhìn từ vai trò, chức năng của nhân vật trong tiểu thuyết

3.1. Nhìn chung về loại hình nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 sử Việt Nam sau 1975

3.1.1. Nhân vt anh hùng nhìn t vai trò, chức năng của nhân vt trong tiu thuyết trong tiu thuyết

Nhân vật văn học nói chung, NVAH nói riêng là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công thường là những hiện tượng độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung, cấu trúc, hình thức thể hiện, có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thành các kiểu loại nhân vật. Để chiếm lĩnh thế giới NVAH đa dạng trong TTLS Việt Nam sau 1975, cần thiết tìm hiểu, phân chia hệ thống nhân vật ấy từgóc độ loại hình.

Có nhiều cách phân chia loại hình nhân vật. Dựa trên vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết, có thể phân chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Ởchương trên, chúng tôi đã làm r vai trò là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của nhiều NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975. Tuy nhiên, trong các TTLS Việt Nam sau 1975, các tác giả cũng chú ý đến vai trò của các NVAH là nhân vật phụ, họ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tư tưởng, chủđề của các tiểu thuyết.

NVAH là nhân vật phụ trong TTLS Việt Nam có thể có tên tuổi hoặc không. Đó là những ông Xí, ông V , bà Triệu, cô Chí, cu Trầm, chú Cửu, những người dân tham gia kháng chiến trong tiểu thuyết của Phan Bội Châu, trong TTLS của Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng… Trong TTLS sau 1975, rất nhiều tác phẩm như

Thiệu Bảo bình Nguyên của Hồng Thái, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải,

Nhất thống sơn hàcủa Vũ Thanh… xây dựng thành công hình tượng những người anh hùng với vai trò là nhân vật phụ như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Đa số họ xuất thân từ tầng lớp bình dân. Đó có thể là cư dân của vùng đất Thiên Mạc dũng cảm cùng vua tôi nhà Trần chống quân Nguyên trong các truyện của Hà Ân, hay người dân Bình Định, Phú Xuân trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Chí Hiển, Trê, anh em cả

Mộc, Thoan trong Trần Quốc Toản của Lưu Sơn Minh… Điểm chung của các nhân vật này là đều có tinh thần yêu nước, dũng cảm, ý chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.Nếu như ở Trăng nước Chương Dươngcủa Hà Ân, những nhân vật như Chí Hiển, Trê hiện lên khá mờ nhạt thì trong Trần Quốc Toản, nhân vật Hoàng Chí Hiển hiện lên khá đậm nét và sinh động. Hoàng Chí Hiển là phó tướng của Trần Quốc Toản, cùng với Quốc Toản lãnh đạo đoàn quân tuổi trẻ trực tiếp ra trận và lập được nhiều chiến công. Nhân vật Thoan - em vợ của tướng quân Nguyễn Khoái, cô thiếu nữ thôn quê dưới trướng tướng quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duậttuy còn nhỏ tuổi nhưng đã dũng cảm tham gia vào hàng ngũ đánh giặc. Giữa Thoan và Trần Quốc Toản có mối tình chưa kịp nói thành lời để lại nhiều day dứt, tiếc nuối… Những nhân vật như Chí Hiển, Thoan, Trê, anh em Cả Mộc tuy là nhân vật hư cấu nhưng lại được miêu tả khá sinh động, góp phần làm nổi bật nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản.

Trong Bão táp triều Trần, bên cạnh các NVAH là nhân vật chính, nhân vật trung tâm như Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ thì những NVAH hữu danh, vô danh là nhân vật phụ cũng được nhà văn quan tâm thể hiện. Đó là nhân vật Lão Dương, một v sĩ thượng thặng, một cung thủ có tài bách bộ xuyên dương đã cứu Trần Thánh Tông thoát khỏi cơn nguy khốn khi bị giặc Thát đuổi bắt. Khi về già, lão vẫn góp công lao trùng hưng đất nước. Hay những người dân và binh lính nhà Trần của một thời sát Thát, đại diện cho sức mạnh cộng đồng, có thế đẩy nước lật thuyền. Tất cả họ là một tập thể anh hùng xoay quanh người anh hùng thủ lĩnh. Các NVAH hữu danh và vô danh này có vai trò quan trọng trong việc đề cao lòng yêu nước và vai trò của quần chúng nhân dân, coi nhân dân là gốc rễcủa đất nước, là cội nguồn sức mạnh, là yếu tố quyết định vận mệnh dân tộc trong những cơn nguy biến.

Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác cũng xây dựng nhiều NVAH là những con người áo vải, chân đất đứng bên cạnh nhân vật trung tâm Nguyễn Huệ, góp phần làm nên bao chiến công trời long đất lở. Sự góp mặt của những người anh hùng này đã góp phần mở rộng không gian tác phẩm. Tác giả đã đề cao vai trò của những anh hùng xuất thân từ tầng lớp bình dân trong các chiến công hiển hách và sự nghiệp của nhà Tây Sơn. Đó là chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút, là không khí trang nghiêm trong ngày lễ lên ngôi của Nguyễn Huệ, âm hưởng

hùng tráng của những đoàn quân vô tận theo tiếng gọi của lòng yêu nước tiến ra Bắc dẹp tan quân Thanh: “Dòng người áo vải chân đất nối tiếp mãi từ các làng xóm, các khu phố, các bến đò đổ về núi Ba Tầng, tưởng không thể nào dứt. Cờ đào bay phần phật trong gió, bụi đường tỏa lên bám vào thân áo vải, bước chân dồn dập che lấp cả những tiếng rì rầm nói chuyện, tiếng thở leo dốc, tiếng ơi ới gọi người thân, lời dặn dò cuối cùng” 210; 399].

Ngoài ra, dựa trên vai trò, sự nghiệp của NVAH có thể phân chia thành: nhân vật anh hùng dựng nước, nhân vật anh hùng giữ nước, nhân vật anh hùng đồng thời là danh nhân văn hóa. Trong các TTLS Việt Nam sau 1975, cách phân chia này không mới, nhưng theo chúng tôi là rất có ý nghĩa trong việc nhận diện vai trò, sự nghiệp của NVAH trong hành trình lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)