6. Cấu trúc luận án
1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm được dùng trong luận án
1.2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thuật ngữ Hán Việt, xuất hiện sớm nhất trong sách của Trang Tử (Trung Quốc), có nghĩa tương đương với Novel (Anh), Roman (Pháp), Novela (Tây Ban Nha)... Ở Trung Quốc, khái niệm tiểu thuyết xuất hiện khá sớm. Trong Từ điển Từ hải, tiểu thuyết được xác định như sau: “Một dạng thức lớn của văn học, dùng phương thứctự sự, đặc biệt miêu tả một cách cụ thể mối quan hệ hỗ tương hành động và sự kiện cho đến trạng thái tâm lí tương ứng và sự lưu động ý thức của nhân vật trong một hoàn cảnh nhất định. Tiểu thuyết phản ánh đời sống xã hội từ nhiều góc độ khác nhau. Góc độ tự sự của tiểu thuyết linh hoạt, đa dạng, các thủ pháp biểu hiện như: miêu tả, tự thuật, trữ tình, nghị luận… đều có thể gồm cả trong đó. Thông thường, tiểu thuyết dùng các dạng hình tượng nhân vật làm phương tiện phản ánh đời sống… [186; 2902]. Ở phương Tây, đến khi xã hội cổ đại tan rã, tiểu thuyết mới được xem là một thể loại độc lập thuộc phương thức tự sự. Đến thời Phục hưng và đặc biệt là đến thế kỉ XIX, tiểu thuyết thực sự nở rộ, nhiều công trình nghiên cứu khái niệm tiểu thuyết xuất hiện, trong đó, tiêu biểu là:
Từ điển Littré, Từ điển Robert (Pháp), Bách khoa từ điển (Hoa kỳ), G. Lukacs, M. Bakhtin, Belinski, Ralph… Trong Từ điển Littré, tiểu thuyết là “Một câu chuyện bịa đặt viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả hoặc mô tả tình cảm, các phong tục, hoặc kể về những sự kiện kỳ lạ cốt gây hứng thú cho độc giả”. Còn trong Từ điển Robert, tiểu thuyết được định nghĩa một cách đầy đủ và mềm dẻo: “Tiểu thuyết là một hư cấu bằng văn xuôi, khá dài, trình bày và làm sống động những nhân vật giả thuyết như có thật tại môi trường, cho ta biết tâm lý, số phận, những biến cố của
họ” 37; 89 . Trong cuốn Lý luận văn học, N.A. Gulaiev định nghĩa tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ lớn, mô tả đời sống riêng của con người trong những mối quan hệ rộng lớn với xã hội” 37; 244]. Còn Belinsky lại gọi tiểu thuyết là “Sử thi của đời tư” 59; 326]. Ralph lại hình dung tiểu thuyết như “thiên trường ca về cuộc đấu tranh của cá nhân với xã hội, với tựnhiên” 59; 327 …
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX thuật ngữ tiểu thuyết mới được sử dụng như ở Trung Quốc. Thuật ngữ tiểu thuyếtđược dùng để chỉ các tác phẩm truyện có quy mô lớn (còn quy mô vừa và nhỏ được gọi là truyện). Mặc dù tiểu thuyết đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài, nhưng như M. Bakhtin xác định: “tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”; vì thế, khái niệm tiểu thuyết luôn được bổ sung, điều chỉnh và đi tìm một định nghĩa đầy đủ về nó quả là không dễ. Trong Từ điển văn học (bộ mới), tiểu thuyết được hiểu là “thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ởđây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” 121; 1716]. Theo các tác tác giả, tiểu thuyết là một thể loại tự sự và trần thuật. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, tiểu thuyết được hiểu là: “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng…”. Nó cũng là “thể loại của tinh thần tự do, vượt ra khỏi sự gò bó của những luật lệ cũ và cho phép sự sáng tạo về hình thức cũng như về chủ đề” 59; 328 . Theo định nghĩa này, tiểu thuyết là thể loại văn học được sáng tác tự do nhất, khả năng hư cấu không giới hạn nào nên đối tượng phản ánh của nó là vô cùng rộng mở (từ con người cá nhân đến một nhóm, một tập thể, cả xã hội…). Trong Lý luận văn học, nhóm tác
giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà… đã đưa ra một định nghĩa về tiểu thuyết khá rộng và đầy đủ: tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều
kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại” 122; 387 . Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến tính đa dạng, đa diện, đa chiều trong xây dựng nhân vật, hình tượng và chủ đề tư tưởng của thể loại tiểu thuyết.
M. Bakhtin đã mở ra một quan niệm mới về thể loại tiểu thuyết. Các sách lý luận văn học ở ta xuất hiện trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây khi bàn về tiểu thuyết thường chịu nhiều ảnh hưởng của M. Bakhtin. Lý luận tiểu thuyết của M. Bakhtin xác định đặc trưng của thể loại tiểu thuyết trên những phương diện chính sau: 1. Tiểu thuyết là thể loại thể hiện được tinh thần của thời hiện đại (tính dân chủ, đối thoại, tiếp nhận để biến đổi). 2. Tiểu thuyết thể hiện con người trong sự không trùng khít, không đồng nhất với chính nó (giữa nhân cách và địa vị xã hội, giữa bên trong với bên ngoài…). 3. Tiểu thuyết là thể loại ở thì “chưa hoàn thành”, có khả năng bổ sung, thu hút đặc trưng của các thể loại khác. 4. Tiểu thuyết thể hiện tính phức điệu, trước hết là ngôn ngữ [10].
Quan niệm về tiểu thuyết của Milan Kundera (nhà văn Pháp gốc Tiệp) khá phù hợp với tiểu thuyết giai đoạn hiện đại, hậu hiện đại. Theo Milan Kundera, tiểu thuyết là sự bí ẩn của cái “tôi”, là là phương thức “tồn tại của con người, để giữ cho con người còn là con người toàn vẹn”, chống lại sự tha hóa trong thời hiện đại. Kundera cho rằng tiểu thuyết gắn liền với 4 tiếng gọi: 1. Tiếng gọi của trò chơi; 2. Tiếng gọi của giấc mơ; 3. Tiếng gọi của tư duy; 4. Tiếng gọi của thời gian. Lý luận tiểu thuyết của Kundera có ý nghĩa thiết thực giúp nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết có ý nghĩa cách tân, mang màu sắc hậu hiện đại ở Việt Nam trong thời gian gần đây 84].
Qua những kiến giải ở trên, chúng ta có thể khái quát khái niệm “tiểu thuyết” bao gồm các đặc điểm sau: 1. Tiểu thuyết là sản phẩm của trí tưởng tượng, của hư cấu, nhưng ít nhiều có dựa trên cơ sở sự thực; 2. Tiểu thuyết có khả năng khái quát, tổng hợp nhiều mặt, nhiều hiện tượng đời sống, nhiều kiểu tính cách, số phận nhân vật; 3. Tiểu thuyết tiếp cận con người dưới góc nhìn đời tư, thể hiện tinh thần dân chủ, đối thoại trong phản ánh hiện thực phức tạp của đời sống và thế giới nội tâm con người. 4. Tiểu thuyết là thể loại ở “thì hiện tại”, có khả năng thu
hút, bổ sung vào nó các đặc điểm của các thể loại khác; 5. Tiểu thuyết thể hiện tính đa thanh, phức điệu, trước hết là trong lời văn.
1.2.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Thế nào là một TTLS là câu hỏi đã được đặt ra cách đây hàng thế kỉ. Tuy nhiên, cho đến nay, nội hàm khái niệm này vẫn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Nhìn chung, ở mỗi thời đại có một quan niệm riêng về TTLS. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, TTLS có cội nguồn từ thời Hi Lạp cổ nhưng công lao to lớn phải nói đến chủ nghĩa lãng mạn với hai đại diện tiêu biểu là Walter Scott và Victor Huygo. Ở nước ta, TTLS có tiền đề từ các thể loại truyền thuyết lịch sử, bộ phận văn xuôi tự sự chữ Hán ghi chép lịch sử, thể liệt truyện, tiểu thuyết chương hồi viết về đề tài lịch sử thời trung đại. Nói đến TTLS nhiều người nghĩ ngay đến một thể loại văn chương lấy lịch sử làm đề tài sáng tác. Tuy nhiên, trong nền văn học hiện đại, khái niệm TTLS không được hiểu một cách giản đơn như vậy. Khái niệm này như là một thuật ngữ có nhiều cách tiếp cận nội hàm khác nhau khi đặt chúng trong quan hệ đa chiều: lịch sử với tiểu thuyết, lịch sử với hư cấu, tiểu thuyết có yếu tố lịch sử với TTLS… Trong Từ điển văn học (bộ mới), các tác giả cho rằng, TTLS là “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng, quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia, chiến tranh, cách mạng… Cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” 121; 1725]. Ở đây, TTLS được hiểu là một loại hình văn học lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính, là quá khứ của loài người trong một thời kì lịch sử cụ thể. Trong Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Trần Nghĩa đưa ra nhận định: “tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là “lịch sử diễn nghĩa” gồm các tác phẩm viết vềđề tài lịch sử thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mĩ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử, nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp, nhằm phát
huy trí tưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật” 114]. Quan niệm này cho chúng ta một cách hiểu khái quát về TTLS, đồng thời chỉ r phương thức phản ánh đặc trưng trong sáng tác TTLS là việc tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử của một thời đại đã qua thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện lịch sử.
Quan niệm thế nào là “tiểu thuyết lịch sử” còn được đề cập cách sinh động qua tiếng nói của chính các nhà văn. Hoàng Quốc Hải, tác giả của những cuốn TTLS tiêu biểu thời kì đổi mới như Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý cho rằng: "Nếu tiểu thuyết được coi là tiểu thuyết lịch sử mà không trung thành với sự kiện lịch sử thì sẽ phá vỡ niềm tin của người đọc và như vậy sẽ không còn là tiểu thuyết lịch sử nữa". Theo ông, TTLS trước hết phải trung thành với sự kiện lịch sử. Tiếp đến, TTLS “phải giúp người đọc nhận biết được gương mặt lịch sử của thời đại mà tác giả phản ánh nhưng những gì mà tác phẩm đó tái tạo đều không được trái với lịch sử". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh việc tôn trọng sự thật lịch sử không có nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào lịch sử: "Nếu người viết tiểu thuyết lịch sử coi tác phẩm của mình như là truyện viết về người thật việc thật thì anh ta thất bại hoàn toàn, làm như vậy tác phẩm của anh ta chỉ là một phiên bản vụng về của chính sử. Điều quan trọng nhất với nhà tiểu thuyết là phải làm sao thổi hồn vào lịch sử" [126; 69]. Theo Hoàng Quốc Hải, nhà văn phải biết sáng tạo trên cơ sở các dữ liệu lịch sử đã có sẵn, thổi hồn vào lịch sử, làm cho lịch sử được thăng hoa bằng nghệ thuật của tiểu thuyết. Nam Dao, tác giả của tiểu thuyết Gió lửa, Đất trời…, trong bài viết “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử” đã nói r quan niệm về TTLS: “lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như là chủ thể” [26 . Với quan niệm này, nhà văn khẳng định: trong TTLS, các sự kiện và nhân vật lịch sử phải sống động, phải được tiểu thuyết hoá và đồng thời vai trò của nhà văn rất quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh lại đưa ra một quan niệm ngắn gọn: “Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết viết về quá khứ. Những tiểu thuyết về thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc M cũng có thể là những tiểu thuyết lịch sử thành công”; “Lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào… tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà phản ánh những vấn đề của con người hiện tại” [78]. Ông cho rằng, trong TTLS,
nhà văn chỉ mượn lịch sử để phản ánh những vấn đề đang được đặt ra của đời sống hiện sinh. Nhà văn phải làm nhiệm vụ nối quá khứ với hiện tại, và hướng vào giải quyết các vấn đề của hiện tại. Đây cũng là quan niệm của Nguyễn Quang Thân: “viết về lịch sử thì chính là tôi đang viết về thời nay đấy ”. Uông Triều cho rằng: “Một tác phẩm tự sự (không chỉ là tiểu thuyết) viết về đề tài lịch sử phải thực sự chứa đựng các cứ liệu lịch sử, có nhân vật trung tâm là nhân vật có thật trong lịch sử, với những biến cố lịch sử được xác định, phù hợp với không gian và thời gian. Cứ liệu lịch sử là hành trang mà nhà văn bắt buộc phải mang theo trên hành trình sáng tạo của mình. Nếu một tác phẩm chỉ dựng lên một bối cảnh lịch sử, một cái phông nền lịch sử như một không gian nghệ thuật mà không đề cập tới các sự kiện lịch sử, không có các nhân vật lịch sử có thật trong đó thì cũng chưa phải là một tác phẩm viết về đề tài lịch sử” 63; 458]. Ở đây, Uông Triều cũng đã nhắc đến nhân vật lịch sử trong TTLS như là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh chung.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về TTLS, có quan niệm nghiêng về cách nhìn truyền thống, có quan niệm nghiêng về hiện đại, có quan niệm mang sắc thái văn hóa phương Đông hoặc nghiêng về cách nhìn của phương Tây. Các ý kiến có những chỗ gặp nhau, nhưng cũng có những khác biệt, chẳng hạn bàn về mức độ hư cấu trong TTLS, về tên gọi, đặc điểm TTLS của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân… Kế thừa các ý kiến của giới nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan niệm, đặc điểm củaTTLS như sau:
Thứ nhất, TTLS khai thác hiện thực diễn ra trong quá khứ, tâm thế của nhà văn là tâm thế viết về quá khứ, “tác giả và người đọc không phải là người đương thời của hiện thực đó” 181; 288]. Tuy nhiên, không phải tất cả những tác phẩm viết về quá khứ đều được gọi là TTLS. Một số tiểu thuyết mượn lịch sử như một cái cớ, làm phông nền để chuyển tải những chuyện phiêu lưu, kiếm hiệp, chuyện tình yêu không nên xem là TTLS. Một số tiểu thuyết viết trong thời kỳ chống Pháp, chống M nên định danh là tiểu thuyết “viết về chiến tranh”. Nhân vật, sự kiện trong TTLS phải có độ lùi nhất định về thời gian, và tâm thế của người viết là đang viết về một “hiện thực đã qua”, rút ra những bài học từ quá khứ, cho dù quá khứ nào cũng được nhìn nhận ít nhiều từ hiện tại. Hiện nay, chưa có sự thống nhất về “độ lùi thời gian” này trong TTLS Việt Nam là bao nhiêu? Có ý kiến cho rằng
TTLS chỉnên đề cập đến các sự kiện trong thời kỳ phong kiến; có ý kiến cho rằng