6. Cấu trúc luận án
4.1.2. Tình huống cận kề cái chết
NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975 nhiều khi còn được đặt vào tình huống cận kề cái chết. Khi rơi vào ranh giới giữa sinh - tử, phẩm chất của người anh hùng càng được thể hiện sâu sắc và nổi bật. Đólà Lý Thường Kiệt (Tám triều vua Lý - Hoàng Quốc Hải), Trần Quốc Toản (Trần Quốc Toản - Lưu Sơn Minh), Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Trần - Trần Thanh Cảnh), nhóm thám báo An Nam (Thiệu Bảo Bình Nguyên - Hồng Thái),…
Trong Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải đặt Lý Thường Kiệt vào những tình huống đầy cam go, thử thách, thậm chí có khi cận kề cái chết để từ đó cho thấy tài năng của ông trong việc lãnh đạo quân sĩ qua cuộc chiến chống quân xâm lược. Trong cuộc tấn công nhà Tống (1075), quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt dẫn quân đã bước đầu giành được chiến thắng. Quân đội của ông đã chiếm được một số vùng đất quan trọng của người Tống như Khâm Châu, Quảng Nguyên, nhưng khi đến thành Ung Châu đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi gặp sự kháng cự quyết liệt. Suốt hơn hai mươi ngày ròng rã, quân đội nhà Lý đã dùng đủ mọi cách tấn công thành Ung Châu nhưng không thành công, đã thế “quân ta cũng tổn thất tới mấy ngàn người, hơn chục thớt voi chiến bị chết, vũ khí bị cháy cũng không ít. Tổn thất lớn nhất là ta có tới năm vị đô tướng bị thiệt mạng” 220; 249 . Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt triệu các tướng về trung quân để bàn kế sách phá thành: “Ta muốn nghe kế của các ông, nhưng kế gì thì kế cũng không được hoang hủy máu xương của sĩ tốt” 220; 250]. Sau những ngày nghị bàn với các tướng sĩ, Lý Thường Kiệt đã chọn cách dùng tù binh để làm phu đắp thành: “Cứ mười tên tù binh sắp thành một dây. Mỗi tên đều bị buộc một sợi dây vào cổ tay trái. Mười cổ tay ấy trong vào sợi dây dài, cứ cổ tay nọ cách cổ tay kia là ba sải tay, đầu dây do mộ người lính của ta nắm giữ. Bất cứ một biểu hiện nào có vẻ chống lại quan quân đều bị chém ngay lập tức mà không cần phải tâu báo lên cấp trên. Tù binh chết hụt đều như gà phải cáo nên nhất nhất tuân theo không một kẻ nào dám chống lại” 220; 251-252]. Và dưới sự chỉ đạo trực tiếp, tài tình của Lý Thường Kiệt, cộng với sức mạnh của quân ta, cuối cùng quân Đại Việt đã làm chủ được thành Ung Châu... Công lao của Lý Thường Kiệt đối với đất nước đã được vua Lý Nhân Tông hết mực ca ngợi: “Thường Kiệt là một vũ tướng trải thờ ba triều, công lao trùm thiên hạ. Lòng trung của lão tướng khỏi phải nghĩ bàn” 220; 721-722].
Trong Trần Quốc Toản, Lưu Sơn Minh miêu tả nhiều trận chiến mà cái chết luôn cận kề vị tướng trẻ. Thế nhưng đội quân “phá cường địch báo hoàng ân” do Trần Quốc Toản chỉ huy là nỗi khiếp sợ của quân giặc. Đặc biệt, hình ảnh Trần Quốc Toản trong trận chiến cuối cùng đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng độc giả. Đó là trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt với tướng giặc Thoát Hoan - một trong những tướng nổi tiếng thiện chiến, vậy mà đội quân của Quốc Toản đã
khiến Thoát Hoan phải điên đầu. Hoài Văn Hầu đã bị trúng mũi tên độc. Tuy nhiên không hề tỏ ra đau đớn hay mềm yếu, “Chàng nhổ phắt tên đi và cứ thế tung hoành xung sát. Chân bên phải bị thuốc độc làm cho tê dại mà chàng không biết. Mắt hoa lên chàng cũng không hay. Hoài Văn Hầu cứ tả xung hữu đột diệt giặc cho tới khi bọn chúng tan tác chạy qua sông thì từ từ gục xuống” 237; 227]. Hình ảnh này như một cuốn phim quay chậm đầy chất sử thi về vị tướng trẻ tuổi hiên ngang ngã xuống trên chiến trường.
Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đức Thánh Trần đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh và có những trận quân Trần thương vong không nhỏ, tính mạng của chính ông cũng bị đe dọa. Vươngđau đớn tột cùng khi thấy hàng vạn sinh linh bị nhấn chìm trong bểmáu trên dòng sông Thiên Đức. Ở giây phút đau đớn ấy, Trần Quốc Tuấn đã chắp tay vào ngực, ngửa mặt lên trời và quay lại nói với Dã Tượng: “Ta đã từng mong đánh một trận cho bọn giặc sợ đến ngàn năm, không bao giờ dám sang xâm phạm nước ta nữa. Nhưng xong rồi, ta thấy mình đã hại nhiều sinh linh quá! Cầu mong sao nước Nam mình không bao giờ phải đánh những trận như thế này nữa ” 195; 229].
Với Thiệu Bảo bình Nguyên, hình ảnh những người lính thám báo Đại Việt được Hồng Thái khắc họa sinh động và sâu sắc. Trên đường trở về đất mẹ, nhóm thám báo do Nguyễn Thế Quang chỉ huy đã gặp phải phục binh của quân Nguyên Mông. Hai toán kỵ binh của chúng ồ ạt xông ra chặn ngang đường xuống núi của các binh sĩ Đại Việt. Trước sức mạnh như hổ báo của quân giặc, dù bị một “nhát chém vào đùi, máu chảy đầm đìa ướt sũng ống quần”, Thế Quang vẫn gắng sức đánh trả lại bầy lang sói hung tợn. Còn Đỗ Thành cũng bị trúng dao, lưỡi dao cắm sâu vào mạn sườn nhưng anh vẫn cố sức nhổ dao ra “phóng trả xuyên ngang ngực gã Mông Cổ” 257; 161 , dù “máu ra xối xả” làm Thành kiệt sức, nhưng chàng vẫn cố bám theo em lao xuống bờ dốc. Hàng loạt mũi tên phóng tới, một mũi xuyên trúng lưng của Thành. Bấy giờ Thành đã trúng ba mũi tên, toàn thân nhuốm máu, còn người em Phạm Thái cũng đầm đìa máu trên người. Nhưng ý chí quyết tử và tinh thần đồng đội đã giúp họ không dễ dàng gục ngã: “Đỗ Thành dùng chút hơi tàn cuối cùng gạt đỡ những mũi tên bay về phía Phạm Thái, chàng cố lết tới bờ sông Bản Thí rồi gieo mình vào dòng nước xiết chảy xuôi về đất mẹ”. Ở dốc bên kia, Thế Quang đang đánh nhau kịch liệt với Lý Hằng,… Bị một nhát sà mâu đâm
trúng ngực, Thế Quang ngã nhào khỏi mình ngựa, chàng gượng dậy, một tay vịn vào gốc cây, một tay múa giáo cố chống chọi với hàng nghìn binh khí đâm xỉa. Trước lúc lâm chung, Thế Quang mở mắt trừng trừng hướng về đất mẹ rồi mỉm cười mãn nguyện lúc vọng tiếng quân reo” 257; 164-165].