Bổ sung, làm rõ đời sống bản năng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 113 - 115)

6. Cấu trúc luận án

3.4.2. Bổ sung, làm rõ đời sống bản năng

Đối với con người, khát khao bản năng, trong đó có bản năng tính dục là một vấn đề hiện hữu tất yếu. Trong khi văn hóa phương Tây sớm xem nhu cầu này là một giá trị nhân bản, đáng coi trọng thì phương Đông từ xưa vẫn coi là điều cấm kị. Khi làn gió đổi mới thổi tới, sự nhận thức về lịch sử, về con người đã có những thay đổi, cách nhìn về tính dục cũng cởi mở hơn nhiều. Các nhà TTLS đương đại đã chú ý đến điều này và thể hiện nó sinh động trong nhiều tác phẩm (Gió lửa - Nam Giao, Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đức Thánh Trần, Trần Thủ Độ - Trần Thanh Cảnh, Trần Khánh Dư - Lưu Sơn Minh…)

Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân không e ngại khi “khoác” cho Lê Lợi những rung động bản năng. Đó là ánh nhìn của nhà vua khi gặp Thị Lộ. Trước nhan sắc quyến rũ, mặn mà của vợ yêu Nguyễn Trãi, trong Lê Lợi vừa nhói lên một chút ghen tức, vừa không giấu được cái nhìn đầy thèm muốn: “Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý quẳng vào rá” 265; 11 . Không chỉ dừng lại đó, nhà văn còn “trưng” ra những tình tiết “động trời” về Lê Lợi qua mối tình vụng trộm, táo tợn với mụ Lý, một người đầu bếp. Có lần mụ vờ ngã vào ông và thời khắc ấy, ông không là minh chủ: “mụ quýnh lên còn ông thì làm vội làm vàng, sợ mấy thằng thị vệ nhìn thấy, nhanh như con gà trống” 265; 12 . Lê Lợi cũng thừa biết đó không phải là tình yêu, nhưng ông vẫn không lý giải được hành động của mình:

“vì ông cảm động với cái tài làm bếp và luộc gà của mụ, hay đơn giản chỉ là một cơn ngẫu hứng đàn ông?” 265; 12 . Ông còn tự tin về năng lực tình dục của mình: “Ông biết không người đàn bà nào có thể quên được ông khi được ngủ với ông một lần. Lính một ngày bằng dân cày một tháng. Ông là chúa công nhưng cũng là lính mà” 265; 12].

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong Đức Thánh Trần vừa một vĩ nhân, “v nghiệp lẫy lừng” vừa là con người với những “cuộc tình bất diệt”. Trần Thanh Cảnh đã soi chiếu nhân vật dưới cái nhìn đời tư, “bổ khuyết” nhiều góc khuất ẩn phía sau ánh hào quang của con người vĩ đại. Đầu tiên là cái cảm giác như “bị thôi miên”, “ngây ra” khi thấy một người con gái đẹp như Quế Lan, hay cái cảm giác nóng bỏng vì dục vọng bản năng, cái hừng hực nhựa sống và tràn trềđam mê của người đàn ông khi bên cạnh công chúa Thiên Thành trong đêm lễ hội Mo Nang. Tất cả đều được lột tả một cách táo bạo nhưng phù hợp với logic của cuộc sống.Chính sử ghi chép về chuyện tình ái của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ với mấy dòng ít ỏi: “Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng” 195; 222]. Trần Thanh Cảnh đã miêu tả chuyện tình ngang trái giữa Quốc Tuấn và Thiên Thành hết sức sinh động và hấp dẫn. Ông đã dành hẳn một chương sách để nói về mối tình này. Đêm hội Mo Nang được miêu tả hết sức li kì và sinh động. Đó là bút pháp tả thực về sự mãnh liệt trong các hành động hoan lạc và sự hòa hợp cao độ về mặt tinh thần: “Quốc Tuấn đỡ Thiên Thành nằm xuống thảm cỏ êm mượt. Họ tuột xiêm y nhau ra. Bàn tay họ da diết thèm muốn quấn quýt vuốt ve vào chỗ đã từng khao khát thầm kín nhau bấy lâu nay... Quốc Tuấn xiết chặt Thiên Thành, rùng mình” 195; 85]; Trong Kỳ nhân làng Ngọc và Mỹ nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh cũng tạo ra sức hấp dẫn bởi những trang viết đầy thăng hoa về bản năng phồn thực và niềm đam mê dục tính của nhiều nhân vật. Nhưng ở đây, niềm hoan lạc được đặt trong không khí lễ hội vừa phồn thực, vừa huyền bí. Có sự giao hòa, cổ vũ của vũ trụ, đất trời, cây cỏ, có sự đồng điệu đến tuyệt đỉnh của “trai anh hùng” với “gái thuyền quyên”. Tất cả cùng hòa điệu để làm cho “dục tính” thăng hoa. Bên cạnh mối tình với công chúa Thiên Thành, Trần Thanh Cảnh còn xây dựng một nhân vật nữ khác là Quế Lan trong một cuộc tình đầy ngang trái. Khung cảnh ái ân của Quốc Tuấn và Quế Lan nơi bãi dâu được Trần Thanh Cảnh miêu tả hết sức lãng mạn, huyền bí: “Quốc Tuấn

tung bộ võ phục trải lên nền đất phù sa mát rượi. Siết chặt nàng Quế Lan. Xiêm y tuột ra, hai thân thể đẹp đẽ cuốn vào nhau. Xung quanh, cả bãi dâu bát ngát bỗng rung lên dào dạt…” [195; 26-27]. Những cuộc giao hoan với công chúa Thiên Thành trong đêm hội Mo Nang và Quế Lan bên nương dâu xanh ngát được tác giả miêu tả như những cuộc tình táo tợn và quyết liệt. Nhưng nhà văn đã khéo tay phủ lên đó một làn sương huyền bí và lãng mạn, nhấn mạnh đến sự hòa hợp cao độ về mặt tinh thần để không hạ thấp người anh hùng.

Như vậy, NVAH qua những trang văn của Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Quang Thân, Bùi Việt S , Nam Giao, Uông Triều… không chỉ có trí tuệ, tài năng, phẩm chất hơn người mà còn rất tình, rất “đời” trong cuộc sống riêng tư, đặc biệt là những cảm xúc tình yêu, rung động bản năng mãnh liệt. Qua những diễn ngôn chân thực này, nhà văn muốn bổ khuyết những mặt khuyết thiếu của chính sử, đồng thời cũng đưa người anh hùng đến gần hơn với người đọc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)