Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính khái quát tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động.
So sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ này với kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nahu, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế tăng Lợi nhuận sau thuế giảm
Các loại doanh thu
Giá vốn và các loại chi phí (trong đó có chi phí thuế
TNDN)
Các loại doanh thu
Giá vốn và các loại chi phí (trong đó có chi phí thuế
TNDN)
Tăng Giảm Giảm Tăng
Sau đó, tổng hợp các nhân tố, thấy được nhân tố nào ảnh hưởng với mức độ cáo nhất.
Trường hợp tốc độ tăng của doanh thu bán hàng nhanh hơn tốc độc tăng của giá vốn hàng bán chứng tỏ trình độ kiểm soát chi phí sản xuất của nhà quản trị tốt đã làm cho giá thành sản xuất sản phẩm hạ.
Ngược lại, trường hợp tốc độ tăng của doanh thu bán hàng thấp hơn tốc độc tăng của chi phí bán hàng, nhà quản trị cần xét xét các yếu tố chi phí có phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm không? Từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn và xây dựng các định mức chi phí khoa học nhằm tối thiểu hóa chi phí, đồng thời thông qua phân tích cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của các hoạt động và toàn doanh nghiệp.
* Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh ngiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thực chất là mối quan hệ giữa Doanh thu, lợi nhuận so với các yếu tố bỏ ra như TS, VCSH, qua đó giúp cho nhà quản trị có các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ phá sản có thể xảy ra, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DN.
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu: Mức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn đầu tư, sức sinh lời của doanh thu thuần.
Để phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE: là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng vao và trái lại trị số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đang không đạt yêu cầu.
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sức sinh lời của doanh thu thuần ROS: Là chỉ tiêu phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế, trị số của ROS càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Khả năng sinh lợi của Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế =
Doanh thu thuần
Khả năng sinh lời của tài sản ROA: Hệ số này phản ánh trình độ quản lý và sử dụng tài sản, hay cứ bình quân một đơn vị tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế, trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
Khả năng sinh lợi của Tài sản
Lợi nhuận sau thuế =
Tổng tài sản bình quân