Công tác tổ chức phân tích BCTC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 67 - 70)

* Về nhân lực và tổ chức thực hiện

Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý tài chính của Công ty, thực hiện việc quản lý tài chính dựa trên quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh quy định thống nhất cho toàn Công ty.

Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành công tác phân tích tài chính trong Công ty và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả phân tích.

BCTC của Công ty được lập hàng quý, hàng năm theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Phòng Kế toán – Tài chính có nhiệm vụ tập hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính được phản ánh trên chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Căn cứ sổ kế toán để lập BCTC, báo cáo kế toán quản trị và lập dự toán thu chi hoạt động kinh doanh cho toàn Công ty.

Công tác phân tích tài chính tại Công ty được tiến hành vào cuối mỗi quí, năm tài chính sau khi các BCTC đã hoàn tất. Dưới sự chỉ đạo, điều hành và kiểm tra giám sát của kế toán trưởng, các bộ phận kế toán sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến mảng mình phụ trách. Chẳng hạn kế toán thanh toán sẽ đảm nhận việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán tại đơn vị; kế toán tổng hợp sẽ đảm nhận việc tính và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn, khả năng tự tài trợ, hệ số doanh lợi …Trên cơ sở đó, kế toán trưởng sẽ tổng hợp và hệ thống các chỉ tiêu phân tích trình bày trong thuyết minh BCTC và

trong báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của đơn vị. Kế toán trưởng và các kế toán viên đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, thường xuyên được bồi dưỡng và cập nhật kiến thức chuyên môn.

* Nội dung và phương pháp phân tích

Nội dung phân tích: Công ty việc phân tích tình hình tài chính được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu là các chỉ tiêu trên các BCTC, đặc biệt là bảng CĐKT đối với các chỉ tiêu tài chính cơ bản (Cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán…) và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu cụ thể để xem xét sự biến động tăng/giảm của từng chỉ tiêu phân tích là tốt hay xấu, đạt hay không đạt. Do đó, nội dung phân tích là những kết luận đi sâu xem xét chi tiết, cụ thể tình hình biến động cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến nội dung đối tượng phân tích; hệ thống các chỉ tiêu phân tích được quan tâm chọn lọc một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Phương pháp phân tích: Tại Công ty hai phương pháp thường xuyên được sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ.

- Phương pháp so sánh: Công ty sử dụng phương pháp này nhằm so sánh được các thông tin kế toán, thông tin tài chính, với mục tiêu nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động cần xác định bao gồm mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng với xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích với so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc. Mỗi hình thức so sánh đều có cách thức và nội dung so sánh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nghiên cứu được sự biến động của chỉ tiêu.

- Phương pháp loại trừ: Công ty cũng sử dụng phương pháp loại trừ nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, tức là khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Công ty sử dụng phương pháp này theo hai cách: Thứ nhất là phương pháp số chênh lệch dựa vào ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố. Thứ hai là phương pháp thay thế liên hoàn, thay thế ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố. Cả hai phương pháp đều cho thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng yêu

cầu đặt ra là giữa chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu nhân tố có mối quan hệ với nhau, nhất là mối quan hệ về toán học. Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kết hợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, cũng như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm.

* Cách thức thực hiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

Để phân tích tài chính tại Công ty cần được tiến hành theo ba bước chính và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Quy trình phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

(Nguồn: Tác giả)

Bước 1: Thu thập thông tin:

Các BCTC của Công ty được lập theo hàng quí, hàng năm, do đó việc phân tích tài chính tại Công ty được tiến hành đồng thời với việc lập BCTC vào cuối quí và cuối năm tài chính. Kế toán trưởng phân chia trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán và sẽ tiến hành thu thập mọi nguồn thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác phân tích. Nguồn thông tin được thu thập sử dụng chủ yếu tại Công ty là thông tin nội bộ gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Thu thập thông tin

Xử lý thông tin

Phân tích và lập báo cáo phân tích

Bước 2: Xử lý thông tin: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của Công ty, cán bộ phân tích sẽ xử lý thông tin và tiến hành phân tích. Nội dung phân tích: biến động về quy mô cơ cấu nguồn vốn tài sản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời... so sánh số liệu kỳ này so với kỳ trước, so sánh với số liệu kế hoạch.

Bước 3: Phân tích và ra quyết định: Kế toán trưởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện so với kế hoạch. Đây là cơ sở để Ban giám đốc của Công ty đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh, dựa và đó để lập các kế hoạch tài chính trong quý tới, năm tới và các kế hoạch dài hạn.

Tuy nhiên trong quy trình phân tích tài chính tại Công ty còn thu thập thông tin chưa đầy đủ. Khi phân tích tài chính, Kế toán trưởng Công ty chỉ chú ý chủ yếu đến những thông tin nội bộ bên trong doanh nghiệp là các BCTC mà chưa thực sự chú trọng đến các thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp như: thông tin về chính sách pháp luật, chỉ số trung bình ngành, thông tin về thị trường.

* Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

Công tác phân tích tài chính tại Công ty hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp. Đó là các BCTC, đặc biệt là hai BCTC đó là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo LCTT. Ba báo cáo này được lập hàng quí, hàng năm theo qui định thông qua số liệu tổng hợp của các kỳ kế toán qúi, năm tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 67 - 70)