Đánh giá về thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty CP Sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 116 - 121)

ty CP Sữa Việt Nam

* Những kết quả đạt được

- Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTC của Công ty qua số liệu trên BCĐKT, BCKQHĐKD và BCLCTT đã giúp cho lãnh đạo Công ty thấy được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn năm 2015-2019. Phân tích tài chính đã chỉ ra cho Ban giám đốc những nguy cơ và thách thức có thể gặp phải, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và để ra biện pháp kế hoạch cho tương lai.

- Qua thực tế Công ty đã thực hiện việc lập đầy đủ các BCTC, tính được các chỉ tiêu cơ bản có tính khái quát chung về tình hình tài chính. Mọi thông tin trên BCTC – dữ liệu chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích – đều đảm bảo tính trung thực, hợp lý, tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và các sổ kế toán chi tiết về doanh thu, chi phí, do vậy đảm bảo độ tin cậy và chính xác của dữ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình phân tích.

Nhìn chung kết quả phân tích được đánh giá là có chất lượng. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của Công ty được thực hiện bằng phần mềm, do đó rút ngắn được thời gian cũng như chi phí trong công tác phân tích.

- Thông tin sử dụng trong phân tích, Công ty chủ yếu sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp. Về thông tin bên trong, Công ty đã sử dụng nguồn thông tin cập nhật đáng tin cậy từ BCTC qua các năm, số liệu thống kê từ phòng kế toán, bộ phận kinh doanh trong từng thời kỳ. Thông tin bên ngoài, Công ty cũng đã kết hợp với thông tin chỉ tiêu trung bình ngành để so sánh, nhưng thông tin này vẫn còn hạn chế.

- Cán bộ làm công tác phân tích là những người thuộc phòng Kế toán – Tài chính, thường xuyên xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên nắm rõ mọi thông tin kế toán. Công tác phân tích lại do chính kế toán trưởng Công ty là người có kinh nghiệm, có trình độ chủ trì thực hiện nên rất thuận lợi khi thực hiện phân tích.

- Cơ cấu tổ chức của Công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban, chức năng được quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ cụ thể, làm việc theo chế độ một thủ trưởng. Tại phòng kế toán từng nhân viên phụ trách từng mảng riêng biệt, cuối cùng kế toán trưởng sẽ là người tổng kết toàn bộ các báo cáo chi tiết của nhân viên để soạn thảo báo cáo tổng hợp trình lên Ban giám đốc.

- Về nội dung phân tích: Nội dung phân tích về cơ bản đã đưa ra những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, biến động về quy mô cơ cấu tài sản, về cơ cấu nguồn vốn, hiệu suất hoạt động, khả năng sinh lãi của Công ty. Đây là những chỉ tiêu mà hầu hết các đối tượng sử dụng thông tin cần quan tâm đầu tiên: đó là nguồn vốn được hình thành từ đâu, được sử dụng như thế nào, Công ty có khả năng tự chủ về tài chính hay không. Dù việc sử dụng chỉ tiêu chưa thật sự triệt để nhưng về cơ bản nó vẫn mang tính hữu dụng đối với các đối tượng sử dụng thông tin.

* Những tồn tại và nguyên nhân

- Những tồn tại: Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty còn một số hạn chế như sau:

đơn điệu, cứng nhắc và chưa đạt tới hiệu quả tối ưu của công tác phân tích tài chính. Sau khi tiến hành phân tích, kế toán trưởng Công ty sẽ đưa ra bảng tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch của năm và tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới.

+ Thông tin sử dụng trong phân tích tuy đã có sự kết hợp cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng chưa đầy đủ. Thông tin bên trong doanh nghiệp chỉ dừng lại ở thông tin kế toán tại Công ty và cũng chỉ sử dụng thông tin chủ yếu từ BCĐKT, BCKQHĐKD và BCLCTT được lập hàng quí, hàng năm mà chưa sử dụng các thông tin từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTCBCTC. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở các nguồn thông tin về kinh tế mà chưa kết hợp được chỉ tiêu trung bình ngành, yếu tố thị trường...Điều này làm giảm đi tính khách quan, chính xác trong phân tích, ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác phân tích, ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của các nhà quản trị.

+ Kết quả phân tích tình hình tài chính mới chỉ dừng lại ở các con số và đưa ra nguyên nhân nhưng nó chưa sâu và chưa cụ thể và cũng như chưa chỉ ra được các biện pháp tài chính cần phải thực hiện trong kỳ tới. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty khó có thể đưa ra được các quyết định kịp thời và chính xác trên cơ sở kết quả phân tích.

+ Sữa là mặt hàng thiết yếu, cạnh tranh sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh nhiều. Do đó tạo ra áp lực cho thực hiện nhiệm vụ được giao của Công ty nói chung và ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp.

- Nguyên nhân:

+ Đội ngũ nhân viên phân tích của Công ty còn thiếu cả về số lượng, lẫn trình độ chuyên môn. Đa số các nhân viên phân tích được đào tạo về chuyên ngành kế toán, đang làm công việc kế toán, chỉ thực hiện phân tích tài chính vào cuối quí, cuối năm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng nên còn rất nhiều hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm phân tích tài chính, khả năng sử dụng các công cụ phân tích tài chính còn yếu kém. Mặc dù Công ty thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên nhưng chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ phân

tích tài chính. Vì thế nên công tác phân tích tài chính còn sơ sài và chưa hoàn thiện.

+ Công tác phân tích BCTC thực sự chưa được coi trọng đúng mức, vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng như đội ngũ nhân sự cho công tác này chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tích tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cán bộ phân tích chưa trau dồi đầy đủ những kiến thức cần thiết để nâng cao năng lực phân tích tài chính, dẫn đến kết quả của việc phân tích còn nhiều hạn chế

+ Do việc phân tích tình hình tài chính không phải là một hoạt động bắt buộc trên phương diện pháp lý nên công ty chưa đặt hoạt động phân tích tài chính đúng với tầm quan trọng đối với công ty.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận, ở chương 2 đã giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Việt nam (Vinamilk) và đã phân tích những chỉ tiêu, chỉ số trên báo cáo tài chính của Vinamilk trong giai đoạn 2015 – 2019. Và đã đi sâu phân tích thực trạng phân tích báo cáo tài chính thông qua phân tích về cấu trúc tài chính, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty này trên cả các khía cạnh: Nội dung phân tích, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích, nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính. Từ đánh giá thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP Sữa Việt Nam, luận văn đã rút ra được những mặt đạt được, các tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty này và đây là cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 116 - 121)