Phân tích mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 38 - 48)

Bên cạnh việc phân tích từng báo cáo tài chính, việc phân tích mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính sẽ giúp nhà phân tích thấy được “bức tranh tài chính” của DN đầy đủ và sinh động hơn.

- Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh: Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cho nhà quản lý nắm bắt được hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu thường dùng là.

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA): để thấy được lợi nhuận tạo ra từ tài sản đầu tư, các nhà phaach tích thường tính chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản và chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế =

Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Hệ số lợi nhuận so với vốn: Hệ số lợi nhuận so với vốn

(ROI)

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay =

Vốn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, k > i là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư, k < i cần thu hẹp phạm vi vay tiền nhằm đảm bảo an toàn và phát triển vốn cho hoạt động kinh doanh.

+ Sức sinh lời của doanh thu (ROS): Sức sinh lời của doanh thu

(ROS)

Lợi nhuận sau thuế =

Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

+ Sức sinh lời của vốn chủ (ROE):

Sức sinh lời của vốn chủ (ROE)

Lợi nhuận sau thuế =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

dài hạn hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Số vòng quay của tài sản dài hạn: Số vòng quay của tài sản

dài hạn

Doanh thu thuần =

Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn hoạt động tốt góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản dài hạn.

+ Sức sinh lợi của tài sản dài hạn: Sức sinh lợi của tài sản dài

hạn

Lợi nhuận sau thuế =

Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư.

+ Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu: Suất hao phí của tài sản dài

hạn so với doanh thu

Giá trị tài sản dài hạn bình quân =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản dài hạn, là căn cứ để đầu tư tài sản dài hạn cho phù hợp.

+ Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận: Suất hao phí của tài sản dài

hạn so với lợi nhuận

Giá trị tài sản dài hạn bình quân =

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết muốn có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản dài hạn, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, căn cứ để xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi muốn mức lợi nhuận như mong muốn.

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nằm trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Số vòng quay của tài sản ngắn hạn: Số vòng quay của tài sản

ngắn hạn

Tổng số luân chuyển thuần =

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

Tổng số luân chuyển thuần được lấy từ chỉ tiêu mã số 10, 21, 31 thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị tài sản ngắn hạn bình quân được xác định trung bình giữa tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ mã số 100 thuộc bảng cân đối kế toán.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt, đó là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn: Sức sinh lợi của tài sản

ngắn hạn

Lợi nhuận sau thuế =

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn, đó là căn cứ để đầu tư tài sản ngắn hạn cho phù hợp, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

+ Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận:

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân =

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết muốn có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, căn cứ để xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi muốn mức lợi nhuận như mong muốn.

+ Thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn: Thời gian 1 vòng quay của

tài sản ngắn hạn

Thời gian của kỳ phân tích =

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn + Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn:

Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân =

Tổng số luân chuyển thuần

Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, người ta còn chú trọng đến việc phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Số vòng quay củ hàng tồn kho: Số vòng quay củ hàng tồn kho Giá vốn hàng hóa = Hàng tồn kho bình quân + Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho:

Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho

Thời gian của kỳ phân tích =

Số vòng quay của hàng tồn kho + Hệ số đảm nhiệm của hàng tồn kho:

Hệ số đảm nhiệm của hàng tồn kho

Hàng tồn kho bình quân =

Tổng doanh thu thuần

trữ trong kỳ, việc phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho sẽ xác định được mức độ phù hợp của lượng dự trữ này, đồng thời doanh nghiệp có thể tìm biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động, các nguồn này được hình thành từ các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các cổ đông, các nguồn lợi tức của doanh nghiệp (sử dụng để bổ sung cho nguồn vốn). Vốn cố định được sử dụng để trang trải cho các tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như nguyên vật liệu, công cụ.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đều phải hướng tới hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu đòi hỏi luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta dùng chỉ tiêu sau:

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Kết quả đầu ra =

Vốn kinh doanh (hay vốn sản xuất bình quân)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao càng hiệu quả, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau:

Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ = Vốn kinh doanh (hay vốn sản xuất bình quân) -

Khấu hao cơ bản trích trong kỳ x Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ + (-) Tăng giảm vốn trong kỳ

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh, kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần hoặc lợi tức gộp. Để nâng cao các chỉ tiêu này, cần phải nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thông qua biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn nghiên cứu thay đổi mẫu mã, quy cách sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa đạng của người tiêu dùng. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kích thích nhu cầu tiêu dùng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Những biện pháp đó sẽ làm tăng kết quả đầu ra. Đồng thời DN phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý cơ cấu vốn kinh doanh, bằng cách giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, phát huy và khai thác triệt để năng lực hiện có của tài sản cố định, DN phải đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động bằng việc tăng số vòng quay của vốn lưu động thông qua việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN đó là phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh do Nhà nước tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn Nhà nước, thoái dần vốn Nhà nước và ảnh hưởng của lạm phát, giá cả biến động, sức mua của đồng tiền biến động nhìn chung là suy giảm, nếu duy trì cơ chế như trước thì số vốn sản xuất kinh doanh của DN thể hiện bằng đồng tiền Việt Nam sẽ lại giảm dần giá trị thực tế, sức mua của vốn bị thu hẹp, hậu quả sẽ không tránh khỏi lãi giả lỗ thật, bảo toàn và phát triển vốn doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển cả VLĐ và VCĐ.

- Đối với việc bảo toàn và phát triển VCĐ: DN phải xác định đúng nguyên giá TSCĐ để trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn để tạo nguồn thay thế va duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. DN có thể bảo toàn VCĐ trên cơ sở hệ số trượt giá, số VCĐ bảo toàn theo công thức:

Căn cứ vào kết quả xác định số vốn phải bảo toàn theo công thức trên, doanh nghiệp phải điều chỉnh giá trị TSCĐ và VCĐ theo các hệ số điều chỉnh tương ứng với từng loại TSCĐ. Hoặc số VCĐ phải bảo toàn cuối kỳ tính theo công thức sau:

Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ

= Số vốn được giao

đầu kỳ x Hệ số trượt giá + (-)

Tăng giảm vốn

trong kỳ Bên cạnh việc bảo toàn vốn, các doanh nghiệp phải phát triển VCĐ trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại của doanh doanh nghiệp và vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp để đầu tư XDCB cho doanh nghiệp.

- Đối với việc bảo toàn và phát triển VLĐ: Doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển VLĐ ngay trong trong quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở mức tăng giảm giá trị TSLĐ thực tế tồn kho tại DN có thay đổi về giá. Số VLĐ sau khi đã thực hiện điều chỉnh giá trị TSLĐ thực tế tồn kho và ghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối năm là số vốn thực tế đã bảo toàn được của doanh nghiệp.

Số VLĐ phải bảo toàn đến cuối năm được tính theo công thức sau đây: Số VLĐ phải bảo toàn

đến cuối kỳ =

Số vốn đã

được giao x

Hệ số trượt giá

Bên cạnh việc bảo toàn VLĐ, doanh nghiệp phải phát triển vốn từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 đề cập tới cơ sở lý luận và công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tác giả đã đi sâu vào công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung bao gồm: Tổ chức phân tích báo cáo tài chính, các bước thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh. Qua đó người sử dụng có thể vận dụng vào công tác phân tích báo cáo tài chính theo hiểu biết của tác giả và đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Dựa trên cơ sở lý luận làm căn cứ thực hiện các nghiên cứu tiếp Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 38 - 48)