2.2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Để phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sữa Việt nam (Vinamilk), ta xem xét cơ cấu tài sản qua bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2017 và sự biến động so với các năm 2015, 2016 của Công ty.
* Phân tích cơ cấu tài sản: Qua bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ta có thể thấy: tổng tài sản của Công ty liên tục tăng
qua các năm từ 2015 – 2019, cuối năm 2019 tổng tài sản đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng 13 nghìn tỷ đồng so với năm 2015, tăng 5 nghìn tỷ đồng so với năm 2018. Ta có thể thấy rõ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng.
Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn trong tổng tài sản, cuối năm 2016 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 63 % trong tổng tài sản của Công ty, năm 2019 xuống còn 50%. Mặc dù cuối năm 2019 tỷ trọng tài sản ngắn hạn có giảm dần qua các năm từ 61% xuống còn 50%, tuy nhiên giá trị tài sản ngắn hạn vẫn liên tục tăng qua các năm từ 15 nghìn tỷ lên 19 nghìn tỷ.
Về tài sản dài hạn: giá trị tài sản dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm từ 10 nghìn tỷ lên 19 nghìn tỷ.
Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
2019 so với
2015 2016 2017 2018 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % +/- % +/- % +/- % +/- %
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.822 61% 17.801 63% 19.003 58% 18.506 54% 19.829 50% 4.006 125% 2.028 111% 826 104% 1.323 107%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.068 4% 485 2% 733 2% 1.011 3% 957 2% (111) 90% 472 197% 224 131% (54) 95% II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 8.653 33% 10.369 37% 10.515 32% 8.576 25% 11.100 28% 2.447 128% 732 107% 585 106% 2.524 129% III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 2.558 10% 2.702 10% 4.178 13% 4.240 12% 3.810 10% 1.252 149% 1.108 141% (368) 91% (431) 90% IV. Hàng tồn kho 3.467 13% 4.099 15% 3.448 11% 4.532 13% 3.877 10% 409 112% (222) 95% 429 112% (655) 86% V. Tài sản ngắn hạn khác 7 6 0% 147 1% 129 0% 146 0% 85 0% 10 113% (61) 58% (44) 66% (61) 58% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 10.186 39% 10.322 37% 13.507 42% 15.811 46% 19.586 50% 9.400 192% 9.264 190% 6.080 145% 3.775 124%
I- Các khoản phải thu dài
hạn 14 0% 15 0% 43 0% 78 0% 7 0% (7) 47% (8) 45% (37) 16% (71) 9%
II. Tài sản cố định 6.195 24% 5.791 21% 6.578 20% 8.668 25% 8.730 22% 2.534 141% 2.939 151% 2.151 133% 62 101% III. Bất động sản đầu tư 140 1% 135 0% 95 0% 89 0% 61 0% (79) 44% (74) 45% (34) 64% (28) 68% IV. Tài sản dang dở dài
hạn 277 1% 430 2% 971 3% 275 1% 158 0% (119) 57% (272) 37% (813) 16% (117) 57%
V. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 3.256 13% 3.616 13% 5.359 16% 6.308 18% 10.220 26% 6.964 314% 6.604 283% 4.861 191% 3.912 162% VI. Tài sản dài hạn khác 304 1% 335 1% 460 1% 393 1% 411 1% 107 135% 76 123% (49) 89% 18 104%
TỔNG TÀI SẢN 26.009 100% 28.123 100% 32.510 100% 34.317 100% 39.415 100% 13.407 152% 11.292 140% 6.906 121% 5.098 115%
Qua bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Vinamilk ta thấy rõ: Về tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này có ý nghĩa rất lớn về mặt thanh toán trong cấu trúc tài sản ngắn hạn của Công ty. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản năm 2015 của công ty cao nhất là 4% góp phần đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho công ty, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến sức sinh lời của đồng vốn khi để lại khoản tiền mặt tồn dư khá lớn.
Về các khoản phải đầu tư tài chính ngắn hạn: Tỷ trọng của các khoản đầu tư ngắn hạn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty vào cuối năm 2016 so với tổng tài sản có sự tăng đột biến lên tới 37% là do khoản tiền gửi ngắn hạn của công ty tăng mạnh. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn so với tổng tài sản cuối năm 2018 thấp nhất chỉ là 25%, cuối năm 2016 tăng lên tới tận 37%, đến cuối năm 2019 thì tăng nhẹ chiếm 28%.
Về các khoản phải thu ngắn hạn: Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm từ 2.558 tỷ đồng năm 2015, 2.702 tỷ đồng năm 2016, 4.177 tỷ đồng năm 2017, 4.240 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, so với quy mô tăng của tài sản ngắn hạn nói chung thì tốc độ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn duy trì ở tỷ lệ thấp, tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn là 10% cuối năm 2015, tỷ trọng 10% cuối năm 2016, 13% năm 2017, 12% năm 2018 và giảm nhẹ còn 10% năm 2019
Về hàng tồn kho: Đặc trưng hàng tồn kho của Công ty là sữa và các sản phẩm từ sữa. Giá trị hàng tồn kho cuối năm 2018 là 4.532 tỷ đồng tăng so với cuối năm 2017 cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Nguyên nhân do năm 2018 công ty mở rộng quy mô sản xuất, do giá sữa ngày càng tăng, thêm vào đó là thương hiệu Vinamilk đã có chỗ đứng vững trên thị trường được người tiêu dùng tin tưởng, đây là một thương hiệu hàng Việt nam uy tín có thể cạnh tranh được với các hãng sữa nước ngoài.
Về tài sản dài hạn: Là một đơn vị sản xuất nên tài sản dài hạn cũng rất quan trọng đối với sự sống còn của Công ty. Xác định được tầm quan trọng của tài sản dài hạn đối với việc sản xuất của mình, ngay từ ban đầu, Vinamilk đã đầu tư dây truyền máy móc hiện đại, và liên tục cập nhập các máy móc, công nghệ tiên tiến
mới để đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm. Công ty đã đầu tư dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan... được lắp đặt cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ. Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định. Sữa đặc có đường, sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột Dielac của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nam Phi, Trung Đông và nhiều nước châu Á. Giá trị tài sản dài hạn của Công ty tăng đều qua các năm, năm 2015 là 10.186 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên là 10.321 tỷ đồng, năm 2017 là 13.506 tỷ đồng, năm 2018 là 15.811 tỷ đồng và năm 2019 tăng lên 19.586 tỷ đồng.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Qua bảng 2.3 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ta nhận thấy, tương ứng với sự tăng lên của tổng tài sản là sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu là sự tăng lên của Vốn chủ sở hữu. Xét trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu có giảm qua các năm nhưng về mặt giá trị lại tăng đều qua các năm. Nợ phải trả tăng đều cả về mặt giá trị và tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn qua các năm. Bên cạnh một phần là do thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường đã góp phần làm tăng nợ phải trả của công ty lên. Điều này cũng đưa khả năng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp lên, góp phần tạo đà cho công ty phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao như hiện nay.
Về nợ phải trả: Nợ phải trả nhìn chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, có xu hướng tăng về giá trị giữa các năm, về mặt tỷ trọng thì cũng có xu hướng tăng nhưng năm thì tỷ trọng này có xu hướng giảm đôi chút, cụ thể như sau: tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2015 là 22%, cuối năm 2016 tăng lên đến 23%, cuối năm 2019 tăng lên đến 33%. Điều này tỷ trọng của nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn tăng dần và về mặt giá trị cũng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2015 giá trị nợ phải trả là 5.650 tỷ đồng, cuối năm 2016 là 6.329 tỷ đồng và cuối năm 2019 là 12.871 tỷ đồng. Việc tăng về giá trị nợ phải trả liên tục qua các
năm từ 2015 – 2019 càng là minh chứng chứng tỏ cho việc công ty ngày càng có uy tín đối với các bạn hàng, nhà cung cấp trên thị trường. Điều này giúp cho việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng gặp nhiều thuận lợi hơn, do công ty đã chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh.
Về nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản thanh toán với công nhân viên, chi phí phải trả, các khoản phải nộp phải trả khác. Khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn đã phân tích ở trên thì liên tục tăng qua các năm, cuối năm 2015 là 2.119 tỷ đồng, đến cuối năm 2016 tăng lên 2.569 tỷ đồng và đến cuối năm 2019 tăng lên 3.223 tỷ đồng.
Bảng 2.3 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2015 2016 2019 so với 2017 2018 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % +/- % +/- % +/- % +/- %
A - NỢ PHẢI TRẢ 5.651 22% 6.329 23% 9.213 28% 9.012 26% 12.871 33% 7.220 228% 6.542 203% 3.658 140% 3.859 143%
I. Nợ ngắn hạn 5.564 21% 6.234 22% 9.112 28% 9.012 26% 12.871 33% 7.307 231% 6.637 206% 3.759 141% 3.859 143% 1. Phải trả người bán ngắn hạn 2.119 8% 2.569 9% 3.609 11% 3.556 10% 3.223 8% 1.104 152% 654 125% (386) 89% (333) 91% 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 15 0% 36 0% 59 0% 34 0% 56 0% 41 379% 20 155% (3) 94% 21 161% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 204 1% 245 1% 376 1% 342 1% 599 2% 395 294% 354 245% 223 159% 258 175% 4. Phải trả người lao động 440 2% 167 1% 174 1% 173 1% 175 0% (265) 40% 8 105% 1 101% 2 101% 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 559 2% 984 3% 1.188 4% 1.145 3% 1.590 4% 1.031 284% 606 162% 401 134% 445 139% 6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 0 0% 3 0% 7 0% 0 0% - 0% - (3) 0% (7) 0% -
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng 0 0% 574 2% 3.023 9% 0 0% - 0% - (574) 0% (3.023) 0% -
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0 0% 1.200 4% - 0% 7 0% 2 0% 2 (1.198) 0% 2 (5) 31% 9. Phải trả ngắn hạn khác 579 2% 1 0% - 0% 2.548 7% 1.778 5% 1.199 1.777 1.778 (769) 70% 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.242 5% 455 2% - 0% 700 2% 4.875 12% 3.633 4.420 4.875 4.175 696% 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 2 0% - 0% 1 0% 5 0% 6 0% 4 6 6 1049% 2 141% 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 403 2% - 0% 674 2% 502 1% 566 1% 163 566 (108) 84% 64 113% II. Nợ dài hạn 87 0% 96 0% 102 0% 0 0% - 0% (87) (96) 0% (102) 0% (0) 0% 6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn - 0% - 0% 1 0% 0 0% - 0% - - (1) 0% (0) 0% 12. Dự phòng phải trả dài hạn 87 0% 96 0% 101 0% - 0% - 0% (87) (96) 0% (101) 0% -
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 20.358 78% 21.794 77% 23.296 72% 25.305 74% 26.544 67% 6.187 4.750 122% 3.248 114% 1.239 105%
I. Vốn chủ sở hữu 20.358 78% 21.794 77% 23.296 72% 25.305 74% 26.544 67% 6.187 4.750 122% 3.248 114% 1.239 105% 1. Vốn góp của chủ sở hữu 12.007 46% 14.515 52% 14.515 45% 17.417 51% 17.417 44% 5.410 2.902 120% 2.902 120% - 100% - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu
quyết - 0% - 0% - 0% 17.417 51% 17.417 44% 17.417 17.417 17.417 - 100%
- Cổ phiếu ưu đãi - 0% - 0% - 0% - 0% - 0% - - - -
2. Thặng dư vốn cổ phần - 0% 261 1% 261 1% - 0% - 0% - (261) 0% (261) 0% -
5. Cổ phiếu quỹ (*) (5) 0% (1) 0% (7) 0% (10) 0% (12) 0% (6) (10) 990% (4) 163% (1) 111% 8. Quỹ đầu tư phát triển 3.289 13% 1.795 6% 2.849 9% 1.189 3% 2.198 6% (1.092) 403 122% (652) 77% 1.009 185% 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.067 19% 5.225 19% 5.679 17% 6.709 20% 6.941 18% 1.874 1.716 133% 1.263 122% 232 103%
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối
kỳ trước 2.926 11% 2.667 9% 2.322 7% 3.502 10% 4.097 10% 1.172 1.431 154% 1.775 176% 595 117%
- LNST chưa phân phối kỳ này 2.141 8% 2.558 9% 3.357 10% 3.207 9% 2.844 7% 703 286 111% (513) 85% (364) 89%
TỔNG NGUỒN VỐN 26.009 100% 28.123 100% 32.510 100% 34.317 100% 39.415 100% 13.407 152% 11.292 140% 6.906 121% 5.098 115%
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh dù trong lĩnh vực nào cũng cần có tài sản và vốn, chính vì vậy mà doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện pháp thích hợp để huy động các nguồn tài chính phù hợp để đầu tư. Ngoài vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, để phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp cũng phải huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn vay ngân hàng, nguồn vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, khách hàng, lương nhân viên và các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước. Để có được câu trả lời lượng vốn cần huy động thêm là bao nhiêu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì hoạt động phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiếu. Đây chính là việc xem xét tính cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty, qua đó đánh giá sự cân bằng tài chính của công ty tại một thời điểm hay một giai đoạn nhất định. Chúng ta hãy xem xét Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu
Năm Năm 2019 so với
2015 2016 2017 2018 2019 2015 2016 2017 2018
+/- % +/- % +/- % +/- %
1 Tổng nguồn vốn 26.009 28.123 32.510 34.317 39.415 13.407 152% 11.292 140% 6.906 121% 5.098 115%
2 Nguồn tài trợ thường xuyên 20.445 21.890 23.398 25.305 26.544 6.099 130% 4.655 121% 3.146 113% 1.239 105%
2.
1 - Nguồn vốn chủ sở hữu 20.358 21.794 23.296 25.305 26.544 6.187 130% 4.750 122% 3.248 114% 1.239 105%
2.
2 - Nợ dài hạn 87 96 102 0 0 (87) 0% (96) 0% (102) 0% (0) 0%
3
Nguồn tài trợ tạm thời (Nợ
ngắn hạn) 5.564 6.234 9.112 9.012 12.871 7.307 231% 6.637 206% 3.759 141% 3.859 143%
4
Hệ số tài trợ thường xuyên =
(2)/(1) 0,786 0,778 0,720 0,737 0,673 (0) 86% (0) 87% (0) 94% (0) 91% 5 Hệ số tài trợ tạm thời = (3)/(1) 0,214 0,222 0,280 0,263 0,327 0 153% 0 147% 0 117% 0 124% 6 Hệ số VCSH so với nguồn vốn thường xuyên =(2.1)/(2) 0,996 0,996 0,996 1,000 1,000 0 100% 0 100% 0 100% 0 100% 7 Tài sản dài hạn 10.186 10.322 13.507 15.811 19.586 9.400 192% 9.264 190% 6.080 145% 3.775 124% 8
Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH =
(2)/(7) 2,01 2,12 1,73 1,60 1,36 (1) 68% (1) 64% (0) 78% (0) 85%
9 Tài sản ngắn hạn 15.822 17.801 19.003 18.506 19.829 4.006 125% 2.028 111% 826 104% 1.323 107%
10
Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm
thời so với TSNH=(3)/(9) 0,35163