Những nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài

* Những nghiên cứu về tự kỷ

Những nghiên cứu về sự rỗi nhiễu tâm trí ở trẻ em được đề cập khá sớm trong các công trình của các nhà khoa học, các bác sỹ, nhà trị liệu,... với những miêu tả khá tương đồng về các biểu hiện hành vi bất thường, ngôn ngữ giao tiếp khá hạn chế, không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác... nhưng phải tới năm 1911, thuật ngữ tự kỷ (autism) do nhà tâm thần học người Thụy Sỹ Paul Eugen Bleuler (1857 - 1939) đưa ra, nhưng trước khi đưa ra thuật ngữ tự kỷ, ông đã đưa ra thuật ngữ “tâm thần phân liệt” trong một bài giảng tại Berlin ngày 24 tháng 4 năm 1908. Năm 1911 ông đã đưa ra khái niệm tự kỷ, song lại không mô tả đầy đủ thuật ngữ tự kỷ, ông cho rằng các đặc tính của tự kỷ là sản phẩm của sự chia tách giữa các chức năng trí tuệ của nhân cách cảm xúc [50].

Năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ gốc Austrian Leo Kanner (1894 - 1981) nhà khoa học đầu tiên đưa ra định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ[54] qua tác phẩm: Những rỗi nhiễu từ những ảnh hưởng tiếp xúc (Autistic Disturbances of Affective Contact), ông nhận thấy một số trẻ có những hành vi không bình thường, và gọi là “tự kỷ ấu nhi” (early infantile autism) năm 1943 [46 ], ông đã mô tả hành vi của trẻ như khó phát triển quan hệ xã hội, sự thiếu hụt tương tác với người khác, chậm phát triển ngôn ngữ, khăng khăng với sự lựa chọn của bản thân; có những thói quen kì lạ và phức tạp, thậm chí ông còn mô tả những trẻ có rối loạn phổ tự kỷ bề ngoài thông minh, sáng sủa. Ông cũng giải thích tự kỷ là một dạng rối nhiễu về tinh thần chứ không phải dạng rối nhiễu về thể chất và cách mà cha mẹ chăm sóc, giáo dục con là nguyên nhân của tất cả vấn đề trên.

Hans Asperger (1906-1980), một bác sĩ nhi khoa người Áo được biết đến với những nghiên cứu về các rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở trẻ em. Năm 1944 ông công bố nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ với mô tả ngôn ngữ của trẻ phát triển bình

thường, tuy nhiên trong cách diễn tả và cách phát âm nhiều cung điệu lên xuống không thích hợp với hoàn cảnh, có những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhân xưng, thích sự đơn độc. Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này là cách suy luận rườm rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Những trẻ này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học và có khả năng nhớ tốt một cách lạ thường [37]. Về sau, người lấy tên của ông để đặt tên cho hội chứng này là Asperger từ năm 1994 [42].

Năm 1987, nhà tâm thần học trẻ em người Anh Michael Llewellyn Rutter đã công bố nghiên cứu: “Khả năng phục hồi tâm lý và cơ chế bảo vệ” [51 ], trong đó mô tả khá rõ những diễn biến tâm lý trẻ có rối loạn phổ tự kỷ với những rối nhiễu như luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể, rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác... tùy theo mức độ tự kỷ để có thể xác định mức độ phục hồi, ông đưa ra các phương pháp phục hồi cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Ở nước Anh ông đã được mô tả như là “cha đẻ của trẻ em mắc chứng tâm lý tự kỷ” [48].

Thời gian gần đây, các nghiên cứu về tự kỷ ở trẻ em được đi sâu hơn, với các nghiên cứu của các tác giả người Mỹ giả Myers SM và Johnson CP: “Quản lý những trẻ em có rối nhiễu phổ tự kỷ” (2007) [ 47 ]; tác giả Caronna EB, Milunsky JM, Tager- Flusberg H với công trình: “Rối loạn phổ tự kỷ: giới hạn lâm sàng và nghiên cứu” (2008) [38 ]; nghiên cứu của Chaste P, Leboyer M: “Các yếu tố nguy cơ tự kỷ: gen, môi trường, các tương tác gen - môi trường” (2012). Nghiên cứu của các tác người Hà Quốc Ha S, Sohn IJ, Kim N, Sim HJ, Cheon KA: “Đặc điểm của bộ não trong rối loạn phổ tự kỷ: cấu trúc, chức năng và kết nối qua tuổi thọ” (2015) [43 ]...

Những nghiên cứu trên cho thấy các tác giả trên không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các biểu hiện ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ mà còn đi tìm ra các nguyên nhân về mặt sinh thể và về mặt tâm lý, đồng thời cũng đưa ra cách trị liệu hiệu quả, can thiệp giảm thiểu rỗi nhiễu ở trẻ với nhiều liệu pháp khác nhau.

Nghiên cứu về ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Hai tác giả người Mỹ Stone W.L, Yoder P.J. đã công bố nghiên cứu: Dự đoán mức độ ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (2001). Nghiên cứu được tiến hành trên 35 trẻ 2 năm được chẩn đoán tự kỷ (24 mắc chứng tự kỷ, 11 với PDD-NOS) được đánh giá lại 2 năm sau đó để xem xét các yếu tố liên quan đến

sự phát triển của ngôn ngữ nói. Kết quả nghiên cứu chỉ ra số từ ngữ mà trẻ nói ra trong một giờ và đưa ra gợi ý về cách trị liệu ngôn ngữ. Ý nghĩa của những kết quả này để tìm hiểu quá trình phát triển sớm của rối loạn phổ tự kỷ và những tác động can thiệp [52 ].

Năm 2003, một nhóm các tác giả Charman T, Baron-Cohen S, Swettenham J, Baird G, Drew A, Cox A.Int J Lang Commun Disord, trong nghiên cứu: “Dự đoán sự tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển lan tỏa”. Các tác giả đã chỉ ra sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi có thể được cải thiện đáng kể so với việc chỉ ra đúng các rối nhiễu và trị liệu đúng cách [40].

Nhóm các tác giả Wendy L. Stone; Caitlin R. McMahon; Paul J. Yoder; Tedra A.Walden đã công bố nghiên cứu: “Phát triển nhận thức và khả năng giao tiếp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” (2007). Nghiên cứu cho thấy tương tác giữa các anh chị em ruột sẽ phát triển ngôn ngữ không lời và các biểu hiện hành vi sẽ chậm hơn so với những trẻ khác tương tác với nhau [53]

Các tác giả Allison Bean Ellawadi và Susan Ellis Weismer đã xuất bản công trình “Sử dụng ngôn ngữ nói chuẩn để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ biểu cảm của trẻ nhỏ với các rối loạn phổ tự kỷ” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ luận và Ngôn ngữ bệnh học năm 2015, được tiến hành trên 105 trẻ về các khả năng giao tiếp của các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được đặc trưng về chuẩn ngôn ngữ nói. Những trẻ được phân nhóm theo những tiêu chuẩn để điều tra xem liệu có sự khác biệt trong các biến được lựa chọn giữa các nhóm ở độ tuổi trung bình là 2,5 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chuẩn ngôn ngữ nói là hữu ích cho sự phát triển khả năng giao tiếp sớm và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ biểu cảm ở trẻ [35].

Có thể nói, các tác giả nước ngoài khá quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ, với các mô tả khá cụ thể: Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới cuộc sống xung quanh; chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp; không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác... đồng thời các tác giả đã chỉ ra các biện pháp can thiệp bằng trị liệu và các liệu pháp về tâm lý giáo dục, song chưa có nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ qua sử dụng trò chơi.

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và các biểu hiện ở trẻ có rối loạn phổ có rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam được đặt ra tương đối muộn so với thế giới, những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam gắn với bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, song các nghiên cứu chủ yếu gắn với trị liệu bằng các liệu pháp y sinh học. Những nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ nói cho trẻ được đặt ra khá muôn. Có thể đến nghiên cứu của các tác giả với các công trình sau:

Tác giả phạm Minh mục với các nghiên cứu “Tự kỷ và giáo dục trẻ tự kỷ” [16], “Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ” [15] đã nêu những đặc điểm phát triển của trẻ tự kỷ tuổi mầm non, đồng thời đề xuất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ có

rối

loan Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bùi Thanh với công trình “Biện pháp rènphổ tự kỷ, trong đó có các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ. luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động vui chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập tại Hà Nội” (2007). Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra khung lý luận về kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ, về thực trạng, các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ nói và các biểu cảm. Tác giả đã đưa ra 7 biện pháp và thực nghiệm chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất [19].

Năm 2007, trong luận án tiến sĩ “Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ ở đầu cấp tiểu học” tác giả Nguyễn Nữ Tâm An đã đề cập đến những rối nhiễu phổ tự kỷ, tác giả đã chỉ ra thực trạng với những hạn chế về khả năng đọc hiểu của trẻ. Khắc phục những hạn chế trên, tác giả luận án đã đề xuất 12 biện pháp và đã tiến hành thực nghiệm về phát triển khả năng đọc hiểu. Tác giả đã chứng minh được hiệu quả thực nghiệm, giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ đầu cấp tiểu học

có thể đọc hiểu tốt hơn [1].

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có các công trình: “Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2014) [20 ], “Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ” tác giả Nguyễn Phương Thảo (2015) [23]. Các tác giả đều trình bày khá kỹ những vấn đề lý luận về kỷ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, trong đó tác giả Nguyễn Thị Thanh đã nêu lên những đặc điểm giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi, tác giả Nguyễn Phương Thảo nêu lên cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của trẻ tự

kỷ. Các tác giả đã chỉ ra thực trạng và đề xuất các biện pháp, tổ chức thực nghiệm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Tác giả Đào Thị Thu Thủy đã nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi qua công trình: “Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi dựa vào bài tập chức năng” của (2014) [25 ]. Tác giả luận án cho rằng hành vi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình, trẻ sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ, trẻ rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác... trên cơ sở chỉ ra thực trạng hành vi ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi còn nhiều hạn chế, tác giả đã đề xuất các biện pháp và thực nghiệm rèn luyện hành vi ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi qua các bài tập tình huống.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở các độ tuổi còn có các sách của các tác giả về vấn đề trẻ tự kỷ, về mặt lý luận và thực tiễn, về phương pháp chăm sóc, can thiệp, trị liệu, giáo dục hòa nhập và quản lý hành vi của trẻ tự kỷ, thể hiện qua các công trình: “Để hiểu tự kỷ” [28], “Nuôi con bị tự kỷ” [29] cùng xuất bản năm 2002, công trình “Tự kỷ và trị liệu” [30] xuất bản năm 2006 của Võ Nguyễn Tinh Vân; tác giả Lê Khanh với công trình “Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ - những thiên thần bất hạnh” (2004) [13]; “Trẻ em Tự kỷ phương thức giáo dục” (2006) của tác giả Nguyễn Văn Thành [22 ]; “Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ- phát hiện sớm và can thiệp sớm” (2007) của Vũ Thị Bích Hạnh [12]; luận án tiến sĩ “Nghiên cứu nhận thức của trẻ có rối loạn phổ tự kỷtại Thành phố Hồ Chí Minh” (2009) của tác giả Ngô Xuân Điệp [8]; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến với công trình: “Tự kỉ - những vấn đề lí luận và thực tiễn” (2013) [32]; Lã Thị Bắc Lý với nghiên cứu: “Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non” (2015) [14]; “Giáo trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật” (2015) do Trần Thị Thiệp chủ biên [24]; Trần Thị Minh Thành chủ biên: “Giáo trình quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ” (2015) [21] và “Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ” (2015) do Nguyễn Thị Hoàng Yến chủ biên [33].

Nhìn chung, các nghiên cứu về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ rất đa dạng, ở nhiều lĩnh vực, như y sinh học, tâm lý trị liệu,... với nhiều biện pháp khác nhau, với mục tiêu chung là can thiệp nhằm giảm thiểu tự kỷ ở trẻ. Trong số đó có nhiều

công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở các độ tuổi khác nhau. Ngoài ra còn có các nghiên cứu lý luận về trẻ tự kỷ, can thiệp, giáo dục hòa nhập, quản lý hành vi ở trẻ tự kỷ... cùng với đó là nhiều trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được ra đời.

1.2. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và ngôn ngữ nói của trẻ

1.2.1. Khái niệm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Tự kỷ là khái niệm ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của bác sỹ tâm thần học người Thụy Sỹ Paul Eugen Bleuler, ông đưa ra khái niệm tự kỷ vào năm 1911, ông cho rằng: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những người bệnh tâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nữa mà sống với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn” [49].

Nhà tâm thần học Leo Kanner đưa ra quan niệm về tự kỷ “Autistic Disturbances of Affective Contac” năm 1943, ông cho rằng: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống” [45].

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc: “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của Tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại” [dẫn theo 25, tr.13-14].

Như vậy, khái niệm tự kỷ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, song dưới góc độ tâm lý trẻ tự kỷ, có thể thấy các tác giả đều quan niệm tự kỷ là do

rối loạn tâm lý và được biêu

và hành vi.

hiê

n ra ngoài bằng những khiếm khuyêt về ngôn ngữ

Quan niệm của một số nhà tâm lý học Việt Nam:

Theo tác giả Lê Khanh: Tự kỷ là hiện tượng tự tỏa, tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của bản thân với bên ngoài, có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ [13].

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 28)