Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 124 - 145)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Để phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua trò chơi, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp. Các biện pháp đề xuất đều thể hiện sự thống nhất chặt chẽ, theo đúng các nguyên tắc đề xuất đã được xác định. Trong đó, biện pháp thứ nhất: Xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá đúng khả năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi được coi là tiền đề để tiến hành các biện pháp 2, 3, 4 và biện pháp 5.

Biện pháp thứ 2, 3 và 4 có tính chủ công. Biện pháp 5: Kiến tạo (xây dựng) môi trường chơi, môi trường vật chất, môi trường tâm lý hướng vào giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là điều kiện để thực hiện

tốt các biện pháp 1, 2, 3 và biện pháp 4. Có thể khái quát mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất về việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ qua tổ chức trò chơi

5 biện pháp đề xuất có mối quan hệ gán bó chặt chẽ, thống nhất với nhau ở mục tiêu nâng cao khả năng ngôn ngữ nói qua tổ chức trò chơi cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi. Bởi vậy, không có biện pháp nào là quan trọng nhất, cả 5 biện pháp đề xuất tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh về giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi. Do vậy, tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở để đưa các biện pháp đề xuất vào thực hiện.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm: chứng minh tính tính khả của các biện pháp đề xuất phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi.

* Khách thể khảo nghiệm: 87 khách thể là giáo viên giảng dạy trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Ánh Dương, Hà Nam; cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Biển Dương, Thành phố Vinh, Nghệ An.

* Nội dung khảo nghiệm: 5 biện pháp đề xuất.

* Thang điểm đánh giá kết quả khảo nghiệm: được quy theo mức độ mà khách thể đánh giá, theo thang điểm như sau:

1 điểm: Ít cần thiết, ít khả thi. 2 điểm: Bình thường.

3 điểm: Cần thiết, khả thi.

* Thời gian khảo nghiệm: tháng 5 năm 2016.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ về tính cần thiết và tính khả thi được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Stt Các biện pháp Tính cầnthiết Tính khảthi Tươngquan

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC r p

1. Xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá đúng khả năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

2,61 0,28 2,35 0,46 0,42 0,00 2. Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả

năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

2,83 0,12 2,57 0,31 0,58 0,00 3. Xây dựng các chủ đề chơi, kế hoạch tổ

chức trò chơi góp phần giáo dục phát triển ngôn ngữ nói trong giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

2,78 0,20 2,45 0,42 0,53 0,00 4. Hướng dẫn và tổ chức trò chơi hướng

vào việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ 2,65 0,27 2,42 0,34 0,46 0,00 5. Kiến tạo (xây dựng) môi trường chơi,

môi trường vật chất, môi trường tâm lý hướng vào giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

2,74 0,23 2,30 0,37 0,39 0,00

Trung bình chung 2,72 0,22 2,42 0,38 0,48 0,00

Các biện pháp đề xuất được nhận thức với kết quả khá cao, trong đó kết quả nhận thức tính cần thiết với ĐTB = 2,72, đồng thời kết quả nhận thức tính khả thi

cũng rất rõ, với ĐTB = 2,42. Có thể khẳng định các biện pháp này sẽ góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ.

- Về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Các biện pháp đề xuất đều được nhận thức với kết quả rất cao, trong đó biện pháp “Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi” với kết quả cao nhất ĐTB = 2,83, sau đó là kết quả nhận thức biện pháp “Xây dựng các chủ đề chơi,

kế hoạch tổ chức trò chơi góp phần giáo dục phat triê

n ngôn ngữ nói trong giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi” ĐTB = 2,78. Kết quả thấp nhất ở biện pháp “Xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá đúng khả năng phá triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi” song kết quả cũng rất cao ĐTB = 2,61.

- Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất đều có kết quả khảo nghiệm khá cao, cao nhất là biện pháp “Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi” ĐTB = 2,57. Ngược lại, kết quả thấp nhất ở biện pháp “Kiến tạo (xây dựng) môi

trường chơi, môi trường vật chất, môi trường tâm lý hướng vào

giao duc phát triển

ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi” ĐTB = 2,30. Chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các khách thể rất quan tâm đến tính khả thi, điều đó sẽ tác động đến hiệu quả phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi.

Phỏng vấn cô giáo Nguyễn Phương N, giáo viên cơ sở giáo dục chuyên biệt Biển Dương và anh Lê Tùng D, cha của trẻ Lê Tùng M, các ý kiến có chung nhận định: Các trẻ có rối loạn phổ tự kỷđều có khó khăn khi giao tiếp với mọi người, ngay cả với những trẻ có rối loạn phổ tự kỷở mức độ nhẹ, bởi vậy, kết quả khảo nghiệm trên được đưa vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi sẽ giúp trẻ nói tốt hơn là điều rất cần được thực hiện.

Như vậy, các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và có tính khả thi khá cao, có cơ sở để triển khai các biện pháp đề xuất phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi.

3.5. Thực nghiệm biện pháp đề xuất

3.5.1. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm

Khẳng định tính tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ 4 -5 tuổi qua tổ chức trò chơi.

3.5.1.2. Khách thể, thời gian và địa bàn thực nghiệm

Khách thể thực nghiệm: 4 trẻ có rối loạn phổ tự kỷ4 -5 tuổi.

Thời gian thực nghiệm: tháng 4 năm 2015 - 2016.

Địa bàn thực nghiệm: cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Biển Dương 1, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

3.5.1.3. Giả thuyết thực nghiệm

Việc giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Biển Dương 1, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp và chứng minh được tính khả thi của các biện pháp đề xuất thì có thể nâng cao kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi.

3.5.1.4. Nội dung thực nghiệm

Trên cơ cở nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm 3 biện pháp đề xuất, bao gồm: Biện pháp 2. Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi; Biện pháp 3: Xây dựng các chủ đề chơi, kế hoạch tổ chức trò chơi

góp phần giáo dục phat triển ngôn ngữ nói trong giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi; Biện pháp 4: Tổ chức các khâu hướng dẫn trò chơi, sử dụng các phương pháp tổ chức cho trẻ nhập vai chơi hướng vào việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ;

Biện pháp 4: Hướng dẫn và tổ chức trò chơi hướng vào việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.

3.5.1.5. Cách tiến hành thực nghiệm

Bước 1: Chúng tôi tiến hành trao đổi với giáo viên được mời tham gia giảng dạy tại lớp tự kỷ về mục đích của thực nghiệm, nội dung thực nghiệm và cách tiến hành thực nghiệm về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ theo các biện pháp đề xuất qua việc làm rõ mục đích, nội dung và cách tiến hành ở từng biện pháp.

Sau khi tiến hành trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi có sự trao đổi về quy trình, các bước, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, trò chơi và cách tiến hành một trò chơi đóng vai theo chủ đề, tạo nên sự thống nhất trong cách tổ chức.

Kết thúc trao đổi về các biện pháp đề xuất, chúng tôi đi đến thống nhất chọn trò chơi đóng vai bác sĩ ở tiết dạy thứ nhất, tiết dạy thứ hai về trò chơi nhổ củ cải và trò chơi thứ 3, trò chơi cô giáo.

Bước 2: Giáo viên được mời tham gia dạy thực nghiệm lập kế hoạch, soạn giáo án về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ qua trò chơi đóng vai bác sĩ, nhổ củ của cải và trò chơi cô giáo. Giáo án của các giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm sau đó được thẩm định, cho ý kiến về những điều chỉnh, bổ sung.

Giáo viên được mời tham gia giảng dạy chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi và bố trí góc chơi hợp lý.

Bước 3: Giáo viên tham gia thực nghiệm hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai bác sỹ. Các giáo viên khác cùng dự giờ và quan sát, có nhận xét, trợ giúp giáo viên đang trực tiếp tổ chức cho trẻ chơi.

Các giáo viên xoay vòng và tổ chức sang trò chơi nhổ củ cải và ở tiết dạy sau đó là trò chơi đóng vai cô giáo.

Bước 4: Kết thúc bài dạy, chúng tôi có nhận xét, đánh giá giờ dạy, đồng thời sử dụng 10 tình huống vào đánh giá kết quả bài dạy trên trẻ.

3.5.1.6. Cấu trúc tình huống (Phục lục 3)

Cấu trúc tình huống đánh giá kết quả phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ4 -5 tuổi qua tổ chức trò chơi với 10 tình huống, cụ thể:

Tình huống 1: Khả năng phat âm

Tình huống 2: Khả năng sử dung tư

Tình huống 3: Tìm hiêu vốn tư

Tình huống 5: Khả năng diễn đạt băng lời nói

Tình huống 6: Khả năng nói đung ngữ phap

Tình huống 7: Lời nói

đun g hoan can h, tình huống

Tình huống 8: Sự thống nhât giữa lời nói và cử chỉ, hanh vi

3.5.1.7. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục phat chức trò chơi như sau:

Các biểu hiện lời nói Tốt Khá Trung bình Thấp Phát âm Phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng, có trọng âm

Phát âm chưa rõ nhưng có thể nghe được tương đối rõ các từ mà trẻ nói, có trọng âm Phát âm không rõ, không có trọng âm Phát âm không chính xác, không rõ từ, không có trọng âm Sử dụng Sử dụng từ ngữ chính xác để diễn đạt ý muốn, nhu cầu Sử dụng từ ngữ tương đối chính xác, song còn mắc lỗi không cơ bản như cách sắp xếp từ Có nhiều lỗi trong sử dụng từ ngữ, nhiều từ không có hoặc không rõ nghĩa Không biết cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý muốn, nhu cầu

Vốn tư Vốn từ phong phú, đa dạng, diễn đạt chính xác vấn đề Còn hạn chế về vốn từ, song biết cách sắp xếp từ ngữ và diễn đạt đúng vấn đề Chỉ nói được một số từ, chưa biết cách sắp sếp từ phù hợp với vấn đề Vồn từ rất hạn chế, chỉ lặp đi lặp lại một số từ Hiểu lời nói Hiểu đúng ý và nghĩa lời người khác nói

Hiểu được những ý cơ bản mà người khác nói và hiểu rõ hơn khi được nhắc lại

Hiểu và tiếp thu chậm về lời nói, nhắc lại nhiều lần có thể hiểu

Không hoặc rất khó khăn khi hiểu lời người khác nói Diễn đạt Sử dụng từ ngữ trong diễn đạt các vấn đề chính xác Diễn đạt các vấn đề tương đối rõ, người khác có thể hiểu Rất khó khăn khi sử dụng từ nhữ để diễn đạt vấn đề Không biết cách sử dụng lời nói để diễn đạt Nói đuń g ngữ pháp

Nói được câu hoàn chỉnh về ngữ pháp

Lời nói đôi khi còn thiếu thành phần câu và còn mắc một số lỗi về ngữ pháp Các câu đề mắc lỗi ngữ pháp và không rõ nghĩa

Các lời nói đều mắc lỗi và không đúng ngữ pháp Lời nói đuń g hoàn cảnh, tình huống Các lời nói đúng và phù hợp với hoàn cảnh, đúng tình huống

Đa số các ý trong lời nói đúng với hoàn cảnh, được nhắc nhở có thể nói đúng được tình huống

Lời nói thường chưa gắn với hoàn cảnh, chưa phù hợp với tính huống

Lời nói không phù hợp và không đúng với tình huống

Có sự thống Lời nói đôi khi chưa phù Lời nói và hành Không có sự

Sự thống nhất cao giữa hợp với hành vi, cử chỉ, vi rất ít phù hợp, thống nhất giữa

nhất giữa lời nói và ít có sự giao tiếp bằng phải nhắc lại lời nói và hành

lời nói và hành vi, cử mắt, được nhắc lại sự nhiều lần trẻ vi dù được nhắc

cử chỉ, chỉ thống nhất lời nói và mới có thể có lại nhiều lần

hành vi hành vi khá rõ được sự thống

nhất

3.5.1.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm

- Kết quả thực nghiệm được đánh giá bằng kết quả giải quyết tình huống.

- Thang đánh giá kết quả thực nghiệm: Kết quả sẽ được tính theo mức độ điểm mà trẻ đạt được.

Mức thấp ≤ 4 điểm

4 điểm < Mức trung bình ≤ 7 điểm 7 điểm < Mức khá < 10 điểm Mức tốt ≥ 10 điểm

- Trong mỗi tình huống sẽ có 3 lựa chọn, trong đó: + Một lựa chọn rất phù hợp, diễn tả đúng lời nói. + Một lựa chọn gần đúng lời nói.

+ Một lựa chọn ít phù hợp, hoặc không chính xác về lời nói.

- Cách cho điểm như sau:

Phương án không phù hợp: 1 điểm

Phương án gần đúng: 2 điểm

Phương án đúng: 3 điểm

12 điêm

Như vậy, điểm thấp nhất của một bai .

p trên 4 trẻ là 4 điêm và cao nhât la

3.5.2. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm giải tình huống sử dụng lời nói và hành vi trong trò chơi

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 124 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w