0
Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI (Trang 114 -124 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

theo chủ đề.

3.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua trò chơitrò chơitrò chơi trò chơi

3.2.1. Xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá đúng khả năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

a) Mục đích của biện pháp

Xác định mức độ phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ sau mỗi giai đoạn, mỗi quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ qua tổ chức trò chơi. Trên cơ sở đó giáo viên, cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nắm được thực trạng ngôn ngữ của trẻ trước và sau khi tổ chức các trò chơi cho trẻ.

b) Nội dung của biện pháp

Xác định mức độ phát triển ngôn ngữ mà trẻ đạt được sau một thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đánh giá như vậy để xác định số lượng từ mới, vồn từ, khả năng về ngữ pháp mà trẻ học được từ hoạt động vui chơi.

Đánh giá về hứng thú, thái độ, khả năng biểu cảm của trẻ qua việc tiếp nhận và khả năng diễn đạt của trẻ bằng những tiêu chí. Giáo viên có thể tự xây dựng các bộ công cụ và có những tiêu chí qua việc thích nghi trên chính đối tượng mà mình đang chăm sóc, giáo dục.

Xây dựng các thang đo, các bộ công cụ trể cơ sở tham khảo các bộ công cụ cụ của các nhà khoa học nước ngoài hoặc các trắc nghiệm nước ngoài đã đã được Việt hóa, được thích nghi tại Việt Nam.

c) Cách tiến hành biện pháp

Để xác định được sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chúng tôi sử dụng Thang đánh giá tự kỷ thời thơ ấu (Childhood Autism Rating Scale - CARS) vào việc xác định khả năng ngôn ngữ nói của trẻ trước và sau khi tiến hành các quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi.

* Khả năng giao tiếp bằng lời:

- Giao tiếp bằng lời bình thường và phù hợp với hoàn cảnh.

- Giao tiếp bằng lời bất thường nhẹ: ngôn ngữ thể hiện sự chậm vận động tổng quát. chủ yếu trong đối thoại có một ý nghĩa, tuy nhiên sự nhại lại hoặc đảo

ngữ đại từ có thể xuất hiện. Thỉnh thoảng những từ đặc biệt hoặc tiếng lóng có thể được sử dụng.

- Giao tiếp bằng lời bất thường trung bình: có thể không có ngôn ngữ. Khi có ngôn ngữ thì giao tiếp bằng lời có thể là một sự pha trộn ngôn ngữ có nghĩa và những đặc thù như là tiếng lóng, nhại lại hoặc đảo ngữ đại từ, ngôn ngữ cũng có thể đặc trưng như những câu hỏi lặp lại hoặc một sự bận tâm quá đáng về những chủ đề riêng biệt.

- Giao tiếp bằng lời bất thường nặng: trẻ không dùng ngôn ngữ chức năng. trẻ có thể phát ra những tiếng kêu trẻ con, những âm lạ hoặc giống tiếng kêu thú vật,tiếng động phức tạp gần giống ngôn ngữ, hoặc có thể sử dụng kỳ lạ và dai dẳng vài từ hoặc câu.

* Giao tiếp không lời:

- Giao tiếp không lời bình thường so với tuổi và hoàn cảnh

- Giao tiếp không lời bất thường nhẹ: giao tiếp không lời chưa trưởng thành trẻ có thể chỉ ngón tay mơ hồ hoặc sờ những gì nó muốn trong những hoàn cảnh mà trẻ bình thường chỉ cùng tuổi chỉ ngón tay hoặc biểu hiện những cử chỉ đặc thù để chỉ những gì mà nó muốn

- Giao tiếp không lời bất thường trung bình: thông thường trẻ không có khả năng biểu hiện nhu cầu giao tiếp hoặc ước muốn bằng cử chỉ trẻ cũng không có khả năng chỉ những gì mà nó muốn bằng cử chỉ.

- Giao tiếp không lời bất thường nặng: trẻ chỉ dùng những cử chỉ kỳ quặc hoặc đặc biệt không có ý nghĩa bên ngoài trẻ không hội nhập ý nghĩa cử chỉ và những biểu hiện nét mặt của người khác.

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các bộ công cụ khác để đánh giá, xác định khả năng ngôn ngữ của trẻ qua việc tổ chức các trò chơi.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Trò chơi phải được chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận, trẻ phải hưởng ứng và tích cực tham gia các vai chơi.

Phải xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá cụ thể xác định được sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ sau mỗi quá trình tổ chức trò chơi.

Chuẩn bị các phương pháp đánh giá một cách chính xác, khách quan hoặc có thể sử dụng các thang đánh giá tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay như DSM - V, CARS,...

3.2.2. Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xác định được các khả năng ngôn ngữ ban đầu của trẻ, để biết mức độ giao tiếp hiện tại của trẻ, về khả năng phát âm, vốn từ, ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ. Từ đó để đưa ra kết luận về khả năng ngôn ngữ ở trẻ qua đó lựa chọn trò chơi, đồ chơi, hoàn cảnh chơi, vai chơi và hướng dẫn trẻ các giao tiếp phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ, tạo hứng thú và sự yêu thích trò chơi, kích thích sự phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.

b) Nội dung của biện pháp

Xác định khả năng phát âm của trẻ, qua đó đánh giá được hiện trạng trẻ phát âm có đúng, chính xác hay không, mức độ chính xác trong cách phát âm của mỗi trẻ. Trẻ có thể có vốn từ nhất định, song cách phát âm chưa chuẩn xác hoặc cách diễn đạt lại không diễn đạt được ý mà trẻ muốn nói, do cách sử dụng từ, cách sắp xếp các từ thành câu không hoàn chỉnh. Do vậy, rất cần đánh giá cụ thể về cách phát âm của trẻ để dạy trẻ phát âm chuẩn xác.

Xác định vốn từ của trẻ, mỗi trẻ thường có số lượng vố từ khá hạn chế, nhưng phải đánh giá được thực trạng vốn từ mà trẻ hiện có như việc giáo viên giao tiếp, trò chuyện với trẻ hoặc có thể sử dụng các công cụ trắc nghiệm để đánh giá, giúp xác định chính xác vồn từ ban đầu ở mỗi trẻ.

Xác định được khả năng dùng từ của trẻ, thể hiện ở khả năng về vốn từ vựng, từ mới, sự gia tăng về số lượng từ trong một câu,...

Xác định được khả năng diễn đạt của trẻ, trẻ diễn đạt được các ý muốn, nhu cầu của bản thân đúng từ cần diễn đạt, đúng với tình huống, hoàn cảnh, qua đó có thể tổ chức trò chơi phù hợp với mỗi trẻ.

Xác định khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. Trẻ có thể có vố từ ít song khả năng nghe hiểu lại có thể diễn ra thuận lợi, một số trẻ khả năng nghe và hiểu được lời người khác nói, song trẻ có biểu hiện vờ như không chú ý. Phải xác định được sự

tiếp nhận và sự diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, bởi lẽ trong khi sắm vai, trẻ phải có các hoạt động giao tiếp, nghe các trẻ khác nói và nói với các trẻ khác.

Xác định và đánh giá được nhu cầu giao tiếp của trẻ. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷcó thể học nói bằng cách bắt chước mà trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thì khả năng bắt chước lại không tốt, vì vậy nguyên tắc dạy nói trong việc dạy trẻ là phải dựa trên nhu cầu của trẻ khi trẻ muốn một điều gì vì lúc đó là trẻ có nhu cầu nói cao nhất.

c) Cách tiến hành biện pháp

* Xác định khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ:

Giáo viên cần nhận biết được sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, sự phát triển về vốn từ, khả năng sử dụng lời nói, các hành vi không lời, khả năng diễn đạt, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ ở mỗi trẻ qua việc thu thập thông tin từ gia đình, người thân có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và ngược lại, gia đình cần nắm được các khả năng về ngôn ngữ của trẻ qua giáo viên.

Giáo viên trò chuyện với trẻ, qua đó nắm được vốn từ của trẻ, khả năng sử dụng lời nói vào giao tiếp, khả năng diễn đạt của mỗi trẻ.

Khi nói giao tiếp với trẻ cần nói chậm, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi nghe lại và nắm được từ, câu, ý nghĩa, khi hiểu được, đừng quên dạy trẻ trẻ tỏ ra dấu hiệu như mỉm cười, gật đầu, để xác định ngôn ngữ giao tiếp, sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.

- Để xác định khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, qua việc trò chuyện, nêu các tình huống để trẻ giải quyết tình huống. Làm như vậy càng khiến cho cơ hội diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ.

- Có thể xác định tuổi ngôn ngữ bằng việc đo chỉ số thông minh IQ của trẻ, giúp giáo viên, gia đình, cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ phát hiện ra khả năng ngôn ngữ của trẻ. Từ đây, giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp tổ chức trò chơi cho trẻ phù hợp hơn với khả năng giao tiếp của trẻ.

- Đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ không lời của trẻ. Do vậy, nên chạm vào vật mà mình muốn nói tới, thay vì đưa tay chỉ về hướng của vật, cho tới khi trẻ hiểu và biết nhận ra cử chỉ. Ngược lại giáo viên cũng có thể dạy trẻ chỉ tay và nắm tay giáo viên dẫn tới đồ chơi mong muốn.

* Xác định khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ

Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh để xác định khả năng diễn đạt ngôn ngữ ở trẻ

Cho trẻ chỉ tay vào đồ chơi mà trẻ muốn bằng cách chạm vào hình đồ vật và nói lên mong muốn, nhu cầu, như thế trẻ bắt đầu có ý niệm rằng hình là biểu tượng cho đồ vật, và khi mới bắt đầu thì chỉ nên có một hay hai hình cho tới khi trẻ quen với cách học.

Cần cho trẻ học sự liên hệ giữa các đồ vật theo mô phỏng, mô hình với đồ vật, các vật thật. Khi trẻ đã thông thạo, có thể bắt đầu cho trẻ lựa chọn với hai hoặc nhiều hình sau đó cho trẻ nói lên các mong muốn, ý định.

Chọn những từ có ích để dạy trẻ và tập cho trẻ cách diễn đạt, những từ đó phải ngắn gọn, xúc tích, cụ thể và dễ hiểu đối với trẻ và có tính lặp lại để trẻ từng bước bắt chước và luyện tập.

Sử dụng các cử chỉ, hành vi không lời

Cần ra dấu là cách liên lạc để trẻ nắm được khả năng sử dụng cách diễn đạt bằng hành vi không lời, những cử chỉ.

Trong giao tiếp cần nhìn vào mắt trẻ, bởi trẻ có rối loạn phổ tự kỷ rất hay tránh nhìn vào mắt người khác, nhiều trẻ không chỉ tay hay nhìn theo tay chỉ của người khác, nên việc nói bằng dấu hiệu cũng trẻ rất khó nhận biết nhưng qua đó có thể nhận biết được khả năng ở một số trẻ. Việc sử dụng các cử chỉ, hành vi trẻ có thể nhận ra các dấu hiệu, có thể hiểu được những yêu cầu mà người lớn sử dụng qua các biểu cảm không lời.

d) Điều kiện thức hiện biện pháp

- Cần phải đánh giá mức độ, khả năng phát âm của trẻ, đánh giá được vốn từ hiện tại của trẻ, đáng giá được khả năng dùng từ, khả năng diễn đạt, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ qua việc trước khi tổ chức trò chơi, giáo viên trò chuyện với trẻ để nắm được các khả năng ngông ngữ của trẻ hoặc sử dụng phương pháp đánh giá DSM - IV hoặc sử dụng phương pháp đánh giá CARS để xác định khả năng ngôn ngữ nói của trẻ.

Cần đánh giá một cách cẩn thận mới đi đến kết luận, không nên đánh giá vội vàng.

- Khi đưa ra kết luận về các khả năng ngôn ngữ của trẻ, nên có sự trao đổi với các cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ để họ nắm được hiện trạng ngôn ngữ nói của trẻ, nhằm thống nhất phương pháp giáo dục trẻ.

3.2.3. Xây dựng các chủ đề chơi, kế hoạch tổ chức trò chơi góp phần giáo dục phát triển ngôn ngữ nói trong giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ qua tổ chức trò chơi một cách tốt nhất, tạo tâm thế tích cực, hào hứng cho trẻ, để trẻ bước vào hoạt động đóng vai theo chủ đề thoải mái nhất, trẻ phát huy được nhiều nhất khả năng giao tiếp của trẻ với bạn.

b) Nội dung của biện pháp

Lập kế hoạch chi tiết và đầy đủ các yếu tố cần thiết trước khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ. Trước khi tổ chức các trò chơi, giáo viên luôn phải soạn giáo án đầy đủ và chi tiết theo kế hoạch, phân phối chương trình, trong đó cần thể hiện rõ và chi tiết các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà trẻ cần đạt được.

Chủ đề chơi là các trò chơi gần gũi, quen thuộc với trẻ, vì đối với mỗi trẻ khả năng hiểu biết khác nhau, các trò chơi còn còn có thể chứa đựng cả yếu tố văn hóa địa phương, một số địa phương có những trò chơi riêng, cho nên có thể ngoài những trò chơi trong chương trình giáo dục trẻ tự kỷ, giáo viên cần có sự lồng ghép với các hoạt động vui chơi có tính địa phương, nhằm giúp trẻ nói ra những ngôn ngữ quen thuộc.

c) Cách tiến hành biện pháp

- Chuẩn bị tốt các chủ đề chơi, có thể là trò chơi đóng vai, có thể là trò chơi đóng kịch.

Đối với trò chơi đóng vai cần chuẩn bị đồ chơi gần giống như vật thật, nhàm giúp trẻ có nhận thức và hành vi ứng xử chuẩn xác trước khi tiếp xúc với thật thật. Chuẩn bị cho trẻ nhập vai cần hướng dẫn trẻ thể hiện các lời nói, các sắc thái biểu cảm càng chân thực càng có tác dụng giúp trẻ phát triển khả năng về ngôn ngữ nói. Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về những việc cần phải làm cho trẻ trong quá trình trẻ chơi.

- Kế hoạch tổ chức trò chơi theo chủ đề đã chọn cần phải được lập trên cơ sở phân phối chương trình, được soạn theo yêu cầu chung về giáo án dạy học và được duyệt theo quy định của cơ sở giáo dục. Kế hoạch phải thể hiện những yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể cần đạt được sau mỗi quá trình tổ chức chơi cho trẻ, dự kiến các hoạt động cần tiến hành trước, trong và sau khi tổ chức trò chơi đóng vai hoặc đóng kịch cho trẻ.

- Chuẩn bị các phương tiện liên quan đến trò chơi, có thể cho trẻ tiếp xúc, làm quen với đồ dùng, đồ chơi trức khi tiến hành hoạt động vui chơi cho trẻ, để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ yêu thích, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn vai chơi.

- Lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ yêu thích, gắn với trò chơi, với tình huống chơi, với không gian vui chơi của trẻ. Mỗi trò chơi sẽ có những đồ dùng, đồ chơi khác nhau, bởi qua đó giáo viên còn dạy cho trẻ biết tên gọi, công dụng chức năng của từng loại.

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức cho trẻ chơi đảm bảo đúng mục tiêu, an toàn cho trẻ, như về tâm thế chơi của trẻ trước khi chơi, lựa chọn địa điểm, không gia chơi tập của trẻ,... cô giáo chuẩn bị càng chu đáo, cẩn thận sẽ càng phát huy được tính tích cực của trẻ tham gia vào trò chơi và trẻ được giao tiếp, được vui chơi theo kế hoạch đã được lập ra.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức trò chơi, đảm bảo an toàn, sự tự tin cho

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI (Trang 114 -124 )

×