Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ: Ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển nhận thức trẻ, đó là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, kích thích sự suy nghĩ, tư duy của trẻ tự kỷ. Trẻ muốn tìm hiểu thế giới xung quanh phải sử dụng ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Khả năng nhận thức gia tăng, trẻ nói lên đực những suy nghĩ, giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, củng cố những biểu tượng đã được hình thành.

+ Nhận thức của trẻ càng được gia tăng, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện sẽ càng góp phần thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ tích cực nói, đưa ra nhiều câu hỏi cho người lớn, tự tin hơn ở chỗ đông người, chủ động hơn trong tiếp xúc với người lạ, giảm dần hiện tượng nhại lời. Nhận thức giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng, trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.

- Khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có số lượng vốn từ tương đối hạn chế, nên khi giao tiếp trẻ khó bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, hành vi.

Một số trẻ vẫn có sự phát triển về lời nói, nhưng cách phát âm và cách biểu đạt ngôn ngữ có những dấu hiệu bất thường. Trẻ có những câu nói vô nghĩa, nhại lại lời người khác rất chính xác nhưng dường như bản thân trẻ cũng không hiểu những lời nói mà mình phát âm ra. Nhìn chung, sự khiếm khuyết về mặt giao tiếp làm cho trẻ chậm nói nói, lời nói không thể hiện được đầy đủ ngữ nghĩa, không thể hiện đầy đủ lời nói tự nhiên, cho nên khả năng ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp và ngược lại, giao tiếp hạn chế cũng tác động trở lại, nếu giao tiếp ở trẻ hoạt bát hơn thì ngôn ngữ cũng phong phú hơn.

- Nhu cầu nói, nhu cầu giao tiếp của trẻ tự kỷ. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ có khuynh hướng chủ động hơn trong sử dụng lời nói để giao tiếp, xuất hiện nhu cầu giao tiếp với mọi người, song lời nói còn có sự rập khuôn, lặp đi lặp lại, không biết dùng lời nói để diễn tả ý trừu tượng... những biểu hiện này làm giảm nhu cầu giao tiếp với bạn, với cô giáo và với người thân. Khi được kích thích bằng trò chơi, trẻ có thể nảy sinh nhu cầu được giao tiếp, trẻ từng bước lĩnh hội các từ mới, nói được và hiểu được ngữ nghĩa của chúng. Do đó, trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trò chuyện sẽ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ tự kỷ, giúp trẻ biết nói về chuyện quá khứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt, cho dù đó có thể chưa phải là câu chuyện hoàn chỉnh, cầu không đúng ngữ pháp nhưng cũng rất đáng khuyến khích trẻ xuất hiện nhu cầu giao tiếp với mọi người.

- Nhu cầu chơi, tính tích cực và hợp tác trong khi chơi. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thường thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp, cách ứng xử, thường nói nhiều hoặc gây ồn ào trong những hoạt động cần im lặng, nản chí dễ nổi giận, không kiểm soát các cảm xúc của bản thân dễ dẫn đến bị bạn bè xa lánh, từ đó làm giảm nhu cầu vui chơi ở trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể thiếu tự tin, dễ cảm thấy tự ti nên khó khăn cho việc tích cực hợp tác với các bạn để có thể tham gia vào trò chơi một cách đầy đủ trong suốt quá trình chơi như các trẻ bình thường. Bởi vậy, việc xuất hiện nhu cầu chơi sẽ làm gia tăng ở trẻ tính chủ động, nhu cầu giao tiếp và hợp tác với các bạn, thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ nói.

- Vốn kinh nghiệm và kỹ năng của giáo viên trong rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua tổ chức trò chơi. Đây được coi là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ. Với những giáo viên mới vào nghề thường chưa có sự tích lũy nhiều về kinh nghiệm, kỹ năng

tổ chức hoạt động vui chơi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Với những giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ tự kỷ, họ có kinh nghiệm, có nhiều kỹ năng tổ chức thực hành hoạt động vui chơi cho trẻ. Những điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân qua hoạt động giao tiếp, kích thích ở trẻ sự phát triển ngôn ngữ nói. Giáo viên càng có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ.

- Sự phối hợp giữa giáo viên, cha mẹ có trẻ tự kỷ, tạo nên sự cộng tác chặt chẽ mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường. Gia đình tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ đúng với các đặc điểm tâm lý, sinh thể của trẻ. Khi có sự phối hợp giữa hai bên, nhà trường sẽ tư vấn, trao đổi với các cha mẹ có con bị tự kỷ về các phương pháp hiệu quả để phát triển tốt nhất khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Bởi vậy, sự phối hợp càng chặt chẽ, thường xuyên có sự tác động chặt chẽ đến hiệu quả không chỉ phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mà còn phát triển toàn diện các mặt của trẻ một cách khoa học, phù hợp với yếu tố tâm lý ở mỗi trẻ.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w