Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3-4 tuổi thông

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3-4 tuổi thông

lời. Giáo viên có thể trực tiếp nhắc lại nhiều lần những từ mới học, củng cố những từ khó phát âm bằng việc nói mẫu và sửa phát âm sai cho trẻ và chú ý dạy trẻ phát âm đúng những từ mới học. Trong khi trẻ chơi, bằng cách đưa thêm đồ chơi, nội dung chơi vào cho trẻ để đưa thêm từ mới cho trẻ làm quen, chú ý cách dùng từ và sửa sai cho trẻ. - Động viên, khuyến khích, giúp trẻ biết nói đúng ngữ pháp, nói hay, hiểu người khác nói, biết giao tiếp, giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác, thành thạo, biểu cảm. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là luyện cho trẻ nói đúng theo cấu trúc của tiếng Việt, giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo rõ ràng, dạy trẻ nói được các mô hình câu, các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần bằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩn để từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ. Cần động viên, khuyến khích trẻ ngay trong quá trình trẻ tham gia trò chơi.

- Nhận xét, đánh giá công khai, khách quan sự tiến bộ hoặc những hạn chế về ngôn ngữ nói của trẻ trước các em hoặc thông báo kịp thời với cha mẹ có trẻ tự kỷ. Điều này giúp bản thân mỗi trẻ nhận ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ, đánh giá sự tiến bộ để trẻ vừa khích lệ, vừa để trẻ biết được các mức độ đạt được sau mỗi quá trình chơi, mỗi vai chơi và mỗi trò chơi mà tre tham gia.

- Rút kinh nghiệm để rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ tốt hơn, vừa giúp trẻ điều chỉnh những hạn chế, đồng thời giáo viên sẽ có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm trong rèn luyện phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.

1.4. Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông quatrò chơitrò chơitrò chơi trò chơi

1.4.1. Trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

- Khái niệm trò chơi phát triển ngôn ngữ nói

Theo quan niệm của G.Spencer: “Ở trẻ em, trò chơi là sự bắt chước các hoạt động thực của bản thân và của cả người lớn” [dẫn theo 26, tr.145]. Tác giả Ariran Sumo Seip cho rằng: “Trò chơi là phương tiện để làm bình thường hóa các quan hệ

của đứa trẻ với thực tế xung quanh, xua tan đi những nỗi bực tức, bướng bỉnh”, trò chơi còn là phương tiện để kích thích sự phat

tr.148].

triển ngôn ngữ cho trẻ [dẫn theo 26, Quan niệm của tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Trò chơi thể hiện tính tích cực của cá nhân, nhằm mô hình hóa có điều kiện một hoạt động mở nào đó; trò chơi là hình thức hoạt động trong các tình huống có điều kiện, hướng tới việc tái tạo lại và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội được ấn định trong các biện pháp thực hiện các hành động có đối tượng mà xã hội đã ghi nhận, trong các đối tượng của khoa học và văn

hóa” [5, tr.935].

Có nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi phat triển ngôn ngữ nói cho trẻ, mỗi quan niêm đều thiên về một phương diện. Tuy nhiên, điểm chung trong các quan niệm đó là trò chơi giúp trẻ phat triển về vốn từ, ngữ âm, ngữ phap, giúp tre phat triển về khả năng nghe hiểu, khả năng diễn đat... Trò chơi đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung và là phương pháp giáo dục phat

hiệu quả nhất cho trẻ tự ky.̉

triển ngôn ngữ nói có

- Các loại trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ

Trong đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những trò chơi phat cho trẻ tự kỷ như:

+ Trò chơi đóng vai bác sỹ; + Trò chơi đóng vai cô giáo; + Trò chơi đóng vai chú công an; + Trò chơi đóng vai người bán hàng; + Trò chơi đóng vai chú bộ đội...

triển ngôn ngữ nói

Và các trò chơi khác như: nhổ củ cải, hai con dê qua cầu, mèo con đi học, gia đình, rùa và thỏ chạy thi, chào hỏi, đi chợ mua hoa quả, đi học, đoàn tàu hỏa…

* Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Theo nhóm tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể để tái tạo lại những ấn tượng, xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ môi trường xã hội của

người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng” [5, tr.158].

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chơi, qua đó trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn bằng việc nhập vai của một nhân vật nào đó mà trẻ quan tâm để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng” [10, tr.1015].

Các tác giả trong cuốn Từ điển tâm lý học đưa ra quan niệm: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề, hình thức trò chơi gồm những thành phần và những đặc điểm của trò chơi có chủ đề và trò chơi đóng vai”.

Như vậy, các quan niệm trên đều chỉ ra: 1) Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một mảng nào đó của cuộc sống được trẻ phản ánh vào trò chơi; 2) Nội dung chơi là những sự kiện được phản ánh vào trò chơi dựa theo biểu tượng sinh động của chính trẻ về cuộc sống đang diễn ra; 3) Hoàn cảnh chơi, mọi cái đều mô phỏng, trẻ hành động với vật thay thế bằng hành động chơi, vốn mang ý nghĩa tượng trưng; 4) Vai chơi là nhân vật được trẻ ướm vào và hành động của cai chơi chính là đóng vai [10,

tr.1015].

Trò chơi theo chủ đề có tính tượng trưng độc đáo, trò chơi theo chủ đề hay còn gọi là trò chơi giả bộ , mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày , trẻ tái dựng lại các hoạt động nhằm vui chơi. Trò chơi theo chủ đề là hoạt động chủ đạo vui chơi của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành và phát

triển nhân cách.

Trò chơi theo chủ đề giúp trẻ nhận thức được cuộc sống tốt hơn , đa dạng và giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và tăng cường tính sáng tạo và giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ xã hội làm cho trẻ thõa mãn khát vọng được sống như người lớn. Trò chơi theo chủ đề gồm có: Trò

chơi sắm vai, trò chơi đóng kịch.

* Vai trò của trò chơi trong sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

Trò chơi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ em, trẻ em tiếp thu kiến thức và phát triển trí tuệ thông qua trò chơi. Thông qua trò chơi dạy cho trẻ nhận biết, cung cấp từ, tập phát âm, tập nói. Thông qua trò chơi giúp trẻ tang khả năng quan sát, giúp trẻ tư duy và liên kết các mặt phát triển như vận động tinh, vận động thô và tăng khả năng tương tác với mọi người xung quanh, giúp trẻ phát triển

được các kỹ năng giao tiếp.

Trong quá trình chơi trẻ được vận động và được sáng tạo tưởng tượng từ đó hình thành cho trẻ sự vận dụng vào thực tế. Thông qua chơi giúp trẻ nhận biết được môi trường xung quanh ví dụ đồ dùng trong gia đình, chức năng của đồ vật, thế giới thực vật, động vật, các lọa phương tiện giao thông, chức năng thuộc tính, các nghành nghề trong xã hội, toán học , định hướng không gian…

Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu cảm được tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới đồ vật,… góp phần phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.

Qua tham gia vào các trò chơi, trẻ biết phân biệt mình với người khác, biết nhận xét, đánh giá bạn và đánh giá chính bản thân.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước người lớn và khả năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý, xã hội của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi, kích thích nhu

cầu và khả năng giao tiếp ở trẻ.

* Hướng dẫn tổ chức trò chơi

- Cô giáo thu hút, lôi cuốn trẻ bằng cách giới thiệu sự hấp dẫn của đồ chơi đã được trình bày ở các góc. Gợi ý cho trẻ chọn trò chơi và lựa chọn đóng vai nào, chơi với ai,…

Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn đồ chơi nhưng ở giai đoạn 2, cô giáo nên gợi ý cho trẻ nhận vai chơi nào, cô giáo giới thiệu đồ chơi để gợi ý cho trẻ chơi gì, chơi với ai,

- Sau khi trẻ xác định được trò chơi thì cô giáo cùng tham gia trò chơi đóng vai với trẻ. Cô chơi càng tự nhiên thì càng phát huy được vai trò hướng dẫn trẻ vào việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.

Ở giai đoạn đầu cô làm bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ bắt chước cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng công dụng.

Giai đoạn 2: cô cùng chơi, giúp trẻ biết nhận vai chơi và tập thể hiện một vai chơi. Giai đoạn cuối: cô chơi cùng trẻ, giúp trẻ biết thể hiện vai phong phú hơn, biết

chơi cùng nhau.

- Trong quá trình chơi, cô giáo vừa chơi để trẻ bắt chước vừa theo dõi trẻ, do đó thao tác của cô giáo phải chậm và chính xác để trẻ làm theo. Thông qua đó trẻ nhận ra ý nghĩa của đồ chơi. Nếu trẻ có những hành động tốt thì cô giáo khen ngợi trẻ để củng cố những hành động đó. Như thế, cô đã giúp trẻ biết chơi với đồ chơi, biết thể hiện các hành động đặc trưng của vai. Với cách thức như vậy cô đóng vai “trẻ” làm bạn cùng chơi với trẻ lần lượt từ góc này tới góc khác cho đến hết giờ và điều quan trọng là cô phải quan sát, bao quát trẻ trong lớp.

- Kết thúc trò chơi một cách nhẹ nhàng, linh hoạt bằng trò chơi chuyển tiếp để tạo tâm thế cho trẻ bước vào hoạt động khác.

1.4.2. Thực hiện các bước tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

1.4.2.1. Chuẩn bị các bước tổ chức trò chơi

- Đánh giá trạng thái ban đầu của trẻ: khả năng ngôn ngữ của trẻ, nhu cầu tham gia trò chơi của trẻ. Kết quả đánh giá sẽ chỉ ra được thực trạng cụ thể về mức độ sử dụng từ, vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, khả năng giao tiếp của trẻ,... trên cơ sở đó giáo viên sẽ đưa ra những trò chơi phù hợp với từng nhóm trẻ, thậm chí có thể đưa ra những tư vấn cho các cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ để gợi ý về cách tổ chức cho trẻ chơi ở nhà.

- Chuẩn bị các chủ đề chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề để phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Trước khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ, giáo viên cần chuẩn bị cẩn thận các trò chơi theo giáo án, kế hoạch dạy học đã xây dựng, những chủ đề này có ảnh hưởng đến trẻ vì giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ đã nắm được nhiều đặc điểm ở trẻ, từ đó định hướng trẻ vào các trò chơi phù hợp, chọn được vai chơi mà trẻ sẽ sắm vai một cách hứng thú.

- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất, môi trường, góc chơi cho trẻ tổ chức trò chơi theo chủ đề đã chọn. Trẻ tham gia trò chơi không chỉ thể hiện ở vai chơi, mà trong đó phải có sự trợ giúp của các đồ dùng, đồ chơi, địa điểm chơi,... ví như trò chơi bác sỹ, trẻ phải có các đồ dùng như quần áo bác sỹ, kim tiêm, ống tiêm,... trò chơi chú công an trẻ phải có trang phục, các dụng cụ hỗ trợ... qua đó trẻ sẽ biết được tên gọi, chức năng của từng loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng.

- Lập kế hoạch tổ chức các trò chơi dự kiến sẽ tổ chức. Trò chơi tổ chức cho trẻ chơi phải luân phiên, không cho trẻ tập trung quá nhiều vào một hoặc chỉ một số trò chơi, điều này sẽ dẫn trẻ đến sự nhàm chán. Việc thay đổi, luân phiên trò chơi sẽ tăng cường hứng thú của trẻ với sự mới lạ của vai chơi, hành động chơi, các đồ dùng, đồ chơi... điều đó còn giúp trẻ tránh được sự nhại lời, hay sử dụng cố định một số đồ dùng, đồ chơi, tránh những hành vi lặp lại một cách đơn điệu. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên giáo viên phải có giáo án với kế hoạch cụ thể, được biên soạn một cách khoa học.

1.4.3.2. Hướng dẫn trẻ thực hiện trò chơi theo chủ đề đã chọn

- Dự kiến phân các vai chơi cho trẻ tham gia trong mỗi trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ sẽ khó khăn khi lựa chọn các trò chơi, lựa chọn vai chơi, cách thể hiện các hành động chơi, lựa chọn đồ chơi phù hợp. Do vậy, giáo viên cần lựa chọn cho mỗi trẻ một vai chơi phù hợp trên cơ sở trẻ nói lên những sở

thích, hứng thú,... cũng có nghĩa chú trọng vào sự phát triển ngôn ngữ trẻ có thể đạt được khi tham gia vào vai chơi đó.

- Cho trẻ xem các vi deo, tranh ảnh mẫu, mô phỏng trò chơi sẽ tổ chức cho trẻ chơi và yêu cầu trẻ thảo luận về việc tiếp thu, làm theo các vai đã được quan sát. Biện pháp trực quan này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dạy nói cho trẻ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc…) và được tiến hành trong các trò chơi kể cả trò chơi có lời và không lời, đặc biệt hiệu quả với trò chơi có lời, có luật mà trẻ phải tuân theo các quy tắc để có ứng xử phù hợp.

- Tổ chức hướng dẫn cụ thể từng vai chơi cho trẻ. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷcó khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, bởi vậy để trẻ có thể lựa chọn được vai chơi và thể hiện được các yêu cầu của vai đó là khá khó khăn. Do vậy, cô giáo cần hướng dẫn trẻ chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể từng vai chơi, hướng dẫn trẻ nói được những yêu cầu của vai chơi, các hành động mà trẻ sẽ thể hiện, các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ sẽ lựa chọn...

- Cho từng trẻ phát biểu dự kiến quá trình thực hiện vai chơi, trẻ nói lên những suy nghĩ của bản thân về trò chơi trước khi trẻ nhận vai chơi. Trẻ nói lên những dự kiến của bản thân chính là trẻ nói lên được những suy nghĩ phải lựa chọn từ, sắp xếp các từ thành câu, từ câu đơn đến câu phức... để có thể tham gia và thực hiện được các vai chơi tốt nhất.

- Cho trẻ thảo luận, đóng góp ý kiến về việc thực hiện từng vai chơi qua việc trẻ tự nhận xét, đánh giá về trò chơi mà trẻ tham gia, trẻ không chỉ nhận xét về quá trình tham gia vào trò chơi cũng như nhận xét, đánh giá về bạn cùng chơi. Việc nhận xét, đánh giá, thảo luận và đóng góp ý kiến buộc trẻ phải sử dụng các từ ngữ mới phù hợp với vai chơi, trò chơi, nhằm giúp trẻ rèn luyện phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.

- Cho trẻ tập trình diễn vai chơi đã được phân công, bắt đầu từ việc trẻ nhận vai chơi, trẻ nói lên những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ sẽ lựa chọn. Trong quá trình chơi, cô giáo cho trẻ tập các lời thoại, trẻ sẽ nói theo sự hướng dẫn của cô giáo, qua đó trẻ sẽ cảm thụ được những nội dung ngôn ngữ mà cô giáo đã truyền thụ cho trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ ghi nhớ được từ ngữ, lời nói được truyền thụ từ sự hướng dẫn của

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w