0
Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI (Trang 48 -48 )

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có

loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

1.3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nói

Tác giả Hoàng Phê quan niệm “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [17, tr.1067]. Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Như Ý: “Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, các từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng” [34, tr.1209]. Cả hai cách hiểu trên tương đối

đồng nhất, đó là những âm, từ các cách kết hợp chúng làm phương tiện cho một cộng đồng người nhất định.

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy” [27 , tr.122]. Khái niệm này đã mở rộng nội hàm, ngôn ngữ không chỉ cho một cộng đồng, nó là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy. Chúng tôi thống nhất cách hiểu về ngôn ngữ với tác giả Nguyễn Quang Uẩn và lấy khái niệm này làm khái niệm để tiến hành nghiên

cứu về ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ

- Khái niệm ngôn ngữ nói

Tác giả Vũ Dũng quan niệm: “Ngôn ngữ nói là một hình thức giao tiếp bằng từ ngữ nhờ công cụ ngôn ngữ và được tiếp thu bằng thính giác” [5, tr.515].

Từ những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp giữa người này với người khác, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

Như vậy, ngôn ngữ nói là một hệ thống âm thanh, trong đó các chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin với nhau qua việc sử dụng hệ thống, các ký hiệu. các chủ thể

giao tiếp có thể thay đổi, hoán đổi vị trí cho nhau.

- Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói:

Trên cơ sở các quan niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi quan niệm: Phát triển ngôn ngữ nói là việc các chủ thể giao tiếp gia tăng sử dụng hệ thống các ký hiệu từ ngữ về số lượng và chất lượng theo thời gian vào trao đổi thông tin, nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Có thể thấy, sự phát triển ngôn ngữ là chủ thể giao tiếp gia tăng về số lượng từ và chất lượng từ được sử dụng trong giao tiếp, qua đó đạt được mục đích giao tiếp.

- Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

Chúng tôi quan niệm: Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là giúp trẻ rèn luyện khả năng phát âm, dùng từ ngữ giao tiếp và phát triển ở trẻ khả năng tiếp nhận ngôn ngữ để có thể diễn đạt thành câu hoàn chỉnh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người.

Qua khái niệm trên, có thể thấy phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là hình thành ở trẻ biết sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói để diễn dạt ý muốn, giúp trẻ biết cách phát âm, biết cách dùng từ chính xác, biết cách dùng từ đúng quy tắc để thành câu hoàn chỉnh.

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là giúp cho trẻ tăng cường vốn từ, biết cách sắp xếp các từ thành câu để rèn luyện khả năng giao tiếp với mọi người.

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi còn thể hiện ở việc phát triển khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ.

1.3.2. Quá trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

1.3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

a) Những thuận lợi

- Trẻ có nhu cầu được nói, được giao tiếp khi tham gia trò chơi. Trong quá trình chơi trẻ phải tương tác với nhau theo diễn xuất các vai chơi mà trẻ đóng, trẻ thể hiện được ý muốn, được giao tiếp với các bạn chơi, giúp trẻ từng bước biết cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện được nhu cầu cần giao tiếp, tiếp xúc với bạn qua các trò chơi.

- Trẻ có khả năng nói ra và hiểu người khác nói trong khi chơi, giúp trẻ phát triển được khả năng giao tiếp, vồn từ của trẻ được tăng lên khi trẻ sử dụng các đồ chơi, các vai chơi mà trẻ nhận, những hoạt động như vậy trẻ vừa nói đúng câu, đúng từ mà trẻ cần sử dụng, trẻ tập được các phát âm, cách sử dụng ngữ đúng ngữ pháp.

- Giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Đa số cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hiện nay có đội ngũ giáo viên giảng dạy trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đảm bảo chuẩn về trình độ chuyên môn, được đào tạo đúng chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, luôn có quyết tâm cao trong công việc, đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong giáo dục trẻ tự kỷ.

- Cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ quan tâm, giúp trẻ phat triển ngôn ngữ nói và tham gia chơi, có sự phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Nhìn chung, các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được gửi đến các cơ sở giáo dục chuyên biệt là cán bộ công chức, nên trẻ được quan tâm, được sự giúp đỡ và có sự trao đổi khá thường xuyên về tình hình các mặt giáo dục trẻ tại gia đình, nên có sự phối hợp giữa hai bên nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động tại gia đình.

- Nhà trường luôn quan tâm và dành các phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất cho việc rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ. Các cơ sở giáo dục chuyên biệt cho

trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đa phần do tư nhân mở ra, phải đạt các điều kiện tương đối đầy đủ, mặc dù không gian còn những hạn chế nhất định, nhưng đều có các phương tiện giúp trẻ có thể tham gia các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

b) Những khó khăn

- Một số trẻ ngại nói và có khó khăn trong hiểu ngôn ngữ nói. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thường có biểu hiện khiếm khuyết về mặt giao tiếp, ngay cả những trẻ ở mức độ nhẹ cũng tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp, nên trẻ ít nói, đôi khi nhại lời thích các hoạt động khá ổn định, do vậy trẻ luôn gặp khó khăn trong sử dụng từ mới nên cũng đồng thời gặp khó khăn về hiểu ngôn ngữ nói. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thường không muốn khao khát giao tiếp. Chúng tỏ ra không sẵn sàng để để học hỏi những điều mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên và do đó, trẻ không có cơ hội để “đi vào ngôn ngữ theo cùng một cách”. Chúng thấy rất khó khăn để làm những điều xung quanh có ý nghĩa.

- Vốn ngôn ngữ nói của trẻ bị hạn chế. Đa số trẻ có rối loạn phổ tự kỷ gặp khó khăn trong sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp một cách thông thường và đơn giản. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể cải thiện đáng kể được hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, song ở độ tuổi 3 - 4 tuổi trẻ vẫn còn sử dụng biệt ngữ trong lời nói, điều này làm giảm khả năng tương tác xã hội và làm giảm sự tự tin của trẻ khi nói chuyện với người khác, dẫn đến vốn ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế.

- Một số giáo viên có ít kinh nghiệm, kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi. Giáo viên mới ra trường chủ yếu có kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tương đối tốt, song kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình học nghề qua các hoạt động thực tập, thực tế còn chưa nhiều, chưa được trải nghiệm nhiều với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua tổ chức các trò chơi, dẫn đến họ còn ít kinh nghiệm, kỹ năng rèn ngôn ngữ cho trẻ, khắc phục những lỗi ngôn ngữ ở trẻ như nhại lời, hay sử dụng biệt ngữ.

- Giáo viên ít được bồi dưỡng, rèn luyện về phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Bên cạnh giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm về phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ, đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm cũng có hạn chế về việc chưa thường xuyên được cập nhật về các kiến thức, phương pháp mới về rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động tập huấn, cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các khóa đào tạo chuyên sâu về rèn kỹ năng nói ở trẻ trong trò chơi.

- Phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất còn hạn chế. Mặc dù khi mở các cơ sở giáo dục chuyên biệt phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của Nhà nước, nhưng các cơ sở cũng gặp những khó khăn về địa điểm, như chưa đủ rộng về diện tích trên số lượng trẻ, các trang thiết bị phục vụ giáo dục trẻ chưa đầy đủ, các phương tiện phù hợp với phương pháp mới về phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi chưa được trang cấp đầy đủ.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ có trẻ tự kỷ. Có thể nói đây là khó khăn cơ bản trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ, không riêng trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi mà còn ở các độ tuổi khác. Cha mẹ có sự quan tâm đến trẻ song chưa tương đồng với chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường hoặc cách giáo dục trẻ chưa khoa học, theo kinh nghiệm, cảm tính của các gia đình có trẻ tự kỷ.

1.3.2.2. Quy trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi a) Xác định mục tiêu phát triển ngôn ngữ nói

- Giúp trẻ phục hồi, phát triển ngôn ngữ nói như các trẻ bình thường. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ với những biểu hiện khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp cho nên trẻ thường chậm nói, gặp khó khăn khi tiếp thu từ ngữ giao tiếp, trong giao tiếp trẻ ít có sự giao tiếp bằng mắt với người khác và thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại, đồng thời trẻ khá rụt rè, nhút nhát, khá khó khăn khi thiết lập quan hệ chơi với trẻ khác. Cho nên việc rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ qua trò chơi, nhất là trò chơi có sử dụng ngôn ngữ như nhổ củ cải, trò chơi bác sỹ... giúp trẻ có thể giáo tiếp với trẻ khác để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, cải thiện vốn từ ở trẻ.

- Giúp trẻ có điều kiện giao tiếp, tham gia các hoạt động cùng các bạn. Được xác định có khó khăn về giao tiếp, khó hoà nhập với người xung quanh, hứng thú bị giới hạn và các hành động lặp đi lặp lại, sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ vì vậy, việc tổ chức trò chơi là một hình thức khá hiệu quả để trẻ có thể cải thiện khả năng giao tiếp, trẻ được phối hợp với nhau cùng tham gia vào hoạt động chung trong trò chơi.

- Giúp trẻ học tập tốt hơn. Trẻ có thể cải thiện đáng kể khả năng về nhận thức thông qua nhận biết các vai chơi, các hành động chơi, quan hệ giữa các vai trong khi chơi: quan hệ thực và quan hệ chơi, cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng với chức năng, tránh bị cuốn hút vào những đồ vật quen thuộc. Những hoạt động này

nhằm mục đích giúp trẻ có thể học tập tốt hơn, biết sử dụng ngôn ngữ nói một cách hiệu quả, tích cực hơn trong giao tiếp với mọi người.

- Giúp trẻ có điều kiện hòa nhập với cộng đồng. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về giao tiếp, nên khi tiếp xúc với mọi người thường rụt rè, đôi khi xuất hiện cảm xúc sợ sệt, có thể nhại lại lời của người hướng dẫn trẻ cách giao tiếp. Khi được giao lưu với các bạn, được thể hiện các khả năng của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ từng bước học cách hòa nhập với các trẻ khác, điều đó đồng nghĩa với việc giúp trẻ từng bước hòa nhập với cộng đồng.

b) Xác định các nội dung phát triển ngôn ngữ nói

- Rèn cho trẻ phát âm chính xác. Cách phát âm của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cũng không rõ ràng, ngay cả các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ nhẹ cũng mắc khá nhiều lỗi. Ngoài ra, trẻ hay sử dụng biệt ngữ, nên khi gặp các từ mới trẻ thường không hiểu hoặc không sử dụng, do vậy qua tổ chức trò chơi nhằm giúp trẻ phát âm chính xác, nhất là với các từ mới.

- Làm tăng vốn từ cho trẻ. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷkhá hạn chế về vốn từ, ngoài ra trẻ cũng ít giao tiếp với người khác, nhất là người lạ, trẻ thường sống thu mình, nên khi tổ chức trò chơi chính là cách trẻ có thể gia tăng vốn từ một cách nhanh chóng, các trẻ phải nhận thức được đầy đủ các yếu tố trong trò chơi, gọi tên được các đồ chơi, biết tên các nhân vật. Cho dù các hoạt động chơi của trẻ còn khá hạn chế nhưng dần dần vố từ của trẻ được củng cố và phát triển.

- Sử dụng câu nói phù hợp. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hay có những câu nói vu vơ, không rõ nghĩa, nhại lời... vốn từ, ngữ pháp cũng hạn chế. Vì vậy, khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ phải biết giao tiếp, sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, tình huống để trẻ khác, người khác có thể hiểu được ý muốn, do vậy, trẻ được tập luyện qua trò chơi sẽ thuận lợi hơn để sử dụng từ, cầu đúng ngữ pháp, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.

- Phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói. Trong trò chơi đóng vai, các trẻ phải liên kết với nhau bằng các hành động chơi, nhất là trò chơi có luật, các trẻ phải tiến hành thỏa thuận trước khi chơi, diễn biến quá trình chơi trẻ luôn giao tiếp với nhau bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ... những biểu hiện này sẽ giảm thiểu ở trẻ sự nhại lời, hành vi lặp lại... bằng các từ mới, lời nói, hành vi mang tính biểu cảm hơn.

- Phát triển khả năng nghe hiểu người khác nói. Trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được tập duyệt, mô phỏng theo những diễn biến của cuộc sống thực bằng cách trải nghiệm qua các tình huống giả định, trong đó trẻ không chỉ nói cho trẻ khác nghe, mà bản thân trẻ cũng được nghe người khác nói. Như vậy đồng nghĩa với việc trẻ phát triển vốn từ qua giao tiếp và khi nghe người khác nói trẻ cũng tiếp nhận được thông tin, phát triển được khả năng nghe hiểu ngôn ngữ.

- Rèn khả năng giao tiếp cho trẻ với mọi người qua các trò chơi mà trẻ là các nhân vật trải nghiệm. Mỗi trẻ sẽ ướm vào một vai và nhận vai chơi, trẻ sẽ giao tiếp theo đúng vai diễn và diễn xuất. Mục đích của các hoạt động này vừa để phát triển ở khả năng nghe, hiểu, phát triển ngôn ngữ nói mà còn rèn cho trẻ khả năng giao tiếp với nói người.

c) Sử dụng các hình thức phát triển ngôn ngữ nói

- Dạy trẻ nói qua các giờ học, qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khi trẻ thỏa thuận trước khi chơi, cô giáo gợi ý chọn chủ đề chơi, trò chơi, vai chơi, đồ chơi mà trẻ yêu thích, như vậy giáo viên đã từng bước khơi gợi khả năng nói của trẻ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI (Trang 48 -48 )

×