Thơ từ sau 1986 đến nay: hành trình của những thể nghiệm mớ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận án

1.2.5.Thơ từ sau 1986 đến nay: hành trình của những thể nghiệm mớ

Có một số nhà thơ vẫn chung thủy với lối viết truyền thống, nhưng đi vào chiêm nghiệm lẽ đời hoặc suy tư thế sự. Bên cạnh đó, nhiều người không bằng lòng với lối viết cũ đã mạnh dạn bứt phá, sáng tác bằng thi pháp mới: mở rộng biên độ, chiều kích thơ, thay đổi cấu trúc thơ, sáng tác thơ không vần, thơ triết luận, thơ hậu hiện đại… Tiêu biểu cho lối viết này như: Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn… Họ đã tạo ra một diện mạo thơ khác lạ, không phải thơ bắt vần để tạo âm thanh du dương khi đọc lên; không phải loại thơ đơn nghĩa - dễ hiểu, dễ nắm bắt; loại thơ đa nghĩa với nhiều tầng nấc ẩn dụ; loại thơ chú trọng nhịp tâm hồn hơn nhạc điệu; sử dụng những chất liệu ngôn ngữ gần với đời sống hàng ngày, không

ngại sử dụng những từ ngữ trần tục. Còn những tác giả trẻ hơn ở chặng đường này cũng quyết liệt đi tìm cái mới cả về nội dung và hình thức thể hiện, mang đến cho thơ nhiều điều mới lạ. Tiêu biểu cho sự tìm tòi này là Văn Cầm Hải, Trần Quang Quý, Dương Kiều Minh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Lê Mỹ Ý… Những tác giả này họ đều sống trong thời đại vi tính, sự kết nối để trao đổi, bàn luận về thơ ca có nhiều lợi thế, đã thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc chú ý. Vì thế, Vi Thùy Linh với tập thơ Linh đầu tay đã mở màn cho những đợt sóng dư luận nổi lên trên thi đàn. Sau LinhKhátĐồng Tử càng khẳng định một hướng đi mới, lạ, táo bạo trong thơ của tác giả trẻ này. Bên cạnh Vi Thùy Linh là Nguyễn Hữu Hồng Minh với tập Chất trụ, Lãng Thanh với Hoa, Phan Huyền Thư với Nằm nghiêng, Rỗng ngực, Nguyễn Thúy Hằng với Thời hôm nay… mỗi người một cách thể hiện độc đáo, đã đem đến cho thơ những phẩm chất mới. Tuy nhiên, sau sự “ồn ào” của các nhà phê bình, nhà thơ, sự tự lăng - xê tên tuổi, thời gian đã làm lắng lại những dư luận khen, chê, những đề cao phủ nhận. Như thể vài dọ dẫm dè dặt bước ra khỏi cánh đồng thơ ca, rồi đột ngột, khi thế kỉ XX sắp kết thúc và thiên niên kỷ mới bắt đầu, thế hệ đổi mới cho ra mắt hàng loạt tác phẩm quan trọng nhất của mình. Cấp tập, tự tin và dũng mãnh, Trần Anh Thái từ Đổ bóng xuống mặt trời (1999) sang Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007). Mai Văn Phấn, sau trường ca Người cùng thời (1999) có nhiều thể nghiệm mới mẻ, dấn sâu hơn trên con đường tìm tòi ở tập thơ Vách nước (2003) và thay đổi từ cổ điển sang hậu lãng mạn đến siêu thực hậu kì và cả hậu hiện đại qua các tập: Bầu trời không mái che (2010), Hoa giấu mặt (2013), Thả (2015), Tĩnh lặng (2018).... Nguyễn Quang Thiều với Sự mất ngủ của lửa (1992) đã tạo nên bước ngoặt ấn tượng trong thơ đương đại, đến Bài ca những con chim đêm (1999), tác giả tiếp tục nhấn mạnh giọng điệu đặc thù. Lặng lẽ hơn Nguyễn Quang Thiều hay Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh chọn hướng đi kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây trải dài từ Thời đại thanh xuân (1991), qua Ngày xuống núi (1995) sang Tựa cửa (2000). Đặng Huy Giang cũng tạo nên một giọng cá tính, riêng năm 2000, tác giả cho ra mắt ba tập thơ: Hai bàn tay sao, Qua cửa

Quang Quý gây chú ý với Viết cho em trong ngôi nhà chật, đến Giấc mơ hình cái thớt (2003) và Siêu thị mặt (2006) đã tạo được ấn tượng riêng. Cùng thể hiện những “cái mặt” biết biến thiên, song, Người đi tìm mặt của Hoàng Hưng đẫm chất hiện sinh, còn ở Trần Quang Quý là cái “mặt” biến chất và biến thiên, “lật mặt” rất khó nắm bắt. Cái “mặt” làm nhạt nhòe cá tính và vô vị hóa cuộc đời: Những cái mặt di cư trong nhau/ đến nỗi quên lối về/ mặt thật. Có lẽ, lặng lẽ nhất trong số này là Lê Mạnh Tuấn. Tự khúc in năm 1992, Những tháng chưa xa (1995) và Mùa (1997) còn vương vấn không khí thơ thế hệ trước - mãi 15 năm sau anh mới cho ra mắt Nghe trong giọt sương (2007). Thời gian nung nấu và chiêm nghiệm quả là dài với một đời người, nhưng không là gì cả cho một chuyển đổi tư duy thơ. Ở một chân trời khác, Nguyễn Bình Phương từ Lam chướng (1992) đến năm 2011 đã có 5 tập thơ. Thơ Nguyễn Bình Phương miệt mài với cuộc tìm tòi độc đáo. Anh đưa thơ đi vào cái tinh tế ở chiều sâu, bề sâu cuộc sống xô bồ của thời hiện đại. Nguyễn Bình Phương ngày càng gần đời thực hơn…

Còn nhiều khuôn mặt, nhiều thi phẩm khác với nhiều thử nghiệm khác giai đoạn này. Họ đã đặt những viên đá đầu tiên và tiếp theo trên con đường cách tân thơ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 34 - 36)