Sự nổi bật của chủ thể trữ tình “cái tôi bản thể”

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 58)

7. Cấu trúc luận án

2.2. Sự nổi bật của chủ thể trữ tình “cái tôi bản thể”

Khái niệm “Chủ thể trữ tình” mà luận án sử dụng là cách gọi khác của “nhân vật trữ tình”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên), mục “Nhân vật trữ tình” được xác lập như sau: là “hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình”, “Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình”. Song, cũng ở mục này, các nhà từ điển lưu ý: Hiện có những tranh cãi về khái niệm nhân vật trữ tình, “thông thường, người ta xem nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát như một tính cách văn học. Đó là cái “tôi” đã được sáng tạo ra. Ý kiến khác lại nhấn mạnh, cùng với hình tượng ấy, nhà thơ cũng thổ lộ tình cảm thật chân thành của mình”, tuy vậy “không được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả” [50; tr. 202]. Luận án dùng khái niệm “chủ thể” (trong cặp phạm trù đối lập với “khách thể” - chỉ thế giới bên ngoài) nhằm nhấn mạnh vai trò “chủ thể - tác giả” khác đôi chút với “nhân vật trữ tình” tức “hình tượng nhà thơ trong thơ” nhằm nhấn mạnh vai trò của chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên, ranh giới này rất mờ nhạt, luận án sẽ quan tâm khảo sát cả “chủ thể - tác giả” và “chủ thể - nhà thơ trong thơ” để thấy mối liên hệ này đặc biệt như thế nào trong thơ Việt Nam sau 1986. Đây cũng chính là chỉ dấu của công cuộc cách tân thơ Việt Nam từ sau khi đất nước chọn hướng đi đổi mới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w