Các thể thơ theo luật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 122 - 123)

7. Cấu trúc luận án

3.3.1.Các thể thơ theo luật

Như ở trên đã đề cập, các thể thơ theo luật mang tính “cổ điển” của nó, nghĩa là tính chuẩn mực trong nguyên tắc tổ chức từ toàn bài đến câu thơ, dòng thơ, vần điệu, gọi là “luật” thơ. Các thể thơ theo luật đã được vận dụng ở Việt Nam là: lục bát, song thất lục bát, các thể Đường luật, Haiku. Tuy nhiên, để “làm mới” các thể thơ đã “cũ”, về mặt hình thức, các nhà thơ thường tập trung làm mới câu thơ.

Dòng thơ của các thể thơ theo luật thường có số từ bắt buộc. Chẳng hạn, nguyên tắc của thơ lục bát sẽ là cặp trên sáu dưới tám từ. Cấu trúc dòng thơ của thơ luật Đường là tám từ. Dòng của thơ Haiku chặt chẽ theo nguyên tắc 17 âm tiết toàn bài theo cấu trúc: 5/7/5. Vậy, các nhà thơ sẽ đổi mới dòng thơ bằng cách nào? Đó là không đồng nhất dòng thơ với câu thơ, tạo nên những câu thơ vắt dòng. Người đọc vì phải “đuổi theo” nguyên tắc ngữ pháp (ngừng, ngắt sau những chấu chấm, phẩy) nên tạo ra các cách diễn đạt khác nhau. Chẳng hạn:

Chợt rơi lại một nụ cười

và … sương rười rượi một trời phía sau.

(Nguyễn Duy)

Vẫn giữ nguyên cấu trúc lục bát nhưng cả hai dòng thơ mới là một câu dẫn đến nhiều cách đọc và mỗi lần dừng ngắt tạo nên vẻ đẹp khác nhau cho ý thơ.

Đồng Đức Bốn, cây bút lục bát nổi tiếng với kiểu lục bát truyền thống nhưng trong cách vắt dòng của ông vẫn thấy cách đọc nối dòng điệu nghệ:

Chỉ mong trái đất vẫn tròn biết đâu mẹ lại gặp con có ngày. Cõi người nhiều nỗi đắng cay cho nên Phật vẫn ngàn tay kêu cầu.

Cấu trúc thơ Haiku về đến Việt Nam đã có nhiều cách tân. Ngoài cách thay đổi âm tiết trong từng dòng và tổng thể bài thơ, các nhà thơ còn “sáng tạo” nên thể thơ “haikâu” (chơi chữ từ đồng âm “c = k) mô phỏng theo Haiku như cách của Lê Đạt:

Người đẹp sương mài thu phủ hẹn Hương cầu trăng thắp hiển tranh lên

(Bích Câu)

Xuân đa mang hoa khốn khổ chung tình

(Chung tình)

Việc thay đổi dạng thức câu thơ ở các thể thơ theo luật nhìn chung không thật nổi bật vì sự “khống chế”, câu thức của nguyên tắc cấu trúc của thể, vì vậy, các nhà thơ chủ yếu tìm đến sự đổi mới ở phương diện nội dung tư tưởng và chủ thể trữ tình mà thôi. Chỉ ở thơ tự do mới thấy rõ sự đa dạng trong cách tân dòng thơ, câu thơ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thơ việt nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại (Trang 122 - 123)