Thực hiện văn hóa xin lỗi và từ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện văn hóa giao tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai hà nội (Trang 89 - 121)

Trong khi văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức xuất hiện từ rất sớm trong nền công vụ của nhiều nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì nó lại xuất hiện rất muộn ở Việt Nam và được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt một cách rất dặt dè; trong việc tổ chức thực hiện thì chưa tạo được tiền lệ tích cực, mạnh mẽ.

Văn hóa xin lỗi được hiểu là việc một người có thói quen luôn chủđộng nhận lỗi khi làm sai các quy định, hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giao tiếp đối với các bên tham gia giao tiếp.

Văn hóa từ chức là một hình thức phát triển cao của văn hóa xin lỗi. Theo đó, được hiểu là một văn hoá chính trị, văn hoá ứng xử dựa trên lương tri, khi những người lãnh đạo thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì họ sẽ từ chức. Văn hóa từ chức cho thấy sự hiểu biết về bổn phận, và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ.Văn hóa từ chức là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí, tương phản với nó là một nền chính trị mọi rợ được đặc trưng bằng những nhà cầm quyền tham quyền cố vị, mặt dày, vô liêm sĩ, sẵn sàng giữ địa vị bằng mọi giá, chà đạp lên dư luận xã hội và dư luận thế giới chỉ để duy trì quyền lực của mình.

Để thực hiện được văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức, cần có những thay đổi mang tính căn bản trong văn hóa chung của người Việt Nam bởi theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, người Việt nói riêng, người Á Đông nói chung thường có cái tôi cá nhân lớn, tinh thần cầu thị không cao, tư duy hẹp hòi và sai lầm rằng nhận lỗi là một việc làm giảm uy tín, danh dự, nhân phẩm cá nhân mình; trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, họ coi việc xin lỗi, từ chức khi nhận thức được cái sai của mình lại là việc làm để cải thiện uy tín, phục hồi danh dự cho chính mình.

Trong hoạt động công vụ, cần phải xây dựng hệ thống thể chế công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm cá nhân, trong đó có trách nhiệm giải trình để tạo cơ sở thực hiện văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức.

Đồng thời, trong giai đoạn chuyển đổi mô hình nhà nước từ cai trị sang phục vụ và kiến tạo như hiện nay, hệ thống thể chế còn nhiều bất cập, tính minh bạch trong hoạt động quản lý và các hoạt động khác của khu vực cao còn khá thấp thì cần thiết phải có những hoạt động mang tính nêu gương

trong việc thực hiện văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức, bắt đầu từ người lãnh đạo, quản lý đến các nhân viên thừa hành.

Bộ Giao thông Vân tải đã từng đề xuất và thực hiện phong trào “4 xin, 4 luôn” và có những thành công nhất định, trở thành nét đẹp văn hóa của ngành giao thông vận tải. “4 xin”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; “4 luôn”: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ. Tác giả luận văn thiết nghĩ, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội nói riêng và các cơ quan, đơn vị khác, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức liên quan đến dịch vụ nói chung nên học tập và làm theo phương châm văn hóa giao tiếp của Bộ Giao thông thông vận tải, đảm bảo việc phục vụcông dân được: “An toàn – Thuận tiện – Thân thiện –Đúng giờ - Hiệu quả”.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của khu vực công nói chung, của các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách, xuất phát từ thực trạng hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp trong thời gian qua.

Việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức nói chung, viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội nói riêngvừa xuất phát từ những yêu cầu nội tại, vừa xuất phát từ những yêu cầu mang tính khách quan của xu thế thời đại.

Để đảm bảo nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp, cần đảm bảo tính định hướng và tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Đồng thời, vận dụng một cách hiệu quả các giải pháp như đào tạo, bồi dưỡng về thực hiện văn hóa giao tiếp; xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp; tuyên truyền, phổ biến; đề cao trách nhiệm thủ trưởng; thực hiện văn hóa xin lỗi, từ chức. Đặc biệt, muốn thành công, cần xuất phát từ chính ý thức của mỗi viên chức, đúng như Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã từng phát biểu: “Thực hiện văn hóa giao tiếp với hành khách và nhân dân không chỉ những câu khẩu hiệu hay phong trào mà phải thực sự xuất phát từ trái tim, từ cái tâm muốn phục vụ tốt hơn, đem lại hài long cho hành khách và nhân dân”.

KẾT LUẬN

Thực hiện văn hóa giao tiếp trong việc thực hiện các công vụ, nhiệm vụ nhà nước là một nội dung quan trọng trong đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn. Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện văn hóa giao tiếp, do đó, mang tính cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay của nền công vụ Việt Nam, gắn với quá trình cải cách hành chính công.

Quá trình thực hiện văn hóa giao tiếp trong khu vực công chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hóa chung, tâm lý của chủ thểvà đối tượng giao tiếp. Do đó, trên thực tế, việc thực hiện văn hóa giao tiếp trong các công sở nhà nước, trong đó có Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bên cạnh một số kết quả tích cực đạt được. Những hạn chế, yếu kém này vừa do các nguyên nhân chủ quan, vừa do các nguyên nhân khách quan. Tuy vậy, yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng hạn chế, khắc phục, giải quyết để nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp trong công sở nhà nước nói chung, các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng, bao gồm Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.

Tính cần thiết của việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp này xuất phát từ sự vận đông và phát triển liên tục của các quá trình xã hội, của xu thế thời đại và của chính thực trạng thực hiện trong những giai đoạn trước đây.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp trong công sở nhà nước, trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp, thực hiện văn hóa giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng chuẩn mực giao tiếp và ứng xử trong công sở và trong quá trình thực hiện các công vụ, nhiệm vụ; Tuyên truyền, phổ biến văn hóa giao tiếp trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức

và trong quần chúng nhân dân; Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập; Thực hiện văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức trong khu vực công.

Việc thực hiện các giải pháp phải đảm bảo tình đồng bộ, hệ thống, không nên quá coi trọng giải pháp này mà coi nhẹ các giải pháp khác và ngược lại. Từ đó, mỗi giải pháp có khả năng phát huy những ưu thế, tác động riêng, tạo nên những chuyển biến, thay đổi tích cực, mạnh mẽ; tạo được các tác động có tính chất, quy mô cấp số nhận chứ không chỉ là các con số cộng giản đơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ, Quyết định số03/2007/QĐ-BNV về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, ngày 26/02/2007;

2. Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố của

văn hóa trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, Luận án;

3. Nguyễn Liên Châu (2000), Một số đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng

trường tiểu học, Luận án;

4. Nguyễn Duy Chinh, Trương Ngọc Quỳnh (2009), Những thường thức giao tiếp cơ bản cần thiết, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội;

5. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội; 6. Vũ Dũng (Ch.b) (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội;

7. Trần Thị Minh Đức (Ch.b) (1995), Tâm lý học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội;

8. Chu Văn Đức (ch.b) (2005), Giáo trình k năng giao tiếp: Dùng trong các

trường THCN, Nxb. Hà Nội, Hà Nội;

9. Trần Thị Thanh Hà (2005), Một số kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở, Luận án;

10.Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, Luận án;

11.Nguyễn Phương Huyền (2012), K năng giao tiếp của cán bộ công chức,

Luận án;

12.Kho bạc nhà nước – Bộ Tài chính (2007), Văn hoá công sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho CBCC hệ thống Kho bạc Nhà nước,

13.Võ Sĩ Lục (2002), Kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ của trinh sát an ninh và

phương pháp đánh giá chúng, Luận án;

14.Hồ Chí Minh (1990), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3; 15.Lương Minh Nguyệt, Lương Minh Hà (2008), Nghệ thuật giao tiếp hành

chính, công sở, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

16.Hoàng Phê (Ch.b) (1998), T điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng;

17.Trần Kim Phượng (2005), Vài nét v văn hóa trong giao tiếp công vụ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, tr. 93-94;

18.Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp

cơ sở trong giao tiếp công vụ, Luận án;

19.Nhữ Văn Thao (2012), Kỹ năng giao tiếp của chính trị viên trong quân

đội nhân dân Việt Nam, Luận án;

20.Lưu Kiếm Thanh (2009), Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 161, tr.32-35;

21.Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa, Hà Nội;

22.Đào Thị Ái Thi (2008), Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam, Luận án;

23.Đào Thị Ái Thi (2007), Hoàn thiện kỹ năng thuyết trình trong giao tiếp hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 134, tr. 32-34;

24.Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngày 05/9/2016;

25.Thủtướng Chính phủ, Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, ngày 02/8/2007;

26.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) (1982), Tuyên bố về những chính sách văn hoá, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội;

27.Trần Đình Tuấn (2005), Loại bỏ sai lầm trong giao tiếp, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội;

28.Phạm Thị Tuyết (2009), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch ngân hàng, Luận án;

29.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, ngày 08/3/2016;

30.Nguyễn Khắc Viện (Ch.b) (1991), T điển tâm lý, Xb. Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội;

31.Nguyễn Như Ý (Ch.b) (1998), Đại từ điển tiếng Việt,Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội;

32.Đỗ Quang Yến (1991), Những khía cạnh tâm lý của giao tiếp, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT VĂN HÓA GIAO TIẾP

CỦA VIÊN CHỨC VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI

Mu s 01: Dành cho viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Kính thưa ông/bà, để đánh giá một cách khách quan, chính xác nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về vấn đề này. Chúng tôi rất mong được lắng nghe ý kiến của ông/bà để hoàn thành được khảo sát này. Do vậy, xin ông bà vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà bằng việc trả lời một số câu hỏi cụ thểmà chúng tôi đưa ra sau đây:

Câu hỏi số 01. Theo ông/bà, viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội hiểu đƣợc phạm vi, quyền hạn trách nhiệm của mình ở mức độ nào?

Rất cao

Khá cao

Trung bình

Thấp

Câu hỏi số02. Ông/bà đánh giá khả năng nắm vững các nguyên tắc thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Câu hỏi số 03. Theo ông/bà, nguyên tắc “tuân theo pháp luật” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Thấp

Câu hỏi số 04. Theo ông/bà, nguyên tắc “chính xác, trung thực, khách quan” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Thấp

Câu hỏi số 05. Theo ông/bà, nguyên tắc “công khai, dân chủ” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Câu hỏi số 06. Theo ông/bà, nguyên tắc “thận trọng, cân bằng, trách nhiệm, dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Thấp

Câu hỏi số 07. Theo ông/bà, nguyên tắc “chuẩn mực đạo đức” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Thấp

Câu hỏi số 08. Theo ông/bà, nguyên tắc “hài hòa các lợi ích” trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đƣợc đảm bảo ở mức độ nào?

Rất cao

 Khá cao

Trung bình

Câu hỏi số09. Ông/bà đánh giá những trở ngại khi giao tiếp với công dân của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ở mức độ nào?

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Rất hiếm khi

Chưa bao giờ

Câu hỏi số 10. Theo ông/bà, nguyên nhân nào là chủ yếu tạo nên trở ngại trong giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội với công dân (nếu có)?

 Do ảnh hưởng tâm lý trước các cuộc tiếp xúc với công dân

 Do áp lực công việc căng thẳng

Do chất lượng môi trường làm việc không đảm bảo (không gian chật hẹp, tiếng ồn, nóng bức...)

Khác (xin nêu rõ): ... ... ...

Câu hỏi số 11. Ông/bà đánh giá việc thực hiện yêu cầu “tôn trọng nhân dân” trong giao tiếp với công dân của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ở mức độ nào?

Rất tốt

Khá tốt

Trung bình

Câu hỏi số 12. Theo ông/bà, thái độ của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trong giao tiếp với công dân biểu hiện nhƣ thế nào?

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện văn hóa giao tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai hà nội (Trang 89 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)