5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp
của một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm ở tỉnh An Giang
Thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thực hiện những giải pháp như sau:
- Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển nhân lực Ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.
- Phát triển nhân lực Ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, có khả
30
năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thân thiện với môi trường, bảo tồn và duy trì tốt nhất tài nguyên sinh thái, tài nguyên nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. - Đào tạo theo qui hoạch trong và ngoài nước đối với cán bộ nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; công nghệ sinh học nhằm tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao và ứng dụng vào thực tiễn; Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ trong nước đối với lực lượng cán bộ kỹ thuật đang làm công tác ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đủ năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh theo yêu cầu từng giai đoạn.
- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch, cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực.
Kết quả là:
Tính đến năm 2020, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần đạt được như sau:
- 100% công chức, viên chức được quản lý thông qua tiêu chuẩn theo chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
- 80% số kỹ thuật viên (tương đương với 202 người) được đào tạo, bồi dưỡng (được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề) đáp ứng yêu cầu làm việc ở địa bàn nông thôn tham gia lĩnh vực cung ứng dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- Khoảng 20.910 lao động nông thôn được đào tạo trình độ sơ cấp và bồi dưỡng nghề ngắn hạn, có chứng chỉ hành nghề.
- 60% số cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác (tương đương với 439 người) được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn.
31
(Theo UBND tỉnh An Giang, Sở NN & PTNT, 2015. Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015-2020. Báo cáo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015-2020)
Từ thực tế công tác phát triển NNLCLC Nông nghiệp tỉnh An Giang cho thấy : Nhận thức của các cấp lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan về phát triển NNLCLC là tiền đề đầu tiên góp phần thúc đẩy lực lượng này phát triển. Gắn liền với điều đó là tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Đồng thời thực hiện đào tạo theo qui hoạch trong và ngoài nước đối với cán bộ nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; công nghệ sinh học, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch, cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ. Tất cả các yếu tố trên là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang thời gian qua. Đó là bài học cho những địa phương như Phú Thọ tham khảo, học hỏi.
1.2.2.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Lạng Sơn
Để nâng cao chất lượng NNLCLC ngành nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 với các chỉ tiêu sau:
- 100% công chức, viên chức được quản lý thông qua tiêu chuẩn theo chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% đội ngũ CBCCVC lãnh đạo, quản lý và quy hoạch trước khi bổ nhiệm chức vụ Trưởng, Phó phòng thuộc Sở và tương đương được đào tạo từ trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên, 100% công chức, viên chức quy hoạch
32
lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương được bồi dưỡng tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý trước khi bổ nhiệm.
- 70% công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường cấp
xã (công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy lợi) được đào
tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước chuyên ngành Nông nghiệp hàng năm.
- 100% số kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng (được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề) đáp ứng yêu cầu làm việc ở địa bàn nông thôn tham gia lĩnh vực cung ứng dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- 55% lao động nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn, được cấp chứng chỉ.
- 80% số cán bộ quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nông nghiệp.
- 90% số cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được đào tạo chuyên ngành, quản trị, hội nhập.
(Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Kế hoạch, 2016. Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.)
Kết quả là đến năm 2020, các chỉ tiêu đưa ra đều đạt như kế hoạch đã đề ra. Ngành nông ngiệp Lạng Sơn có đội ngũ cán bộ quản lý, phụ trách trình độ đạt chuẩn. Người lao động 55% được đào tạo ngắn hạn, sơ cấp về lĩnh vực lao động của mình.
Thực tiễn phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp cho thấy tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức ngành nông nghiệp, cán bộ quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nâng cao trình độ người lao động . Thực hiện đào tạo đi đôi với vị trí việc làm. Có cơ chế, chính sách tuyển dụng, đào tạo gắn trình độ, trách nhiệm của người lao động với hoạt động lao động chuyên môn. Điều này giúp NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương. Tạo động lực, tạo nội lực cho nông nghiệp Lạng Sơn phát triển và hội nhập.
33