Đánh giá chung về những vấn đề tồn tại của sự phát triển NNLCLC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 91 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá chung về những vấn đề tồn tại của sự phát triển NNLCLC

nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Sự phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua là kết quả của tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan của sự phát triển kinh tế, nông nghiệp, các chính sách của Đảng, chính quyền, của sự vận động của người lao động và các tổ chức, các nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên thực tế cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại chi phối sự phát triển lực lượng lao động CLC trong nông nghiệp, cụ thể:

Một là, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành Nông nghiệp với chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để thu hút được nhân tài về công tác trong lĩnh vực nông nghiệp của Tỉnh đòi hỏi chính quyền các cấp phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và phải bảo đảm tốt điều kiện cơ sở vật chất, các chế độ đãi ngộ thích đáng với tài năng của họ, có như vậy mới thu hút, giữ chân và phát triển được NNLCLC.

Hiện nay nhu cầu về NNLCLC ngành Nông nghiệp trong Tỉnh là rất cao, nhất là trong lĩnh vực hoạch định chính sách, nghiên cứu khoa học, lai tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Tuy nhiên trong nhiều năm qua việc thu hút NNLCLC của ngành còn nhiều hạn chế.

83

Có nhiều nguyên nhân như: Việc gia tăng số lượng biên chế trong khối quản lý Nhà nước và hành chính sự nghiệp phụ thuộc vào quy định và biểu biên chế của Tỉnh; kết quả của việc tinh giảm biên chế chưa đạt theo yêu cầu, việc trả lương theo kiểu cào bằng, không theo thị trường, cơ sở vật chất… hạn chế. Do đó, việc thu hút người tài, người có năng lực vào làm việc rất khó khăn, trong nhiều năm qua ngành Nông nghiệp chưa thu hút được ai. Ngoài ra các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự cầu thị trong thu hút nhân tài, nên mặc dù đã có chính sách nhưng việc triển khai thực hiện còn chưa hiệu quả.

Hai là, mâu thuẫn giữa quy mô đào tạo trong Tỉnh hiện nay với nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Để thúc đẩy quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đang đặt ra đòi hỏi cao cả về số lượng và chất lượng NNL nông nghiệp. Vì quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động, theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Khi số lượng lao động giảm thì đòi hỏi chất lượng lao động phải tinh. Để đáp ứng được những yêu cầu đó phải mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo và đổi mới chương trình, nội dung để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, hiện nay năng lực, quy mô và trình độ đào tạo NNLCLC ngành Nông nghiệp trong Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng NNLCLC nông nghiệp để thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Tỉnh.

84

Trong những năm qua các cấp ủy, chính quyền và các đơn vị sử dụng lao động nông nghiệp trong Tỉnh đã chủ động triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển NNLCLC, nhờ vậy, số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLCLC ngành Nông nghiệp ở Tỉnh đã có sự gia tăng và biến đổi tích cực thực sự là đòn bảy thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp còn nhiều hạn chế, số lượng và chất lượng NNLCLC chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn biến đổi của KH, CN đặt ra, cơ cấu còn có chưa thật hợp lý. Trong khi đó tiềm năng và nhu cầu còn rất lớn. Để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp trong thời gian tới đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức sâu sắc về thực trạng và tập trung giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp. Trên cơ sở đó xác định quan điểm và đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh trong phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp ở Tỉnh.

Ba là, mâu thuẫn giữa thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp còn

nhiều hạn chế, cộng với tình trạng nhiều nông dân và lao động trẻ không muốn làm nông nghiệp, tìm cách thoát ly khỏi đồng ruộng với nhu cầu bức thiết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp.

Hiện nay, NNL nông nghiệp Phú Thọ có quy mô lớn (chiếm 46,91% tổng lao động), mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng lại không tinh. Ngành Nông nghiệp Phú Thọ về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán ở dạng nông hộ kém hiệu quả, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp quá thấp, không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào thiên tai, dịch bệnh, nông dân phải đóng góp nhiều khoản chi phí bằng cách chia theo đầu nhân khẩu, giá trị vật tư nông nghiệp tăng cao, nông dân không được quyền định giá nông sản, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn đeo bám, làm cho đời sống của nông dân hết sức khó khăn. Thực trạng trên nhiều nông dân và lao

85

động trẻ không còn thiết tha với đồng ruộng và không muốn làm nông nghiệp chuyển sang làm việc khác có thu nhập cao và ổn định hơn làm ruộng. Phần lớn lao động nông nghiệp ở các vùng nông thôn hiện nay là người già, phụ nữ, trẻ em, lực lượng này yếu cả về sức khỏe, lẫn trình độ sản xuất. Tình trạng đó làm cho chất lượng NNL nông nghiệp ngày càng hạn chế và mâu thuẫn lớn với nhu cầu phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

86

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)