Khái quát phát triển NLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Khái quát phát triển NLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

* Về số lượng

Theo số liệu thống kê các năm 2010; 2015; 2019 (Bảng 3.1) cho thấy NNLCLC ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ phát triển chậm, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao trên tổng số nhân lực đang làm việc từ năm 2010 đến năm 2019 có xu hướng ngày càng tăng.

57

Bảng 3.1: Sự phát triển của NNL CLC tỉnh Phú Thọ về số lượng từ năm 2010 đến năm 2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng nguồn LĐ đang làm việc Người 531100 452100 423200 410300 405300 394100 Tổng NNL CLC Người 30.866 49.821 50449 53380 67766 71410 Tỷ lệ NNL CLC/ Tổng nguồn

lao động % 6,87 11,02 11,67 13,01 16,72 18,12

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú thọ, năm 2019

Ngành nông nghiệp có số lượng nhân lực đang làm việc trong ngành có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể ở các năm 2010, 2015 và 2019 với số lượng tương ứng là 531100 người, 452100 người và 394100 người. Nguyên nhân do sự dịch chuyển cơ cấu từ ngành nông nghiệp sang ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ. Qua số liệu thống kê cho thấy tốc độ dịch chuyển rất chậm, trong vòng 9 năm dịch chuyển được 137000 người.

- Về nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2010, 2015 và 2019 với số lượng tương ứng là 30866 người, 49821 người và 71410 người. Như vậy NNLCLC trong ngành nông nghiệp phát triển khá nhanh, nhưng so sánh giữa số lượng nhân lực đang làm việc trong ngành với số lượng NNLCLC của ngành thì NNLCLC chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng xét về sự phát triển chung thì tốc độ phát triển khá nhanh.

- Về chất lượng: Phát triển NNL chất lượng ngành nông nghiệp từ năm 2015 đến 2019 (bảng 3.2)

78

Hiện tỉnh Phú Thọ có 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tổng số sinh viên của các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dao động từ 10.000 đến gần 13.000 sinh viên. Số sinh viên tuyển mới năm sau giảm so với năm trước, nguyên nhân chính là do số dân thuộc độ tuổi đi học giảm đều qua các năm.Hệ thống giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học và dạy nghề của Tỉnh được tổ chức xắp xếp và kiện toàn lại theo hướng nâng cao năng lực và quy mô đà tạo phục vụ cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

Trường Cao đẳng Công nghệ và nông lâm Phú Thọ là đơn vị trực tiếp đào tạo NNL nông nghiệp có chất lượng cho Tỉnh và các địa phương trong khu vực. Hiện nay nhà trường đang đào tạo nghề quy mô 2.500 HSSV, hoạt động đào tạo gồm 8 nghề cao đẳng, 13 nghề trung cấp, trong đó có 3 nghề trọng điểm quốc gia và 10 nghề sơ cấp. Cơ cấu tổ chức gồm 6 phòng, 6 khoa, 1 bộ môn và 3 trung tâm; biên chế và hợp đồng là 145 cán bộ, giáo viên,35% giáo viên có trình độ thạc sỹ, 15% giáo viên đang học cao học, trong đó có 3 giáo viên nghiên cứu sinh. Đội ngũ nhà giáo của nhà trường cơ bản đạt chuẩn quy định, có chuyên môn, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ, phương pháp dạy học để thực hiện việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đạt chuẩn quy định và đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cơ bản đáp ứng được quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp được nâng cao thông qua thực hiện tốt công tác tuyển dụng.

Trong giai đoạn 2015-2019, Sở NN&PTNT và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đã tổ chức thi tuyển lựa chọn 70 công chức, viên chức tất cả đều có bằng tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi hệ chính quy.

- Về phía người lao động, có ý thức tự giác cao trong lao động, công tác, luôn có thái độ cầu thị, cầu tiến bộ, có khát vọng và nhu cầu được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao khả năng đóng góp và công hiến cho cơ quan, đơn vị. Chủ động khắc phục mọi khó khăn về thời

79

gian, cơ sở vật chất và kinh phí để được tham gia vào quá trình tự đào tạo trở thành NNLCLC.

- Ngoài ra, các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là

một trong những thuận lợi để Phú Thọ mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi, hợp tác trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển KT-XH và nhân lực của Tỉnh. Trong những năm qua kinh tế của Phú Thọ tăng trưởng liên tục, sản xuất nông nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển sâu rộng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng đầu tư cho giáo dục, đào tạo và y tế ngày càng tăng; chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được bảo đảm, thể trạng và trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, là một trong những địa phương có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao nhất cả nước và khu vực trung du miền núi phía bắc đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp.

3.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân khách quan, năng suất lao động và tốc độ tăng của năng

suất lao động nông nghiệp còn thấp. Sản xuất nông nghiệp khó khăn, phục thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập và đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, làm cho lao động nông nghiệp bị tụt lại phía sau. Tình trạng độc canh cấy lúa vẫn là chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh. Phương thức sản xuất lạc hậu, tỷ lệ diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế, tập quán canh tác theo lối tiểu nông truyền thống, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Điều này gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Không tạo được sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất. Đây là những lực cản chính cho việc phát triển NNLCLC và chuyên môn hóa lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp.

80

- Nguyên nhân chủ quan

Một số cơ quan, đơn vị, người chủ trì các cấp, các ngành chưa nhận

thức hết vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tích cực, chủ

động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL trong cơ quan, đơn vị mình. Việc phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao chưa thực sự được chú trọng. Số cán bộ nông nghiệp có trình độ cao, có khả năng ứng dụng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều. Trong khi đó một số ít công chức, viên chức sau khi đã được tuyển dụng vào biên chế nhà nước thì chưa thực sự quyết tâm và chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng công việc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp ở Tỉnh còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát ở Sở NN&PTNT Tỉnh, giai đoạn 2015-2019 toàn ngành đã cử đi học cao học được 6 người và đi nghiên cứu sinh 2 người, lực lượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng biên chế của Sở. Chính sách thu hút nhân tài, người có trình độ cao, những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học có uy tín, những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của ngành Nông nghiệp Tỉnh còn nhiều bất cập, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nội dung, chương trình và quy mô, năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp của các cơ sở trong Tỉnh còn hạn chế.

Nội dung, chương trình đào tạo còn mang nặng tính hình thức, trang bị lý luận và hoàn thiện bằng cấp, đào tạo chưa dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội. Quy mô, năng lực đào tạo NNLCLC ngành Nông nghiệp của Tỉnh chủ yếu ở trình độ sơ cấp, trung cấp và dạy nghề cho nông dân. Đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học những chuyên ngành Nông-lâm-ngư nghiệp và một số chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp chưa nhiều. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh

81

nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.

Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và

trung học phổ thông chưa tốt, dẫn đến tỷ lệ học sinh đăng ký vào các nhóm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp rất thấp; tư tưởng “thích làm thầy hơn thợ” vẫn còn phổ biến, hoặc tư tưởng phải ly nông, ly hương coi nông nghiệp vẫn là một nghề phụ trong nhân dân còn nặng nề.

Việc cải cách thủ tục hành chính, kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp

đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp. Thiếu vắng những doanh nghiệp đầu

tầu trong sản xuất nông nghiệp, chưa tạo được cú hích cho phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp. Các khu nông nghiệp công nghệ cao ít được chú trọng phát triển, các chủ trang trại, gia trại gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các nguồn tín dụng để mở rộng quy mô và nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp điều đó đã làm cho việc phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp càng gặp nhiều khó khăn.

Công tác thu hút, trọng dụng nhân tài và xây dựng môi trường làm việc

của ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong những năm qua tuy được cải thiện một phần nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút những cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật, những người có trình độ chuyên môn cao về Tỉnh công tác. Cơ chế, chính sách về lương, thu nhập và các đãi ngộ trong khu vực nhà nước chưa thực sự hấp dẫn, việc thực hiện cũng chưa quyết liệt, gần như có sự cào bằng với mọi đối tượng, không phân biệt người làm được việc và người bình thường, do đó không khuyến khích được người giỏi đến với cơ quan nhà nước và càng không động viên được họ ra sức cống hiến.

Việc bảo đảm các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành Nông nghiệp ở Tỉnh còn nhiều hạn chế: Kinh phí đầu tư cho công

tác giáo dục, đào tạo nhất là giáo dục chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác, nghiên cứu,

82

khảo nghiệm, trình diễn các loại giống, mô hình mới còn nhiều hạn chế đặc biệt trong lĩnh vực nhà nước.

Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương cho phát triển nhân lực còn hạn chế; chưa huy động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân lực chất lượng cao. Đời sống của người lao động nhất là trong khu vực nhà nước và bộ phận chủ trang trại, gia trại còn nhiều khó khăn, do đó việc đầu tư kinh phí cho tự học nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.

3.5. Đánh giá chung về những vấn đề tồn tại của sự phát triển NNLCLC nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Sự phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua là kết quả của tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan của sự phát triển kinh tế, nông nghiệp, các chính sách của Đảng, chính quyền, của sự vận động của người lao động và các tổ chức, các nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên thực tế cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại chi phối sự phát triển lực lượng lao động CLC trong nông nghiệp, cụ thể:

Một là, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành Nông nghiệp với chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để thu hút được nhân tài về công tác trong lĩnh vực nông nghiệp của Tỉnh đòi hỏi chính quyền các cấp phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và phải bảo đảm tốt điều kiện cơ sở vật chất, các chế độ đãi ngộ thích đáng với tài năng của họ, có như vậy mới thu hút, giữ chân và phát triển được NNLCLC.

Hiện nay nhu cầu về NNLCLC ngành Nông nghiệp trong Tỉnh là rất cao, nhất là trong lĩnh vực hoạch định chính sách, nghiên cứu khoa học, lai tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Tuy nhiên trong nhiều năm qua việc thu hút NNLCLC của ngành còn nhiều hạn chế.

83

Có nhiều nguyên nhân như: Việc gia tăng số lượng biên chế trong khối quản lý Nhà nước và hành chính sự nghiệp phụ thuộc vào quy định và biểu biên chế của Tỉnh; kết quả của việc tinh giảm biên chế chưa đạt theo yêu cầu, việc trả lương theo kiểu cào bằng, không theo thị trường, cơ sở vật chất… hạn chế. Do đó, việc thu hút người tài, người có năng lực vào làm việc rất khó khăn, trong nhiều năm qua ngành Nông nghiệp chưa thu hút được ai. Ngoài ra các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự cầu thị trong thu hút nhân tài, nên mặc dù đã có chính sách nhưng việc triển khai thực hiện còn chưa hiệu quả.

Hai là, mâu thuẫn giữa quy mô đào tạo trong Tỉnh hiện nay với nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Để thúc đẩy quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đang đặt ra đòi hỏi cao cả về số lượng và chất lượng NNL nông nghiệp. Vì quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động, theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Khi số lượng lao động giảm thì đòi hỏi chất lượng lao động phải tinh. Để đáp ứng được những yêu cầu đó phải mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo và đổi mới chương trình, nội dung để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, hiện nay năng lực, quy mô và trình độ đào tạo NNLCLC ngành Nông nghiệp trong Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng NNLCLC nông nghiệp để thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Tỉnh.

84

Trong những năm qua các cấp ủy, chính quyền và các đơn vị sử dụng lao động nông nghiệp trong Tỉnh đã chủ động triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển NNLCLC, nhờ vậy, số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLCLC ngành Nông nghiệp ở Tỉnh đã có sự gia tăng và biến đổi tích cực thực sự là đòn bảy thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp còn nhiều hạn chế, số lượng và chất lượng NNLCLC chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn biến đổi của KH, CN đặt ra, cơ cấu còn có chưa thật hợp lý. Trong khi đó tiềm năng và nhu cầu còn rất lớn. Để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp trong thời gian tới đòi hỏi các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)