Giải pháp phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 99 - 130)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Giải pháp phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Phát triển NNLCLC nói chung và NNLCLC ngành nông nghiệp nói riêng là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách KT-XH của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của Phú Thọ nói riêng trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế: Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.

Tuy nhiên, phát triển NNLCLC là những công việc liên quan đến con người, một mặt cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể, dài hạn, nhưng đồng thời trong mỗi thời kỳ nhất định, cần đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho phù hợp với tình hình KT-XH và phải nằm trong xu thế hội nhập quốc tế. Điều đó đòi hỏi hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Tỉnh Phú Thọ trong từng thời điểm nhất

91

định, thống nhất với chiến lược lâu dài. Đồng thời áp dụng linh hoạt đối từng địa bàn, từng thời điểm cụ thể. Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất: Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy phát triển NNLCLC: đổi mới quản lý nhà nước về phát triển NNLCLC; hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển NNLCLC.

Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất; vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nguồn nhân lực; cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy; có chế độ ưu đãi với giáo viên…

Chính sách tài chính, sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực chất lượng cao; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực chất lượng cao bảo đảm tương quan với các ngành khác. Hàng năm tỉnh dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có thể dành từ 1% - 2% tổng chi Ngân sách địa phương.

Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội. Để đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, đây là hình thức thiết thực để hỗ trợ những người lao động, người yếu thế trong xã hội nhưng họ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Khi nền kinh tế phát triển, để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, Nhà nước sẽ ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm, nhằm đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện có việc làm ổn định. Chính sách huy động các nguồn lực xã hội, phát triển nhân lực chất lượng cao.

92

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển NNLCLC trong xã hội, cần huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và tư nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển nhân lực, thành lập các cơ sở đào tạo ngoài công lập, sẽ ưu tiên bố trí địa điểm, miễn tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ... theo Nghị quyết số 79/HđND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.

- Ngoài những chính sách thu hút ưu đãi sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, cán bộ có trình độ trên đại học (giáo sư, tiến sỹ) đã ban hành; tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, cán bộ có trình độ cao về tỉnh công tác, nghiên cứu.

- Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có, nhất là những lĩnh vực ưu tiên phát triển trong thời kỳ 2011-2020.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số. Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số. Lồng ghép tốt dự án đào tạo trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình đề án đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Ưu tiên ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

Sử dụng đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo, khai thác triệt để tiềm năng vốn có của người lao động. Phát triển đội ngũ lao động lành nghề,

93

đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Thu hút mạnh mẽ tiềm năng chất xám của NNL, tham gia phát triển kinh tế xã hội. khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhân tài.

Coi trọng việc bồi dưỡng học sinh, sinh viên giỏi trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề đó là cơ sở phát triển, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước và cho tỉnh.

Có chính sách khen thưởng, tôn vinh những tài năng trẻ tiêu biểu cho đất nước, cho tỉnh, học sinh, sinh viên thủ khoa, đạt các giải thi quốc gia và quốc tế và những người có đóng góp to lớn vào những công trình khoa học quốc gia và quốc tế.

Mặc dù Tỉnh đã có một số chính sách nhằm thu hút những người có trình độ cao và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc về tỉnh công tác, tuy nhiên các chính sách ấy chưa thật sự có tác động thu hút nhân tài một phần là do chế độ tiền lương trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chưa đủ sức thuyết phục. Vì vậy, để các trường tuyển được giảng viên có chất lượng, tỉnh cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về sử dụng, đãi ngộ, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện chính sách, chế độ đó nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục của Tỉnh.

Có chính sách lựa chọn những học sinh giỏi ở các trường chuyên phổ thông, các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi. UBND tỉnh định hướng cho các em thi vào những trường, chuyên ngành, chuyên môn tỉnh đang cần. Sau khi thi đỗ vào các trường đại học trong cả nước, UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ học phí, tiền nhà ở, một phần tiền ăn đồng thời yêu cầu các em ký cam kết phải quyết tâm thi tốt nghiệp đạt từ khá giỏi trở lên và quay về tỉnh công tác theo sự sắp xếp của tỉnh. Nếu làm

94

được như vậy mỗi năm lựa chọn 300 em thì sau 10 năm có thể thay thế hết số cán bộ công chức của tỉnh đào tạo chưa đạt chuẩn.

Xây dựng quy chế tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, thủ khoa của những chuyên ngành cần thiết đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước bằng ngân sách của tỉnh, sau khi tốt nghiệp phải cam kết làm việc lâu dài cho tỉnh.

Chính sách đào tạo bồi dưỡng người lao động và đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách thay thế những cán bộ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn không đạt chuẩn hiện đang công tác tại các tổ chức đảng, đoàn thể, chính quyền trong tỉnh.

Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.

Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và người (tổ chức) sử dụng lao động.

Khuyến khích thành lập các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ cung ứng nhân lực theo đặt hàng. Các đơn vị này được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực đào tạo.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp; các khu, cụm công nghiệp để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm… thông qua hệ thống thông tin tại Sàn giao dịch lao động việc làm của tỉnh. Các doanh nghiệp sử dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trường, cơ sở đào tạo nghề và ngược lại, các cơ sở đào tạo cần mở rộng hệ thống cung cấp thông tin, để giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể lựa chọn cơ sở đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp.

95

Đi đôi với xác định các quan điểm, phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp, phải được triển khai trên thực tế thông qua hệ thống giải pháp đồng bộ ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều tác động khác nhau như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin dự báo và tuyên truyền; đổi mới, căn bản toàn diện lĩnh vực giáo dục, đào tạo; thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để tạo động lực kinh tế mới cho phát triển NNLCLC; bảo đảm tốt các nguồn lực và thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài để phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp. Cùng với đó phải đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của các chủ thể là lãnh đạo, chính quyền, các sở, ban ngành chức năng và chủ quan cá nhân người lao động. Mỗi quan điểm, giải pháp có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau, thúc đẩy phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp. Do vậy quá trình triển khai phải đồng bộ, toàn diện và không được coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa quan điểm giải pháp nào.

Thứ hai: Nhóm giải pháp quy hoạch, sử dụng và đãi ngộ NNLCLC:

giải pháp về quy hoạch, sử dụng NNLCLC; giải pháp về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao; giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho NNLCLC làm việc.

Đây là vấn đề mấu chốt làm tăng cung NNLCLC ngành Nông nghiệp của ở Tỉnh không chỉ từ các cơ sở đào tạo trong Tỉnh mà còn thu hút lao động có trình độ cao ở các Tỉnh khác và ở nước ngoài về công tác.

Thực hiện tốt giải pháp này còn là sự quán triệt sâu sắc quan điểm của Tỉnh về “Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả từ các địa phương khác và ngoài nước” trong Kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh giai đoạn 2020-2030 và tiếp tục quán triệt và triển khai nghiêm túc Quyết định Số: 08/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ quy định về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng tỉnh Phú Thọ.

96

- Nâng cao chất lượng thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Áp dụng

những chính sách ưu đãi đặc thù như tuyển thẳng hoặc được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển những người có trình độ cao vào công chức, viên chức, như: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ khoa học, những người tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi, xuất sắc tại các trường đại học công lập hệ chính quy ở trong nước,… Đối tượng thu hút, đãi ngộ bằng hợp đồng như: Thu hút chuyên gia là các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, những người đạt giải thưởng cao có uy tín trong nước về công tác tại Tỉnh để đóng góp trí tuệ và công sức cho sự phát triển KT-XH Tỉnh nhà nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, nhất là ở các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.. các chuyên gia các ngành công nghệ cao mà hiện tại Tỉnh còn rất thiếu. Ở những đơn vị đặc thù, lĩnh vực đặc biệt có thể ưu tiên tối đa biên chế.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng theo hướng công khai nhu

cầu tuyển dụng, mô tả rõ vị trí công việc và các yêu cầu liên quan đối với các ứng viên. Thực hiện tuyển dụng lao động thông qua thi tuyển công khai, minh bạch, có tính cộng điểm với những đối tượng ưu tiên theo chế độ, chú trọng ưu tiên đối với những người được đào tạo chính quy tốt nghiệp loại giỏi.

Bên cạnh thi tuyển, hình thức xét tuyển cũng nên được xem xét. Nhất là với những trường hợp cá nhân xuất sắc hoặc phù hợp với các vị trí, các yêu cầu công việc của ngành. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ chế thi tuyển vừa đảm bảo được tính mở, công bằng cho tất cả mọi người vừa đảm bảo tìm kiếm được những người phù hợp với yêu cầu công việc thông qua một bài thi tuyển chất lượng có liên quan tới công việc cần tuyển chọn.

- Nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài

Triển khai thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối người lao động có trình độ và hiệu suất công tác cao, sẽ thúc góp phần quan trọng vào việc thu hút, giữ chân và phát huy hết khả năng của nhân tài để cống hiến cho ngành và đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, cần phải chú trọng hơn đến những chính

97

sách đãi ngộ từ việc trả lương phù hợp với giá trị lao động mà họ tạo ra, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến cho người lao động, chế độ khen thưởng, các khoản phúc lợi, cơ hội phát triển nghề nghiệp của NNLCLC.

Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chính sách động viên khác như cung cấp các chương trình tài chính, tín dụng ưu đãi cho người lao động để ổn định cuộc sống, học tập nâng cao trình độ, các chế độ về bảo hiểm, y tế, nghỉ dưỡng... Có chính sách đặc thù cho lực lượng cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật tham gia công tác nghiên cứu ứng dụng tại trung tâm khảo nghiệm khuyến nông, khuyến ngư; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ổn định cuộc sống và an tâm công tác.

Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời và phù hợp đối với những tập thể, cá nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo và cải tiến thích nghi với công nghệ, giải pháp mới thật sự cải thiện được năng suất, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt các chế độ tôn vinh đối với những người có đóng góp lớn cho ngành Nông nghiệp và đem lại hiệu quả KT- XH cao cho Tỉnh. Ưu tiên trong giải quyết các nhu cầu bức thiết về nhà ở; phương tiện đi lại, tăng mức kinh phí hỗ trợ ban đầu; công khai danh mục các ngành ưu tiên tiếp nhận, giải quyết nhanh gọn các chính sách ưu đãi…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 99 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)