5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Nhân lực ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, một thị trường lao động đang phát triển. Thời gian qua, Phú Thọ luôn chú trọng đến công tác đào tạo, nguồn nhân lực cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ
54
cấu lao động thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về số lượng: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2019 ước tính 1.466,399 nghìn người, trong đó, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2019 là 850,6 nghìn người, chiếm 54,8% dân số. Số lượng nguồn nhân lực của tỉnh có tăng nhanh qua các: năm 2019 tăng 2,6 nghìn người so với năm 2018 và 2,8 nghìn người so với năm 2017 [13, tr17].
Về chất lượng: Tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. Quy mô, chất lượng mạng lưới trường học trong tỉnh được củng cố. Phú Thọ đã vươn lên dẫn đầu vùng trung du miền núi phía Bắc và nằm trong 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện. Nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thành phố được nâng cấp đã hướng đến đào tạo nghề theo đặt hàng, theo địa chỉ. Chất lượng đào tạo nghề được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Tính đến năm 2018, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh ước đạt 22,7%, tăng 1,1% so với năm 2017; tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%. Tính đến năm 2019, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh ước đạt 24,5%, tăng 1,8% so với năm 2018; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,43% [13, tr40].
Tỷ trọng lao động các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm dần ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần ở khu vực công nghiệp, xây dựng; dịch vụ. Năm 2019, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,91% tổng số, giảm 3,2 nghìn lao động; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn lao động; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn lao động so với năm 2018.
Số liệu theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ tính đến hết năm 2019. Lực lượng lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh ước tính là 850,6 nghìn người, chiếm 54,8% dân số. Tỷ lệ lao động tham gia
55
lực lượng lao động 76,6%. Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, thành thị: 16,7%; nông thôn: 83,3%. Ở các nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị đều thấp hơn nông thôn, trong đó chênh lệch nhiều nhất ở nhóm 15-24 tuổi và nhóm từ 50 tuổi trở lên. Những thông tin này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường này muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động nước đang phát triển với cơ cấu lao động tham gia ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đây là xu hướng chuyển dịch tất yếu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đáp ứng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Lao động có việc làm: Tính đến năm 2019, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh ước đạt 24,5%, tăng 1,8% so với năm 2018; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,43% [13, tr41].
“Lao động giản đơn” thu hút nhiều nhân lực nhất trong thị trường lao động tại Phú Thọ, chiếm 35% lao động có việc làm. Tỷ lệ người làm các công việc giản đơn còn cao trong bối cảnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật (từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên) cho người lao động còn thấp (khoảng 22,5% đối với lực lượng lao động và 22,2% đối với lao động có việc làm). Toàn tỉnh có khoảng 1,3 nghìn lao động trong cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp. con số này ở khu vực ngoài nhà nước là 328,9 nghìn người.
Ở khu vực lao động trong cơ quan nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, những lao động này hầu hết đều đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm 99,2%). Còn lại tuyệt đại bộ phận lao động trong nông nghiệp, nông thôn hoạt động sản xuất nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích lũy qua hoạt động và học hỏi trực tiếp lẫn nhau.
Thất nghiệp, thiếu việc làm: Theo quy chuẩn quốc tế về người được coi là người thất nghiệp thì tỉ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động
56