5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan, năng suất lao động và tốc độ tăng của năng
suất lao động nông nghiệp còn thấp. Sản xuất nông nghiệp khó khăn, phục thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập và đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, làm cho lao động nông nghiệp bị tụt lại phía sau. Tình trạng độc canh cấy lúa vẫn là chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh. Phương thức sản xuất lạc hậu, tỷ lệ diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế, tập quán canh tác theo lối tiểu nông truyền thống, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Điều này gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Không tạo được sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất. Đây là những lực cản chính cho việc phát triển NNLCLC và chuyên môn hóa lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp.
80
- Nguyên nhân chủ quan
Một số cơ quan, đơn vị, người chủ trì các cấp, các ngành chưa nhận
thức hết vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tích cực, chủ
động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL trong cơ quan, đơn vị mình. Việc phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao chưa thực sự được chú trọng. Số cán bộ nông nghiệp có trình độ cao, có khả năng ứng dụng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều. Trong khi đó một số ít công chức, viên chức sau khi đã được tuyển dụng vào biên chế nhà nước thì chưa thực sự quyết tâm và chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng công việc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp ở Tỉnh còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát ở Sở NN&PTNT Tỉnh, giai đoạn 2015-2019 toàn ngành đã cử đi học cao học được 6 người và đi nghiên cứu sinh 2 người, lực lượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng biên chế của Sở. Chính sách thu hút nhân tài, người có trình độ cao, những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học có uy tín, những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của ngành Nông nghiệp Tỉnh còn nhiều bất cập, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nội dung, chương trình và quy mô, năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp của các cơ sở trong Tỉnh còn hạn chế.
Nội dung, chương trình đào tạo còn mang nặng tính hình thức, trang bị lý luận và hoàn thiện bằng cấp, đào tạo chưa dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội. Quy mô, năng lực đào tạo NNLCLC ngành Nông nghiệp của Tỉnh chủ yếu ở trình độ sơ cấp, trung cấp và dạy nghề cho nông dân. Đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học những chuyên ngành Nông-lâm-ngư nghiệp và một số chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp chưa nhiều. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh
81
nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.
Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và
trung học phổ thông chưa tốt, dẫn đến tỷ lệ học sinh đăng ký vào các nhóm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp rất thấp; tư tưởng “thích làm thầy hơn thợ” vẫn còn phổ biến, hoặc tư tưởng phải ly nông, ly hương coi nông nghiệp vẫn là một nghề phụ trong nhân dân còn nặng nề.
Việc cải cách thủ tục hành chính, kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp
đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp. Thiếu vắng những doanh nghiệp đầu
tầu trong sản xuất nông nghiệp, chưa tạo được cú hích cho phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp. Các khu nông nghiệp công nghệ cao ít được chú trọng phát triển, các chủ trang trại, gia trại gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các nguồn tín dụng để mở rộng quy mô và nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp điều đó đã làm cho việc phát triển NNLCLC ngành Nông nghiệp càng gặp nhiều khó khăn.
Công tác thu hút, trọng dụng nhân tài và xây dựng môi trường làm việc
của ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong những năm qua tuy được cải thiện một phần nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút những cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật, những người có trình độ chuyên môn cao về Tỉnh công tác. Cơ chế, chính sách về lương, thu nhập và các đãi ngộ trong khu vực nhà nước chưa thực sự hấp dẫn, việc thực hiện cũng chưa quyết liệt, gần như có sự cào bằng với mọi đối tượng, không phân biệt người làm được việc và người bình thường, do đó không khuyến khích được người giỏi đến với cơ quan nhà nước và càng không động viên được họ ra sức cống hiến.
Việc bảo đảm các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành Nông nghiệp ở Tỉnh còn nhiều hạn chế: Kinh phí đầu tư cho công
tác giáo dục, đào tạo nhất là giáo dục chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác, nghiên cứu,
82
khảo nghiệm, trình diễn các loại giống, mô hình mới còn nhiều hạn chế đặc biệt trong lĩnh vực nhà nước.
Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương cho phát triển nhân lực còn hạn chế; chưa huy động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân lực chất lượng cao. Đời sống của người lao động nhất là trong khu vực nhà nước và bộ phận chủ trang trại, gia trại còn nhiều khó khăn, do đó việc đầu tư kinh phí cho tự học nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.