Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp cần thu thập ở: văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, các sở, ban, ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp cổ phần, các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp do Nhà nước chiếm giữ cổ phần ưu

36

thế, UBND các huyện, thị trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, các phòng chức năng của UBND các huyện, các trường đào tạo, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Nội dung tài liệu sơ cấp bao gồm:

- Đặc điểm tình hình về quá trình hình thành và phát triển của cơ quan, doanh nghiệp điều tra.

- Số lượng nhân lực trong cơ quan, doanh nghiệp, phân chia theo trình độ chuyên môn, độ tuổi, số năm công tác.

- Trình độ chuyên môn trước khi tuyển dụng, trình độ chuyên môn hiện nay. - Trình độ chuyên môn, giới tính, độ tuổi của người đứng đầu cơ quan đơn vị.

- Hình thức tuyển dụng khi được vào làm việc tại có quan đơn vị. - Được hưởng những chế độ, ưu tiên trong quá trình công tác.

Tài liệu thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra đã thiết kế sẵn và bộ câu hỏi giành cho những nhà quản lý, cán bộ tổ chức, cán bộ nhân sự và những lao động tại các nơi điều tra.

Chọn mẫu

Để điều tra, đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả chọn 3 vùng đại điện cho 3 khu vực cần điều tra trong tỉnh đó là: Chọn huyện Thanh Sơn đại diện khu vực miền núi; chọn huyện Phú Ninh đại diện khu vực trung du; chọn thành phố Việt Trì đại diện cho khu vực thành phố.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài, yêu cầu nghiên cứu, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, đề tài xác định mẫu như sau:

Chọn 30 đơn vị với 90 mẫu, số mẫu phải đại diện cho 3 vùng đó là: vùng miền núi, vùng trung du, vùng thành phố; đồng thời số mẫu đại điện cho cho 2 thành phần kinh tế chủ yếu là: kinh tế Nhà nước; kinh tế tư nhân. Để

37

các mẫu điều tra đại điện cho các vùng, các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế chủ yếu chúng tôi lựa chọn các đơn vị điều tra như sau:

- Các đơn vị hành chính chọn 10 đơn vị, trong đó: + 5 đơn vị hành chính cấp huyện quản lý

+ 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh quản lý

- Các đơn vị hoạt động sự nghiệp, chọn 5 đơn vị, trong đó:

+ 3 đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý + 2 đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý

- Các doanh nghiệp chọn 15 doanh nghiệp, trong đó:

+ 5 doanh nghiệp do nhà nước quản lý hoặc giữ cổ phần ưu thế + 10 doanh nghiệp CP và công ty TNHH

Các đơn vị điều tra được phân bổ như sau:

- 5 đơn vị hành chính cấp huyện:

+ Huyện Thanh Sơn 2 đơn vị + Huyện Phù Ninh 3 đơn vị

- 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh

+ Thành phố Việt Trì 5 đơn vị

- 5 đơn vị sự nghiệp

+ Thành phố Việt Trì 3 đơn vị + Huyện Phù Ninh 1đơn vị + Huyện Thanh Sơn 1 đơn vị

- 5 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó:

+ Thành phố Việt Trì 2 doanh nghiệp + Huyện Phù Ninh 2 doanh nghiệp + Huyện thanh Sơn 1 doanh nghiệp

- 10 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, trong đó:

+ Thành phố Việt Trì 4 DN + Huyện Phù Ninh 3 DN + Huyện Thanh Sơn 3 DN

38

Trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chọn 3 đối tượng điều tra, đó là: 01 cán bộ quản lý; 01 cán bộ làm công tác tổ chức; 01 người lao động.

- Thiết kế bảng câu hỏi và nội dung phỏng vấn

Để thu thập được các thông tin mới chúng tôi xây dựng phiếu điều tra về đặc điểm, tình hình phát triển nguồn nhân lực và NNLCLC ngành nông nghiệp ở cơ quan, đơn vị (Phụ lục 3). Để hiểu rõ kết quả khảo sát và bản chất phát triển NNLCLC ngành nông nghiệp ở các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chúng tôi thiết kế bảng hỏi (Phụ lục 1). Sau đó xin ý kiến các chuyên gia và các nhà khoa học để hoàn thiện. Bảng hỏi được phỏng vấn thử và được hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng.

Tổ chức thu thập thông tin và phỏng vấn

Sau khi hoàn thiện các bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đối tượng trả lời trong phiếu điều tra là các giám đốc; cán bộ phụ trách công tác tổ chức, nhân sự; người lao động. Thời gian thực hiện điều tra trong năm 2019 và đầu năm 2020.

Đồng thời, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu những người đứng đầu các cấp các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện phỏng vấn vào đầu năm 2020.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)