Ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Ngành Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm gần đây tuy gặp nhiều khó khăn, song vượt qua tất cả đã đạt nhiều kết quả quan trọng và phát triển tương đối toàn diện. Do đó tác động rất lớn tới việc đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng địa phương; đồng thời tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường; mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị bước đầu được hình thành và nhân ra diện rộng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hiện đại, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Xác định nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên từ rất sớm tỉnh ta đã có định hướng về phát triển công nghệ cao và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Để cụ thể hóa mục tiêu này, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung dồn đổi, tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ vào sản

1

47

xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ đó, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đã từng bước hình thành, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.Với phương châm đi tắt, đón đầu ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực nghiên cứu, ứng dụng đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác mang lại năng suất, hiệu quả cao. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, có chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất… Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đã được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn quan tâm đầu tư.

Trong 5 năm qua (giai đoạn 2016-2019), trên địa bàn tỉnh đã có 85 dự án được chấp thuận đầu tư, đáng chú ý một số dự án có hoạt động ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC như: Vùng chăn nuôi xã Tề Lễ, huyện Tam Nông hiện có 9 dự án đầu tư sản xuất chăn nuôi ứng dụng CNC, trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất trứng gà sạch của Công ty cổ phần ĐTK cung cấp 500.000 quả trứng gà/ngày, tương đương 175 triệu quả/năm; dự án chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm DABACO...Tại xã Đồng Lương và Sơn Tình, huyện Cẩm Khê thực hiện dự án của Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ với quy mô 15.000 gà giống, 1,2 triệu gà mái, 336 triệu quả trứng/năm; tại xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, thực hiện dự án đầu tư trồng cây ăn quả CNC của Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ nông nghiệp H2 với mục tiêu đầu tư xây dựng khu trồng cây ăn quả (quýt, bưởi) và nhà máy chế biến trên diện tích 86ha; tại xã Yên Sơn, Thanh Sơn, thực hiện Dự án trồng trọt, chăn nuôi áp dụng CNC của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Cosmos. Ngoài việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào

48

nông nghiệp ứng dụng CNC, ngành Nông nghiệp còn khuyến khích người dân áp dụng KHKT vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung như mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa, ngô với diện tích hàng nghìn ha ở nhiều địa phương trong tỉnh như Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê; mô hình trồng cây ăn quả có múi với quy mô lớn, ứng dụng tưới tiết kiệm tại các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn; trồng chuối xuất khẩu tại thị xã Phú Thọ và các huyện Tam Nông, Hạ Hòa, Thanh Ba. Trên địa bàn tỉnh hiện đã hình thành một số mô hình sản xuất theo chuỗi có thị trường tiêu thụ ổn định như mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao J02 của Công ty CP Vật tư giống công nghệ cao Việt Nam, sản xuất giống ngô lai F1 LVN99 tại huyện Lâm Thao... Để đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục cơ cấu lại sản xuất gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương và thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu tạo ngành hàng các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chè, rau quả, gia cầm, thủy sản, gỗ... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất theo quy trình an toàn; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Để làm được điều này, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp tỉnh nhà đóng vai trò quan trọng trong mọi mắt khâu của ngành Nông nghiệp, từ hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện ( bộ máy, cơ quan nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp) đến tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp); từ những người trực tiếp sản xuất (người nông dân) đến những người nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp (nhà nghiên cứu khoa học),…

49

Cụ thể thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong năm 2019 như sau:

Giá trị tăng thêm nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 11.390 tỷ đồng, tăng

trưởng (giá so sánh 2010) đạt 5,29%(Kế hoạch tăng 3%)2; chiếm 21% cơ cấu kinh tế chung toàn tỉnh.

Trồng trọt: Tổ chức triển khai sản xuất đảm bảo kế hoạch, khung lịch

thời vụ; chú trọng phát triển cây trồng chủ lực: lúa chất lượng cao, chè, cây bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đạt 489,6 ha (đất 2 vụ lúa 98,3 ha; đất 1 vụ lúa 391,4 ha)3; mở rộng diện tích gieo trồng rau các loại (tăng 490 ha); năng suất cây trồng tăng khá so với năm 2018, sản xuất tăng 1,13%; tỷ trọng trồng trọt trong toàn ngành chiếm 36,7%; trong nội bộ lĩnh vực nông nghiệp là 42,8%:

- Cây lương thực có hạt:

+ Cây lúa: Diện tích gieo cấy 64,3 nghìn ha đạt 96,4% KH, trong đó: Vụ chiêm xuân 36,7 nghìn ha; năng suất đạt 62,08 tạ/ha (tăng 3,6% so với năm 2018, lần đầu tiên vượt mức 60 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay ); vụ mùa 27,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 50,2 tạ/ha. Tăng nhanh diện tích sản xuất các giống chất lượng cao đạt 23,3 nghìn ha chiếm 36% diện tích gieo cấy, tăng 5,2 nghìn ha so với năm 2018 (trong đó có 6,86 nghìn ha đạt quy mô liền vùng từ 10 ha trở lên); duy trì tỷ lệ lúa lai chiếm 46,7% tổng diện tích gieo cấy.

+ Cây ngô: Diện tích đạt 16,7 nghìn ha đạt 93,8% KH năm, giảm 8,76% so với cùng kỳ; năng suất ngô ước đạt 48,05 tạ/ha, sản lượng ngô ước đạt 80,4 nghìn tấn đạt 95,6%KH.

- Cây rau, màu:Rau các loại 14,18 nghìn ha, đạt 104,7%KH, tăng 3,5%

so với cùng kỳ, năng suất 148,4 tạ/ha. Lạc 3,8 nghìn ha, năng suất 21,4 tạ/ha; Đỗ, đậu các loại 1.007 ha, năng suất 12,3 tạ/ha. Sắn 6,87 nghìn ha, năng suất

2

Bình quân chung cả nước tăng 3,76%.

3

Chuyển sang cây hàng năm 393,4 ha ( trên đất 2 vụ lúa 85,9 ha; đất 1 vụ lúa 307,5 ha); sang cây lâu năm 96,3 ha ( trên đất 2 vụ lúa 12,4 ha; đất 1 vụ lúa 83,95 ha).

50

146,6 tạ/ha. Khoai lang 1.556 ha, năng suất 66,8 tạ/ha... năng suất các cây rau, màu đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2018.

- Cây chè: Diện tích chè hiện có 16,2 nghìn ha; năng suất chè đạt 114

tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha so với năm 2018; cơ cấu sản phẩm chế biến có sự thay đổi theo chiều hướng tăng sản phẩm chè xanh (cơ cấu sản phẩm chè xanh hiện chiếm khoảng 30%), bước đầu hình thành 140 vùng sản xuất chè xanh tập trung với diện tích 2.302 ha, trong đó có một số vùng sản xuất chè xanh CLC gắn với xây dựng thương hiệu (Võ Miếu - Thanh Sơn, Yên Kỳ - Hạ Hòa, Chùa Tà - Phù Ninh...).

- Cây ăn quả: Tiếp tục mở rộng diện tích trồng mới bưởi đặc sản Đoan Hùng (144 ha), bưởi Diễn (340 ha); đến nay diện tích bưởi Đoan Hùng 1.400 ha; diện tích bưởi Diễn 2.431 ha. Sản lượng bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn 22,4 nghìn tấn, đạt 101,2% KH, tăng 13,8% so với năm 2018. Trồng thử nghiệm và bước đầu cho kết quả tốt với cây cam và cây bưởi Da xanh; mở rộng diện tích trồng chuối hàng hóa thông qua hình thức thuê đất đạt gần 200 ha.

Kết quả là: diện tích gieo trồng cây hàng năm 112,68 nghìn ha, đạt 95,6% KH. Sản lượng lương thực cây có hạt 454,8 nghìn tấn, đạt 97,8% KH, giảm 1,8% so với năm 2018.Sản lượng chè búp tươi 178,5 nghìn tấn đạt 104,2% KH, tăng 3,3% so với năm 2018. Sản lượng bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn 22,4 nghìn tấn, đạt 101,2% KH, tăng 13,8% so với năm 2018.

Chăn nuôi: Tổ chức sản xuất chăn nuôi có sự chuyển biến rõ nét theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng phát triển trang trại tập trung, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị. Chăn nuôi lợn có dấu hiệu phục hồi nhanh ở những tháng cuối năm khi giá thịt lợn hơi tăng cao, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển, nhất là chăn nuôi gà đẻ trứng. Tổng đàn trâu 62,5 nghìn con, đạt 90,6% KH, giảm 6,7%; tổng đàn bò 116,4 nghìn con, đạt 94,3% KH, giảm 5,4%; tổng đàn lợn 786,2 nghìn con, đạt 98,3% KH, giảm 1,6% cùng kỳ, tăng 46 nghìn con so với thời điểm 1/4/2019; tổng đàn gia cầm ước đạt 14,5 triệu con, đạt 109% KH, tăng 9,1%. Sản lượng trứng đạt 318,8 triệu quả, tăng 62% so với cùng kỳ 2018 (trong đó

51

công ty ĐTK sản xuất 132 triệu quả; Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát

Phú Thọ sản xuất 25 triệu quả). Giá trị sản xuất tăng 8,5%; tỷ trọng chăn nuôi

trong toàn ngành chiếm 45,1%; trong nội bộ lĩnh vực nông nghiệp là 52,8%. Sản lượng thịt hơi cả năm 170,1 nghìn tấn, đạt 106,3% KH, tăng 1% so với năm 2018.

Thuỷ sản: Tập trung chỉ đạo hướng dẫn khung lịch thời vụ và cơ cấu giống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích phát triển nuôi thủy sản thâm canh, nuôi cá lồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng. Diện tích nuôi thủy sản 10,5 nghìn ha; nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa với 1.319 lồng lưới; tỷ lệ giống thủy sản đặc sản, cá giống mới đưa vào nuôi thả chiếm 39%. Giá trị sản xuất tăng 3,2%; tỷ trọng thủy sản trong toàn ngành chiếm 7,6%. Sản lượng thủy sản 35,5 nghìn tấn, đạt 96,2% KH, tăng 3,3% so với năm 2018.

Lâm nghiệp: Chú trọng phát triển rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn

470,7 ha, chuyển hóa rừng gỗ lớn 360 ha, trồng cây dược liệu dưới tán rừng 21 ha; chăm sóc rừng trồng 31,9 nghìn ha; khoán bảo vệ rừng 38,3 nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt 628,3 nghìn m3, tăng 9,3% so với năm 2018. Giá trị sản xuất tăng 7,8%, tỷ trọng lâm nghiệp trong toàn ngành chiếm 6,9%. Cơ bản hoàn thành rà soát rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang rừng sản xuất gắn điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Diện tích trồng rừng tập trung 10,4 nghìn ha, đạt 98,1% KH, tăng 6,1% so với năm 2018; trồng cây phân tán 1.085 nghìn cây, đạt 124% kế hoạch; tỷ lệ độ che phủ rừng 39,5%, đạt 100% kế hoạch 4.

Xu hướng phát triển của nông nghiệp tỉnh Phú Thọ hiện nay : Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Phú Thọ đã đạt được kết quả khá toàn toàn diện, cơ bản bảo đảm các mục tiêu đề ra đến năm 2020.

4

Theo số liệu của báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ năn 2019

52

Trong đó, nông nghiệp liên tục duy trì tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2010 - 2019 tăng 5,0%; an ninh lương thực được bảo đảm, sản lượng lương thực có hạt đạt 455 nghìn tấn, đạt 96,8% mục tiêu; sản lượng thủy sản đạt 34,3 nghìn tấn, đạt 85,7% mục tiêu; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 39,5%; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác nông, lâm, thủy sản đạt 93,36 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,1 lần so với trước khi thực hiện nghị quyết.

Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trong 5 năm qua (giai đoạn 2016-2019), trên địa bàn tỉnh đã có 85 dự án được chấp thuận đầu tư, đáng chú ý một số dự án có hoạt động ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC như: Vùng chăn nuôi xã Tề Lễ, huyện Tam Nông hiện có 9 dự án đầu tư sản xuất chăn nuôi ứng dụng CNC, trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất trứng gà sạch của Công ty cổ phần ĐTK cung cấp 500.000 quả trứng gà/ngày, tương đương 175 triệu quả/năm; dự án chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm DABACO...

Tại xã Đồng Lương và Sơn Tình, huyện Cẩm Khê thực hiện dự án của Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ với quy mô 15.000 gà giống, 1,2 triệu gà mái, 336 triệu quả trứng/năm; tại xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, thực hiện dự án đầu tư trồng cây ăn quả CNC của Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ nông nghiệp H2 với mục tiêu đầu tư xây dựng khu trồng cây ăn quả (quýt, bưởi) và nhà máy chế biến trên diện tích 86ha; tại xã Yên Sơn, Thanh Sơn, thực hiện Dự án trồng trọt, chăn nuôi áp dụng CNC của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Cosmos... Ngoài việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC, ngành Nông nghiệp còn khuyến khích người dân áp dụng KHKT vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung như mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa, ngô với diện tích hàng nghìn ha ở nhiều địa phương trong tỉnh như Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê; mô hình trồng cây ăn quả có múi với quy mô lớn, ứng dụng tưới tiết kiệm tại các

53

huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn; trồng chuối xuất khẩu tại thị xã Phú Thọ và các huyện Tam Nông, Hạ Hòa, Thanh Ba. Trên địa bàn tỉnh hiện đã hình thành một số mô hình sản xuất theo chuỗi có thị trường tiêu thụ ổn định như mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao J02 của Công ty CP Vật tư giống công nghệ cao Việt Nam, sản xuất giống ngô lai F1 LVN99 tại huyện Lâm Thao...

Bên cạnh đó, tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nhân rộng mô hình khu dân cư, xã nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt cho người nông dân, ưu tiên hỗ trợ các xã vùng sâu, vùng xa, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách về xóa đói, giảm nghèo; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 62)