Theo từng cách tiếp cận, từng nền kinh tế xã hội, mức độ phát triển các dịch vụ tài chính, từng văn hóa quốc gia, từng mức độ hoàn thiện khung thể chế pháp lý và tập quán thương mại,…Do vậymà các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về Bancassurance khác nhau.
Theo Clarence Wong, Lilian Cheung (2002), chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và dịch vụ tài chính của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Thụy Sỹ (Swiss Reinsurance Company) – một trong những công ty Tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, đưa ra khái niệm dưới góc độ phương hướng, chiến lược phát triển dịch vụ: “Bancassurance là một chiến lược được các Ngân hàng hoặc các DNBH sử dụng nhằm hoạtđộng trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó” –Xét theo mối quan hệ liên kết giữa Ngân hàng và bảo hiểm, Clarence Wong, Lilian Cheung (2002) đưa ra khái niệm khác: “Bancassurance chỉ sự nỗ lực chung của các Ngân hàng và các nhà bảo hiểm trong việc cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng của Ngân hàng”.
Trích từnghiên cứu của Yainnis Violaris (2001), chuyên gia của Munich Re Group– một trong năm công ty Tái bảo hiểm hàng đầu thế giới: “Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm và Ngân
hàng thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng”. Ở góc nhìn này, Bancassurance là một kênh phân phối chung giữa bảo hiểm và Ngân hàng đến cùng một nhóm, đối tượng, cơ sở dữ liệu khách hàng.
Cũng nghiên cứu về Bancassurance, Steven I Davis (2007) đưa ra khái niệm: “Bancassurance là việc bán các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ cho cơ sở khách hàng của Ngân hàng”. Ở khái niệm này, Steven chỉ ra sản phẩm phân phối qua kênh Bancassurance là các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ.
Như vậy, theo từng góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về Bancassurance, song cùng có nội dung chung là chỉ sự kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua cơ sở khách hàng của Ngân hàng và gắn liền với hoạt động phát triển của Ngân hàng.
Từ đó, có thể hiểu Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và Ngân hàng nhằm tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên dựa trên cơ sở khách hàng của Ngân hàng.
Trong mối quan hệ mật thiết với nhau, Bancassurance được cấu thành bởi các bên như Ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng và chịu sự ảnh hưởng bởi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, quy định pháp luật. Song tiên quyết là sự chọn lọc và lựa chọn mô hình liên kết của Ngân hàng. Hoạt động Bancassurance thể hiện một quy trình bao gồm chọn lọc và lựa chọn sản phẩm; phân phối sản phẩm;…nhằm cung cấp dịch vụ phù hợp nhất và tối đa hóa lợi ích của các bên tham gia. Ở giai đoạn phát triển nào, Bancassurance đều phải thực hiện tốt quá trình của mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Có thể khái quát “hoạt động Bancassurance” trong Ngân hàng thương mại như sau: “Tùy theo quy mô hoạt động của NHTM, hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia, hoạt động Bancassurance có thể bao gồm lựa chọn mô hình liên kết, chọn lọc và phân phối sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng của Ngân hàng hay
8
đơn thuần chỉ là việc chọn lọc, phát triển, phân phối sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng của Ngân hàng”.(Clarence Wong, Lilian Cheung .2002. Development in Asia Shifting into a Higher Gear, Swiss Reinsurance Company)