6. Kết cấu của luận án
4.2. Phƣơng hƣớng và quan điểm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các
nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Phương hướng phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020- 2025 ngày 27/9/2020 đã định hƣớng đến năm 2030 “Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế...” nhấn mạnh một trong ba khâu đột phá của tỉnh là phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lƣợng dân số là mục tiêu quan trọng nhất. Trong đó, để hiện thực hóa mục tiêu “trở thành trung tâm du lịch quốc tế”, tỉnh Quảng Ninh đã và đang đẩy mạnh đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch – coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để góp phần đƣa ngành du lịch của tỉnh phát triển theo hƣớng chuyên nghiệp, đẳng cấp. Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phƣơng, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng cƣờng phối hợp, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần đƣa nguồn nhân lực du lịch tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Nhìn vào thực trạng du lịch Quảng Ninh những năm gần đây, mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng vốn có và tốc độ cũng nhƣ tƣơng lai phát triển mạnh mẽ của du lịch Quảng Ninh. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia du lịch, lao động thuộc các doanh nghiệp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, thái độ, phong cách làm việc có sự chênh lệch đáng kể. Đối với các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các khách sạn 4 - 5 sao, tàu lƣu trú du lịch, nhân lực đƣợc đào tạo bài bản theo yêu cầu phục vụ của doanh nghiệp, nên trình độ khá cao; trong khi đó, với các DN có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cá thể..., thƣờng sử dụng lao động có trình độ thấp, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn và lao động phổ thông. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của hƣớng dẫn viên tại các điểm du lịch còn nhiều hạn chế, rất ít hƣớng dẫn viên biết tiếng Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan... chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng.
Để thực hiện mục tiêu “nâng cao chất lƣợng nhân lực của ngành Du lịch”, tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu. Theo đó, tỉnh dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nƣớc để tổ chức thực hiện, đồng thời công tác xã hội hóa đào tạo cũng đã đƣợc thúc đẩy, tập trung đào tạo KT-KN-TĐ với hình thức đào tạo mới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã ký kết với các trƣờng đào tạo chuyên ngành về du lịch trong và ngoài nƣớc để mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.
Mặt khác, Quảng Ninh cũng tích cực tranh thủ đƣợc nguồn ủng hộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua dự án của tổ chức EU để mở các khóa tập huấn về du lịch có trách nhiệm, các khóa đào tạo viên VTOS (tiêu chuẩn, kỹ năng nghề du lịch Việt Nam). Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng ƣu tiên phát triển nhân lực du lịch tại các vùng đặc biệt để từng bƣớc tăng cƣờng năng lực tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cho phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái. Việc thực hiện huy động xã hội hóa từ các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch để tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch tại các địa phƣơng trong tỉnh cũng đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả, gắn kết trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch tại mỗi địa phƣơng. Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển ngành du lịch, tỉnh đã tăng cƣờng hợp tác đào tạo với các trƣờng đại học, cao đẳng trong nƣớc và nƣớc ngoài có năng lực và uy tín để đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển mang tính đột phá của ngành du lịch tỉnh trong những năm gần đây.
Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, đòi hỏi luôn phải đổi mới phát triển một cách năng động, sáng tạo, do đó yếu tố con ngƣời có vai trò quyết định sự thành công và thất bại. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
4.2.2. Quan điểm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh
Với phƣơng hƣớng phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh nhƣ đã đề cập ở trên cho thấy vấn đề nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh là vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Tác giả xin đƣa ra một số quan điểm nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh nhƣ sau:
Một là, nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh là cần thiết khách quan và cần đƣợc tỉnh quan tâm thƣờng xuyên, liên tục. DNLH có vai trò có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhận thức đƣợc điều này tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chủ trƣơng chính sách để phát triển nhân lực ngành du lịch nói chung và nhân lực trong các DNLH nói riêng. Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung và các DNLH tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong thời gian tới sẽ ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với doanh nghiệp nƣớc ngoài khi Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết của hội nhập kinh tế. Đòi hỏi các DNLH của Quảng Ninh cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó nâng cao năng lực của NQT là rất quan trọng. Tỉnh Quảng Ninh cần chú trọng phát triển đội ngũ doanh nhân vì lực lƣợng này sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp thông qua hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp, họ tạo ra cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh và các DNLH của tỉnh cần có những chính sách và giải pháp phát triển đội ngũ NQT có bản lĩnh kinh doanh, có trình độ hiểu biết, nhất là về kiến thức cạnh tranh kinh doanh, pháp luật chính trị, có kinh nghiệm quản lý, nắm bắt đƣợc các vấn đề về văn hóa xã hội, tạo uy tín và thƣơng hiệu cho doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Hai là, các DNLH của Quảng Ninh cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở ban ngành có liên quan, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp và ngƣời lao động trong phát triển nhân lực du lịch. Ngành du lịch có sự liên kết mật thiết với các ngành nghề khác nên nhân lực của ngành du lịch nói chung cũng nhƣ đội ngũ NQT tại DNLH Quảng Ninh nói riêng muốn nâng cao năng lực cần có sự pkết hợp đồng bộ với các ban ngành, các đối tƣợng có liên quan. Tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ phát triển DNLH, phát triển nhân lực cho DNLH, đặc biệt nâng cao năng lực NQT tại các DNLH, tổ chức đa dạng các loại hình đào tạo cho các cán bộ quản lý…, đặc biệt chú trọng đào tạo năng lực chuyên môn vững ở từng vị trí, lĩnh vực quản lý. Các DNLH cũng cần nắm bắt cơ hội, chủ động tích cực trong phát triển kinh doanh đồng thời nâng cao năng lực NQT đáp ứng nhu cầu phát triển của DN. Các DNLH cần xác định đúng nhu cầu đào tạo, căn cứ vào khả năng tài chính của DN, triển khai thực hiện các hình thức đào tạo nhằm nâng cao năng lực NQT, tạo điều kiện để NQT áp dụng những điều đã học vào công việc thực tế. DNLH cũng cần đƣa ra những chính sách, quy định vừa khuyến khích vừa thắt chặt tinh thần NQT tự giác, nhiệt tình tham gia đào tạo, thậm chí tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực bản thân. Nâng cao năng lực, phát triển nghề nghiệp của NQT rất cần thiết sự chủ động hợp
tác của NQT với DN, có nhƣ vậy công tác đào tạo mới mng lại hiệu quả cao cho DNLH.
Ba là, nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh theo hƣớng tiếp cận yêu cầu quản lý DN hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra và xu hƣớng hội nhập kinh tế thế giới đã vạch ra nhiều cơ hội cho các NQT tại các DNLH về phƣơng thức quản lý hiện đại và công nghệ tân tiến. Mô hình quản lý của các DNLH Quảng Ninh hiện nay thƣờng theo phong cách quản lý gia đình, mang tính tự phát nên các DNLH trong thời gian tới phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển doanh nghiệp theo mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại thể hiện trong cơ cấu tổ chức, phân cấp quản trị, quản lý thông tin dữ liệu và mức độ chuyên môn hóa trong phân công nhiệm vụ.
Bốn là, các giải pháp nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh cần thiết thực, dễ thực hiện và đƣợc thực hiện đồng bộ. Hiện nay, hầu hết các DNLH của Quảng Ninh đều không có bộ phận phụ trách về nâng cao năng lực NQT, chủ yếu là giám đốc, chủ DNLH kiêm nhiệm công tác này. Song trình độ của giám đốc, chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, đa phần họ không đƣợc đào tạo bài bản về công tác QTNL, nên chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp để nâng cao năng lực NQT các cấp trung và cấp cơ sở của DN, nếu có thì các giải pháp của các DNLH cũng chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Do đó, để nâng cao năng lực đội ngũ quản lý của DNLH thì giám đốc DN hay NQT cấp cao phải là ngƣời đi đầu, gƣơng mẫu trong thực hiện nâng cao năng lực bản thân. Chỉ khi NQT cấp cao có năng lực thì các hoạt động nâng cao năng lực NQT cấp dƣới mới đƣợc thực hiện dễ dàng và đồng bộ.
Năm là, nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh phải căn cứ vào thực trạng và yêu cầu phát triển trong tƣơng lai của NQT và của chính DNLH. NQT cần phải nhận thức đƣợc cần thiêt nâng cao năng lực cạnh tranh của DN đồng thời có kế hoạch bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý của mình trên cơ sở thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, tránh lãng phí thời gian, chi phí đầu tƣ vào những kiến thức, kỹ năng không cần thiết. NQT cần nhìn nhận đúng đắn điểm mạnh, yếu của bản thân và tác động của chúng đến hiệu quả kinh doanh, thành công của doanh nghiệp từ đó có định hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh hành của tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, dịch Covid – 19 kéo dài đã làm cho toàn ngành du lịch không chỉ Việt Nam mà cả thế giới bị thiệt hại nặng nề. Cho đến nay, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói riêng chƣa thể đƣa ra đƣợc các dự báo cũng nhƣ lƣờng trƣớc đƣợc điều gì sẽ xảy ra. Rất nhiều DNLH tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp không thể quay trở lại hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ trƣớc kia đƣợc nữa ngay cả khi covid kết thúc. Vấn đề đặt ra trƣớc mắt là ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành phải khắc phục đƣợc hậu quả sau dịch covid gây ra, biện pháp cần làm ngay là phải kiểm soát tốt đƣợc dịch bệnh, tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh covid cho ngƣời dân và sau khi tình hình covid ổn định, cần thực hiện các giải pháp dài hạn bao gồm:
4.3.1. Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về việc nâng cao năng lực bản thântrong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay
NQT trong các DNLH có vai trò rất quan trọng trong điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. DNLH có phát triển đƣợc hay không, thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức và ý chí của những ngƣời quản lý điều hành. Cho dù DN có cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng, nhƣng nếu nhân lực đặc biệt là năng lực của NQT trong doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp cũng không thể thành công. Nhiều NQT tại các DNLH hiện nay vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên sau khi tuyển dụng nhân sự, họ không quan tâm nhiều đến việc bố trí và sử dụng nhân lực. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp không có nhu cầu đào tạo để phát triển nguồn lực của mình, cho rằng đào tạo gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí họ cũng không quan tâm đến chế độ đãi ngộ nhân lực tốt để ngƣời lao động đặc biệt là NQT gắn bó với doanh nghiệp, khi cần họ có thể sa thải và tuyển dụng ngƣời mới.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới coi nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt rất coi trọng đội ngũ NQT. Các quốc gia coi nâng cao năng lực là hoạt động đầu tƣ chứ không phải là gánh nặng chi phí, nâng cao năng lực giúp cho NQT nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu và VHDN, có khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp hƣớng tới thành công. Hoạt động nâng cao năng lực giúp cho NQT hiểu rõ trách nhiệm của mình. Năng lực NQT đƣợc nâng cao đồng nghĩa với KT-KN-TĐ đƣợc cải thiện, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những thay đổi đáng kể.
NQT phải nhận thức đƣợc nâng cao năng lực không chỉ góp phần nâng cao chất lƣợng lao động đặc biệt là đội ngũ NQT hiện tại của DN mà còn giúp thu hút NQT giỏi
tiềm năng. Việc chú trọng phát triển NQT, tìm ra những ngƣời có nhiều tiềm năng để đào tạo, phát triển và bố trí họ vào những vị trí cao hơn sẽ là sự động viên tinh thần lớn, giúp NQT tận tâm hơn với công việc và cống hiến hết mình cho DN. Ngƣợc lại nếu không nâng cao năng lực NQT, các DNLH sẽ thƣờng xảy ra các vấn đề khủng hoảng về nhân lực khi áp lực công việc lớn, lƣợng KDL tăng nhanh, khi yêu cầu của thị trƣờng biến động. Vì vậy NQT tại các DNLH cần nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực bản thân trong doanh nghiệp mình và dành thời gian cũng nhƣ nguồn lực tƣơng xứng để đầu tƣ nâng cao năng lực bản thân.
NQT trong công tác quản lý điều hành DNLH cần đặt ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ với nhân viên, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, cũng nhƣ đối với các yếu tố biến động của môi trƣờng kinh doanh. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hƣởng bởi cơ chế quan liêu, bao cấp, NQT trong các DNLH thƣờng không ý thức đƣợc và cũng không đƣợc tạo điều kiện để phát huy tốt nhất vai trò của mình trong các mối quan hệ trên khiến cho năng suất lao động, chất lƣợng công việc, hiệu quả kinh doanh của DN thấp. Ngày nay, NQT trong các DNLH cần đƣợc tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc của mình trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Hội đồng quản trị của DN cần tạo mọi cơ hội giúp đỡ NQT phát triển năng lực cá nhân, tham gia tích cực vào các chƣơng trình thăng tiến, đề bạt. Các DNLH cần