6. Kết cấu của luận án
4.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu đề xuất với Bộ nội vụ bổ sung đủ lực lƣợng làm công tác quản lý phát triển nhân lực du lịch nói chung, nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh nói riêng; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản lý, phát triển nhân lực ngành du lịch.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với ngành du lịch của tỉnh trong việc phối hợp, hỗ trợ các DNLH về vấn đề phát triển nhân lực, nâng cao năng lực NQT.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh thành lập các trƣờng đại học đào tạo chuyên ngành du lịch - lữ hành, ngoại ngữ du lịch đạt tiêu chuẩn của khu vực và thế giới trên địa bàn của tỉnh. Đồng thời, có chính sách thu hút các cơ sở đào tạo có uy tín của nƣớc ngoài hợp tác đầu tƣ, hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo của các tỉnh Quảng Ninh. Tạo cơ chế khuyến khích việc liên kết giữa cơ sở đào tạo về du lịch với các DNLH để nâng cao chất lƣợng đào tạo góp phần nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh quan tâm bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ việc đầu tƣ trang thiết bị, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực NQT tại các DNLH
của tỉnh, cử cán bộ quản lí các DNLH đi đào tạo tại một số quốc gia phát triển về du lịch để học tập kinh nghiệm và cách thức làm du lịch của các nƣớc.
4.4.3. Kiến nghị với Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ninh
- Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cần đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch nói chung và lữ hành nói riêng để tạo nguồn nhân lực có trí tuệ, có năng lực phẩm chất, có kế hoạch mở rộng huấn luyện nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý nhằm đáp ứng kịp thời điều kiện hội nhập, khuyến khích và thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực NQT tại các DNLH, tạo điều kiện cho các DNLH có môi trƣờng làm việc tốt nhất.
- Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh nên có sự phối hợp sát sao hơn nữa với các trƣờng, các DNLH tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quản trị KDLH. Đồng thời tiến hành tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học nhằm đƣa ra các ý kiến thống nhất phát huy đƣợc vai trò chỉ đạo của mình trong hoạt động du lịch và lữ hành.
- Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ninh cần phát huy hơn nữa vai trò trong việc tham gia hoạch định chính sách phát triển du lịch và quản lý phát triển nhân lực ngành du lịch trong tỉnh; thành lập chi hội DNLH để thƣờng xuyên có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tham gia kết nối, liên kết với Hiệp hội du lịch Việt Nam nhằm tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, đào tạo trong phát triển và nâng cao năng lực nhân lực du lịch nói chung và NQT tại DNLH nói riêng.
4.4.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch
- Các cơ sở đào tạo du lịch nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, tạo cơ hội cho họ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài, tham gia các khóa đào tạo trong nƣớc, mở các lớp bồi dƣỡng ngoại ngữ, tin học.
- Các cơ sở đào tạo du lịch cần đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo theo hƣớng chuẩn hóa hiện đại hóa, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong đào tạo, ƣu tiên thời lƣợng đào tạo ngoại ngữ, tăng cƣờng giờ thực hành, các hoạt động thực tế, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, phƣơng tiện hiện đại trong giảng dạy; gắn liền quy mô và chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng đào tạo là mối quan tâm hàng đầu.
- Các cơ sở đào tạo du lịch mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đào tạo, quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, trao đổi chuyên gia, giáo viên, học viên nhằm tạo ra sự hội nhập trong đào tạo du lịch; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất đạt chuẩn để phục vụ cho công tác giảng dạy thực hành, ngƣời học đƣợc tiếp cận thực tế.
- Các cơ sở đào tạo du lịch cần coi trọng công tác đánh giá kết quả đào tạo, thƣờng xuyên phối kết hợp với DNLH để nắm đƣợc nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, làm cơ sở điều chỉnh nội dung chƣơng trình, chính sách đào tạo.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 của luận án đã đƣợc triển khai và đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất, để các giải pháp nâng cao năng lực NQT tại các DNLH có cơ sở, luận án đã nghiên cứu bối cảnh phát triển du lịch Quảng Ninh và DNLH của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, phƣơng hƣớng và quan điểm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh.
Thứ hai, NCS đã đƣa ra 5 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH Quảng Ninh bao gồmcác giải pháp: Nâng cao nhận thức của NQT về việc nâng cao năng lực bản thân trong bối cảnh hiện nay; Nâng cao một số kiến thức còn hạn chế của NQT; Hoàn thiện các hoạt động nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh; Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho NQT; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp”khuyến khích học tập nâng cao trình độ nhân lực.
Thứ ba, nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh, luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của Quảng Ninh bao gồm: Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch; Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Kiến nghị với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh; Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch.
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực NQT luôn là mục tiêu hƣớng đến thành công và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch của tất cả các DNLH. Theo đó, nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh là một trong những định hƣớng phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh” thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh lâu dài và hiệu quả, đồng thời góp phần khẳng định năng lực trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh không chỉ trong nƣớc mà còn trên thế giới.
Bằng việc kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện và trả lời đƣợc các vấn đề đặt ra nhƣ sau:
Một là, tổng hợp 3 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực NQT tại DNLH bao gồm kiến thức, kỹ năng và phẩm chất/ thái độ cùng các phƣơng pháp đánh giá năng lực NQT tại DNLH.
Hai là, nhận diện 6 yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH bao gồm giáo dục, đào tạo, đặc điểm cá nhân NQT, môi trƣờng doanh nghiệp, các hoạt động nâng cao năng lực NQT, môi trƣờng ngành du lịch và năng lực NQT tác động đến hiệu quả hoạt động của DNLH.
Ba là, xác lập đƣợc khung nghiên cứu lý thuyết với 7 yếu tố và 28 chỉ số trong mô hình đánh giá năng lực NQT tại DNLH.
Bốn là, phân tích thống kê mô tả, giá trị trung bình các thang đo, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, xác định mô hình hồi qui đa biến đánh giá sự tác động của các yếu tố trong khung nghiên cứu năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh.
Năm là, đánh giá thực trạng năng lực NQT tại DNLH dựa trên hệ thống dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát các NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh và dữ liệu thứ cấp thông qua phỏng vấn, nghiên cứu tình huống tại một số DNLH của tỉnh Quảng Ninh.
Sáu là, trên cơ sở các kết quả phân tích định tính và định lƣợng, tác giả luận án đề xuất 5 giải pháp và 4 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh.
Trong phạm vi nghiên cứu, do năng lực nghiên cứu còn hạn chế cũng nhƣ còn bị giới hạn về thời gian và dung lƣợng của luận án nên luận án của NCS vẫn chƣa tách rõ NQT các cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở trong nghiên cứu; đồng thời
NCS cũng đã cố gắng thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu về ảnh hƣởng của năng lực NQT đến hiệu quả hoạt động của các DNLH hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên do các yếu tố khách quan, dịch bệnh covid gây ra nhiều biến động đối với các DNLH nên NCS không thể đồng bộ đƣợc bộ dữ liệu thống nhất từ đầu đến thời điểm hiện tại. Điều này mở ra hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho NCS sau khi hoàn thành luận án sẽ tiếp tục tiến hành các nghiên cứu tiếp theo của mình về năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh theo các đối tƣợng NQT các cấp và ảnh hƣởng của năng lực NQT đến hiệu quả hoạt động của các DNLH hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh để có đƣợc kết quả đánh giá cũng nhƣ mức độ tác động của các thang đo đến năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh một cách rõ ràng hơn; từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cụ thể hơn nữa theo từng đối tƣợng NQT các cấp và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNLH tỉnh Quảng Ninh.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù đã cố gắng, song do trình độ và khả năng còn hạn chế nên luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn, tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1, Đỗ Thị Thu Huyền (2018), Phát triển nhân lực du lịch Lào Cai, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 11/2018.
2, Đỗ Thị Thu Huyền (2019), Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại việt nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “Quản trị nhân lực doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0”, Đại học Thƣơng mại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3, Đỗ Thị Thu Huyền (2020), Phát triển nhân lực ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Đại học Thƣơng mại, NXB Thống kê.
4, Đỗ Thị Thu Huyền (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Công thƣơng, Số 1 – Tháng 01/2021.
5, Đỗ Thị Thu Huyền (2021), Nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 5 – Tháng 02/2021.
6, Đỗ Thị Thu Huyền (2021), Tăng cường năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 03/2021.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Vũ Phƣơng Anh (2017), Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2018), Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Nghị quyết 11- NQ/TU ngày 09/03/2018.
3. Bộ Chính trị (2017), Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017.
4. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2019), Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Bộ tiêu chuẩn VTOS - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quản trị lữ hành.
6. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Phan Thị Minh Châu (2006), Quản trị học, NXB. Phƣơng Đông. 8. Nguyễn Thị Liên Diệp (2015), Quản trị học, NXB. Lao động xã hội.
9. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2020), Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 ngày 25-27/9/2020.
10. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2008), Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB. Thống kê.
11. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Quản trị nhân lực, NXB. Lao động – xã hội.
12. Phạm Công Đoàn (2009), Nâng cao năng lực đội ngũ giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay, Đề tài NCKH cấp Bộ (Bộ Công thƣơng).
13.Trần Sơn Hải (2011), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên – Luận án tiến sĩ, bảo vệ tại Học viện Hành chính, Hà Nội.
14. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2020), Một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020 và sửa đổi bổ sung một số nội dung, Nghị quyết số 256, 266, 286, 316/2020/NQ-HĐND.
15. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB. Thống kê.
16. Nguyễn Mạnh Hùng (2019), Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ của Trƣờng Đại học Thƣơng mại.
17. Nguyễn Quốc Khánh (2020), Nhân lực các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ của Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Mai Thanh Lan, Phan Chí Anh (2015), Xây dựng khung năng lực quản lý hành chính công cho cán bộ quản lý cấp trung khu vực Tây Bắc, Tạp chí Kinh tế và quản lý số 88, tr.3-14.
19. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB. Thống kê.
20. Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, NXB. Thống kê.
21. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Lê Quân (2003), Phẩm chất doanh nhân trẻ Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thƣơng mại số 13.
23. Lê Quân (2015), Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch.
25. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, NXB Thống kê.
26. Sở Du lịch Quảng Ninh (2019), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
27. Sở Du lịch Quảng Ninh (2015 - 2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm.
28. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2622/QĐ- TTg ngày 31/12/2013.
29. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Đại học Thƣơng mại.
30. Vũ Văn Viện (2017), Phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng